Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và nhà sản xuất Nga đã đồng ý ký thỏa thuận về hợp đồng cung cấp 32 chiếc tiêm kích thế hệ 4++ Su-35. Việc ký kết sẽ chính thức được thực hiện ngay trong tháng 1/2020.Trước khi ký kết, một phái đoàn Nga sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ làm việc nhằm hoàn thành nốt những điều khoản cần thiết sẽ có trong hợp đồng.Dù không tiết lộ thêm thông tin về số tiền cũng như thời gian dự kiến hoàn thành hợp đồng nhưng chỉ chừng ấy thông tin cũng đủ khiến giới quân sự bất ngờ bởi trước đó, Thổ từng nhiều lần tuyên bố chỉ coi việc mua Su-35 là giải pháp tình thế.Hồi đầu tháng 12/2019, người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir đã "dội gáo nước lạnh" vào nỗ lực bán Su-35 cho Thổ của Nga bằng nhận xét không mấy tốt đẹp về dòng chiến đấu cơ thế hệ 4++ này."Không thể phủ nhận Su-35 là dòng tiêm kích rất mạnh về không chiến và tấn công mặt đất bởi khả năng cơ động rất tốt của nó. Nhưng theo những thông tin chúng tôi có được, tiêm kích Su-35 không mạnh như tuyên bố và không thể cạnh tranh với F-35 của Mỹ", vị lãnh đạo này nhận xét.Giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, hiện nay Mỹ chỉ tạm thời đóng băng việc chuyển giao F-35 do nước này thực hiện thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 với Nga. Đây chính là nguyên nhân khiến nỗ lực chào mời Thổ mua Su-35 của Nga gặp khó.Để tăng độ hấp dẫn với lời mời của mình, phía Nga khẳng định sẽ cùng Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chung tiêm kích Su-35 tại Ankara. Thiện chí của phía Nga đưa ra đã khá rõ ràng và lời mời này đã phát huy hiệu quả khi thương vụ Su-35 đã được 2 bên sẵn sàng ký kết.Tiêm kích Su-35 có thiết bị tìm kiếm và theo dõi mạnh là trở ngại khó vượt qua đối với các máy bay chiến đấu phương Tây. Các trang bị tổ hợp trinh sát quang-hồng ngoại hữu ích cho việc trinh sát, khiến chiếc tiêm kích Nga có thể phát hiện máy bay khác từ xa.Hệ thống "mắt thần" của Su-35 phát hiện mục tiêu không thân thiện trên bầu trời trong khoảng cách xa đến 400 km. Trong khi đó, F/A-18 của Mỹ chỉ nhìn thấy trong cự ly 200 km, còn và Rafale của Pháp kém hơn, chỉ có khả năng phát hiện đối thủ trong tầm 150 km.Đây chính là lý do khiến giới quân sự Nga tin rằng Su-35 đủ khả năng để thay thế vị trí của F-35 trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và những lời chê bai với dòng chiến đấu cơ này trước đây thực chất chỉ là cách mặc cả với nhà sản xuất Nga của Ankara.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và nhà sản xuất Nga đã đồng ý ký thỏa thuận về hợp đồng cung cấp 32 chiếc tiêm kích thế hệ 4++ Su-35. Việc ký kết sẽ chính thức được thực hiện ngay trong tháng 1/2020.
Trước khi ký kết, một phái đoàn Nga sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ làm việc nhằm hoàn thành nốt những điều khoản cần thiết sẽ có trong hợp đồng.
Dù không tiết lộ thêm thông tin về số tiền cũng như thời gian dự kiến hoàn thành hợp đồng nhưng chỉ chừng ấy thông tin cũng đủ khiến giới quân sự bất ngờ bởi trước đó, Thổ từng nhiều lần tuyên bố chỉ coi việc mua Su-35 là giải pháp tình thế.
Hồi đầu tháng 12/2019, người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir đã "dội gáo nước lạnh" vào nỗ lực bán Su-35 cho Thổ của Nga bằng nhận xét không mấy tốt đẹp về dòng chiến đấu cơ thế hệ 4++ này.
"Không thể phủ nhận Su-35 là dòng tiêm kích rất mạnh về không chiến và tấn công mặt đất bởi khả năng cơ động rất tốt của nó. Nhưng theo những thông tin chúng tôi có được, tiêm kích Su-35 không mạnh như tuyên bố và không thể cạnh tranh với F-35 của Mỹ", vị lãnh đạo này nhận xét.
Giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, hiện nay Mỹ chỉ tạm thời đóng băng việc chuyển giao F-35 do nước này thực hiện thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 với Nga. Đây chính là nguyên nhân khiến nỗ lực chào mời Thổ mua Su-35 của Nga gặp khó.
Để tăng độ hấp dẫn với lời mời của mình, phía Nga khẳng định sẽ cùng Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chung tiêm kích Su-35 tại Ankara. Thiện chí của phía Nga đưa ra đã khá rõ ràng và lời mời này đã phát huy hiệu quả khi thương vụ Su-35 đã được 2 bên sẵn sàng ký kết.
Tiêm kích Su-35 có thiết bị tìm kiếm và theo dõi mạnh là trở ngại khó vượt qua đối với các máy bay chiến đấu phương Tây. Các trang bị tổ hợp trinh sát quang-hồng ngoại hữu ích cho việc trinh sát, khiến chiếc tiêm kích Nga có thể phát hiện máy bay khác từ xa.
Hệ thống "mắt thần" của Su-35 phát hiện mục tiêu không thân thiện trên bầu trời trong khoảng cách xa đến 400 km. Trong khi đó, F/A-18 của Mỹ chỉ nhìn thấy trong cự ly 200 km, còn và Rafale của Pháp kém hơn, chỉ có khả năng phát hiện đối thủ trong tầm 150 km.
Đây chính là lý do khiến giới quân sự Nga tin rằng Su-35 đủ khả năng để thay thế vị trí của F-35 trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và những lời chê bai với dòng chiến đấu cơ này trước đây thực chất chỉ là cách mặc cả với nhà sản xuất Nga của Ankara.