Sau thất bại tại Stalingrad, Bộ chỉ huy tối cao của quân đội Đức quốc xã quyết định mùa hè năm 1943 sẽ tổ chức trận đánh tiêu diệt khối chủ lực lớn của Hồng quân để xoay chuyển tình thế giành lại thế chủ động tấn công chiến lược từ tay quân đội Xô Viết, chiến dịch mang mật danh “Citadel”.Điểm quyết chiến là khu vực trung tâm mặt trận tại vòng cung Kursk vì ở đây hình dạng chiến tuyến mặt trận rất thuận lợi cho một chiến dịch tấn công bao vây.Trên cơ sở các báo cáo của tình báo quân sự, 2h15 ngày 2/7/1943, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin ra lệnh cho Hồng quân Liên Xô sẵn sàng chiến đấu, bẻ gãy cuộc tấn công quy mô lớn của quân xâm lược “có thể được bắt đầu từ ngày 3 - 6/7/1943”. Các nguyên soái Zhukov và Vasilyevsky trực tiếp chỉ đạo tác chiến.Mờ sáng 5/7/1943, quân Đức triển khai tiến công trên toàn mặt trận. Hồng quân chủ trương trước hết phòng thủ chặt chẽ để tiêu hao sinh lực địch, rồi sau chớp thời cơ phản kích và tiến công.Đỉnh điểm của trận vòng cung Kursk chính là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh với sự tham chiến của hơn 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Trận vòng cung Kursk được bắt đầu vào ngày 5/7/1943 và kết thúc vào ngày 23/8/1943.Cách thành phố Kursk khoảng 100 km về phía Nam, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) chiếm đóng Kharkov - Belgorod và cũng tạo nên một vùng lõm thứ hai. Giữa hai vùng lõm này là Kursk, một trận tuyến hình cánh cung nhô về phía quân Đức có tổng chiều dài trên 500 km.Nhằm nhanh chóng lập lại thế trận trên chiến trường, sau một thời gian tích cực chuẩn bị, quân đội Đức quyết định tập trung tối đa lực lượng xe tăng, xe thiết giáp để chuẩn bị tấn công quân đội Liên Xô trên tuyến phòng ngự vòng cung Kursk.Tổng số binh lực mà quân đội Đức huy động lớn chưa từng có với khoảng 950.000 quân, 2.928 xe tăng, 9.467 pháo (không kể pháo dưới 45 mm) và hơn 2.200 máy bay, chiếm 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía Đông.Sau khi đánh giá về khả năng tấn công của quân Đức quốc xã vào tuyến phòng thủ Kursk, quân đội Liên Xô đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Khoảng 1,3 triệu quân được huy động, 3.600 xe tăng, 20.000 pháo cối, 2.792 máy bay được tăng cường, chiếm 26% quân số và số lượng pháo cối, 35% số máy bay và 46% số xe tăng thiết giáp của Hồng quân Xô Viết.Sự tăng cường này đã biến vòng cung Kursk trở thành một trong những nơi được bố phòng dày đặc nhất trong lịch sử chiến tranh. Sau một thời gian tham chiến trên chiến trường Xô - Đức, mặc dù phải chịu những thất bại hết sức nặng nề nhưng đến mùa hè năm 1943, quân Đức đã tạo được một vùng lõm ăn sâu vào tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô ở phía Bắc Kursk 70km.Tính toán chiến thuật của Đức hoàn toàn đơn giản: Từ hai mặt đối diện của chỗ lồi vòng cung, chúng đột phá cùng lúc vào khu vực phòng ngự của Hồng quân, đồng thời từ 2 phía bắc và nam mở những mũi đột kích mà điểm giao nhau là Kursk, để chia cắt và tiêu diệt các đơn vị Xô Viết ở đây.Mặt trận phòng thủ của Hồng quân chia làm 2 tuyến gồm 5 - 6 dải phòng ngự sâu 250 - 300km. Trước lúc địch tấn công, pháo binh Liên Xô đã tổ chức bắn dọn đường, gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị xung kích Đức làm chúng phải lùi thời điểm bắt đầu tấn công mất 2,5 - 3 giờ.Sau 7 ngày tiến công, quân Đức chỉ tiến sâu nhất được 35km ở mạn Belgorod. Trên hướng này, ở khu vực Prokhorovka, ngày 12/7/1943 đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh với sự tham chiến của 1.500 xe tăng và 1.000 máy bay của cả hai bên, trong đó quân phát xít mất 400 xe tăng và hơn 10.000 binh sĩ.Sau trận đấu tăng đó, không mở được đột phá chiến dịch, lại bị tổn thất nặng nề, đại bộ phận các đơn vị của Đức phải chuyển sang phòng ngự và ngày 16/7 bắt đầu phải lùi về vị trí xuất phát.Ngày 12/7, sau khi khôi phục được các dải phòng ngự và hất quân Đức về tuyến xuất phát tiến công, trong khi vẫn diễn ra những trận đánh của giai đoạn phòng ngự, Hồng quân bắt đầu giai đoạn 2 – giai đoạn tiến công của trận Kursk.Với mục tiêu đập tan cánh quân Oryol của cụm Tập đoàn quân Trung tâm và xoá bỏ góc lồi mạn Oryol của vòng cung, các đơn vị Liên Xô nhằm hướng Oryol tiến quân và ngày 5/8/1943 giải phóng thành phố này. Tiếp tục truy kích, ngày 17 - 18/8, Hồng quân tiến đến sát tuyến phòng thủ của địch ở ngoại vi Bryansk, tiêu diệt 15 sư đoàn địch và tiến sâu 150km về phía tây.Từ ngày 3 - 23/8/1943 diễn ra chiến dịch Belgorod – Kharkov, chiến dịch cuối cùng của giai đoạn 2 và của cả trận Kursk. Quân Đức dựa vào tuyến phòng thủ xây dựng sẵn, sâu đến 90km, chống trả quyết liệt. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên, dải phòng ngự chiến thuật của chúng đã bị xuyên thủng.Ngày 5/8/1943, Belgorod được giải phóng. Ngày 23/8, Hồng quân tiến vào Kharkov, 15 sư đoàn phát xít bị tiêu diệt. Hồng quân đẩy lùi quân phát xít sâu 140km và mở rộng dải tiến công đến 300km, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng mạn bờ trái sông Dnieper của Ukraine. Nguồn ảnh: History. Những khoảnh khắc tử chiến của lính Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheArchive.
Sau thất bại tại Stalingrad, Bộ chỉ huy tối cao của quân đội Đức quốc xã quyết định mùa hè năm 1943 sẽ tổ chức trận đánh tiêu diệt khối chủ lực lớn của Hồng quân để xoay chuyển tình thế giành lại thế chủ động tấn công chiến lược từ tay quân đội Xô Viết, chiến dịch mang mật danh “Citadel”.
Điểm quyết chiến là khu vực trung tâm mặt trận tại vòng cung Kursk vì ở đây hình dạng chiến tuyến mặt trận rất thuận lợi cho một chiến dịch tấn công bao vây.
Trên cơ sở các báo cáo của tình báo quân sự, 2h15 ngày 2/7/1943, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin ra lệnh cho Hồng quân Liên Xô sẵn sàng chiến đấu, bẻ gãy cuộc tấn công quy mô lớn của quân xâm lược “có thể được bắt đầu từ ngày 3 - 6/7/1943”. Các nguyên soái Zhukov và Vasilyevsky trực tiếp chỉ đạo tác chiến.
Mờ sáng 5/7/1943, quân Đức triển khai tiến công trên toàn mặt trận. Hồng quân chủ trương trước hết phòng thủ chặt chẽ để tiêu hao sinh lực địch, rồi sau chớp thời cơ phản kích và tiến công.
Đỉnh điểm của trận vòng cung Kursk chính là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh với sự tham chiến của hơn 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Trận vòng cung Kursk được bắt đầu vào ngày 5/7/1943 và kết thúc vào ngày 23/8/1943.
Cách thành phố Kursk khoảng 100 km về phía Nam, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) chiếm đóng Kharkov - Belgorod và cũng tạo nên một vùng lõm thứ hai. Giữa hai vùng lõm này là Kursk, một trận tuyến hình cánh cung nhô về phía quân Đức có tổng chiều dài trên 500 km.
Nhằm nhanh chóng lập lại thế trận trên chiến trường, sau một thời gian tích cực chuẩn bị, quân đội Đức quyết định tập trung tối đa lực lượng xe tăng, xe thiết giáp để chuẩn bị tấn công quân đội Liên Xô trên tuyến phòng ngự vòng cung Kursk.
Tổng số binh lực mà quân đội Đức huy động lớn chưa từng có với khoảng 950.000 quân, 2.928 xe tăng, 9.467 pháo (không kể pháo dưới 45 mm) và hơn 2.200 máy bay, chiếm 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía Đông.
Sau khi đánh giá về khả năng tấn công của quân Đức quốc xã vào tuyến phòng thủ Kursk, quân đội Liên Xô đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Khoảng 1,3 triệu quân được huy động, 3.600 xe tăng, 20.000 pháo cối, 2.792 máy bay được tăng cường, chiếm 26% quân số và số lượng pháo cối, 35% số máy bay và 46% số xe tăng thiết giáp của Hồng quân Xô Viết.
Sự tăng cường này đã biến vòng cung Kursk trở thành một trong những nơi được bố phòng dày đặc nhất trong lịch sử chiến tranh. Sau một thời gian tham chiến trên chiến trường Xô - Đức, mặc dù phải chịu những thất bại hết sức nặng nề nhưng đến mùa hè năm 1943, quân Đức đã tạo được một vùng lõm ăn sâu vào tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô ở phía Bắc Kursk 70km.
Tính toán chiến thuật của Đức hoàn toàn đơn giản: Từ hai mặt đối diện của chỗ lồi vòng cung, chúng đột phá cùng lúc vào khu vực phòng ngự của Hồng quân, đồng thời từ 2 phía bắc và nam mở những mũi đột kích mà điểm giao nhau là Kursk, để chia cắt và tiêu diệt các đơn vị Xô Viết ở đây.
Mặt trận phòng thủ của Hồng quân chia làm 2 tuyến gồm 5 - 6 dải phòng ngự sâu 250 - 300km. Trước lúc địch tấn công, pháo binh Liên Xô đã tổ chức bắn dọn đường, gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị xung kích Đức làm chúng phải lùi thời điểm bắt đầu tấn công mất 2,5 - 3 giờ.
Sau 7 ngày tiến công, quân Đức chỉ tiến sâu nhất được 35km ở mạn Belgorod. Trên hướng này, ở khu vực Prokhorovka, ngày 12/7/1943 đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh với sự tham chiến của 1.500 xe tăng và 1.000 máy bay của cả hai bên, trong đó quân phát xít mất 400 xe tăng và hơn 10.000 binh sĩ.
Sau trận đấu tăng đó, không mở được đột phá chiến dịch, lại bị tổn thất nặng nề, đại bộ phận các đơn vị của Đức phải chuyển sang phòng ngự và ngày 16/7 bắt đầu phải lùi về vị trí xuất phát.
Ngày 12/7, sau khi khôi phục được các dải phòng ngự và hất quân Đức về tuyến xuất phát tiến công, trong khi vẫn diễn ra những trận đánh của giai đoạn phòng ngự, Hồng quân bắt đầu giai đoạn 2 – giai đoạn tiến công của trận Kursk.
Với mục tiêu đập tan cánh quân Oryol của cụm Tập đoàn quân Trung tâm và xoá bỏ góc lồi mạn Oryol của vòng cung, các đơn vị Liên Xô nhằm hướng Oryol tiến quân và ngày 5/8/1943 giải phóng thành phố này. Tiếp tục truy kích, ngày 17 - 18/8, Hồng quân tiến đến sát tuyến phòng thủ của địch ở ngoại vi Bryansk, tiêu diệt 15 sư đoàn địch và tiến sâu 150km về phía tây.
Từ ngày 3 - 23/8/1943 diễn ra chiến dịch Belgorod – Kharkov, chiến dịch cuối cùng của giai đoạn 2 và của cả trận Kursk. Quân Đức dựa vào tuyến phòng thủ xây dựng sẵn, sâu đến 90km, chống trả quyết liệt. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên, dải phòng ngự chiến thuật của chúng đã bị xuyên thủng.
Ngày 5/8/1943, Belgorod được giải phóng. Ngày 23/8, Hồng quân tiến vào Kharkov, 15 sư đoàn phát xít bị tiêu diệt. Hồng quân đẩy lùi quân phát xít sâu 140km và mở rộng dải tiến công đến 300km, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng mạn bờ trái sông Dnieper của Ukraine. Nguồn ảnh: History.
Những khoảnh khắc tử chiến của lính Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheArchive.