Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 7/5/1955. Tuy nhiên, ngay từ sau Cách mạng tháng Tám, Bộ tổng tư lệnh đã ký quyết định thành lập Ban Nghiên cứu thủy quân nhằm chuẩn bị cho việc thành lập hải quân về sau. Những năm đầu sau khi thành lập, trang bị khí tài của HQVN khá lạc hậu, chủ yếu là các tàu chiến cỡ nhỏ do Liên Xô viện trợ. Nguồn ảnh: VnmilitaryhistoryNhững năm 1960, Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho Hải quân Việt Nam một số tàu phóng lôi cỡ nhỏ. Các tàu này tuy có trang bị hỏa lực yếu nhưng đã quyết tâm ngăn chặn tàu khu trục Mỹ xâm phạm lãnh hải Việt Nam trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Nguồn ảnh: VnmilitaryhistoryPhải tới giai đoạn 1971-1972, Hải quân Việt Nam mới được cung cấp những tàu chiến mạnh thực sự. Đó là loạt tàu tên lửa tấn công nhanh Komar 183P do Liên Xô sản xuất, trang bị 2 tên lửa hành trình P-15 có tầm phóng 40km.Giai đoạn cuối 1979 - đầu những năm 1980, Hải quân Việt Nam bắt đầu được nâng cấp mạnh mẽ khi Liên Xô lần lược chuyển giao các tàu phóng lôi Turya, Shershen, đặc biệt là tàu săn ngầm Petya và tàu tên lửa tấn công nhanh OSA II. Nguồn ảnh: WikipediaNgày nay, tàu tên lửa Osa II vẫn còn được sử dụng trong biên chế HQVN. Các tàu này đã được nâng cấp với đạn tên lửa P-15M tầm bắn 80 km. Đạn P-15M mang đầu đạn trọng lượng lớn với sức công phá ghê gớm. Nguồn ảnh: WikipediaThập niên 70-80, Hải quân Việt Nam cũng tiếp nhận tàu hộ vệ chống ngầm lớp Petya do Liên Xô chế tạo. Lớp tàu này được vũ trang khá mạnh với 2 pháo hạm nòng kép 76, 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm 533 mm.Petya từng là tàu chiến lớn nhất Việt Nam giai đoạn này. Nguồn ảnh: Wikipedia Đến những năm 1990, trước yêu cầu hiện đại hóa lực lượng, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga 4 tàu tên lửa tốc độ cao Project 1241RE. Mỗi tàu được trang bị 4 đạn tên lửa P-15M, pháo hạm 76 mm, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630. Đây là những tàu chiến có nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của nước ta giai đoạn này. Nguồn ảnh: Wikipedia Từ cuối những năm 1990, Việt Nam còn mua từ Nga tổng cộng 6 tàu tuần tra lớp Svetlyak. Tàu được trang bị pháo hạm 76 mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630 và một số vũ khí khác. Tàu có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải, hoặc phối hợp tác chiến biên đội. Ảnh: QĐNDNhững năm 2000, Việt Nam mua giấy phép đóng tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya. Mỗi tàu được trang bị tới 16 đạn tên lửa chống hạm Kh-35Uran-E tầm bắn 130 km, pháo hạm 76 mm, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630M. Nguồn ảnh: Wikipedia Việc mua giấy phép đóng tàu tên lửa Molniya góp phần xây dựng nền công nghiệp đóng tàu quân sự trong nước, từng bước làm chủ công nghệ để đóng mới những chiến hạm lớn hơn về sau. Ảnh các chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên Nga và Việt Nam đang nghiệm thu tàu tên lửa Molniya trong mới trong nước. Ảnh: QPVNNgoài ra, chúng ta còn mua giấy phép đóng tàu tên lửa tốc độ cao BPS-500. Mỗi tàu lắp 8 đạn tên lửa Kh-35Uran-E, pháo hạm 76 mm, pháo bắn nhanh AK-630. Tuy nhiên, dự án này đã sớm dừng lại sau khi hoàn thành một chiếc. Ảnh: Hà Trang Tàu pháo TT-400TP là một sản phẩm đáng tự hào của công nghiệp đóng tàu quân sự trong nước. Tàu được hoàn thành dựa trên bản vẽ sơ bộ mua từ nước ngoài. Sự thành công của tàu pháo TT-400TP đã chứng minh năng lực công nghiệp đóng tàu trong nước. Ảnh: QĐND Năm 2006, Việt Nam đặt mua 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, một phần trong kế hoạch đưa bộ đội hải quân tiến thẳng lên hiện đại hóa nhằm đảm bảo an ninh biển đảo trong tình hình mới. 2 tàu đã được chuyển giao và đang đóng mới thêm 2 tàu khác. Gepard 3.9 là tàu chiến hiện đại nhất của HQVN cũng như khu vực ĐNA. Nguồn ảnh: WikipediaĐặc biệt, Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo, một trong những tàu ngầm điện-diesel hàng đầu thế giới. Việc mua sắm tàu ngầm giúp HQVN xây dựng lực lượng tác chiến dưới mặt nước mà nhiều thập kỷ qua gần như bỏ trống. Ảnh: VOVBên cạnh lực lượng tàu chiến mặt nước, HQVN còn sở hữu một số tàu đổ bộ xe tăng. Loại tàu này do Mỹ chế tạo được trưng dụng lại từ biên chế hải quân VNCH. Trong ảnh xe tăng lội nước PT-76 của hải quân đánh bộ đang tiến vào bờ từ tàu đổ bộ 501. Ảnh: Truyền hình Hải quânQuân chủng Hải quân Việt Nam cũng tổ chức lực lượng lính thủy đánh bộ, cách gọi của Việt Nam là Hải quân đánh bộ (theo cách gọi của Liên Xô, Nga). Ảnh xe tăng lội nước PT-76 của Hải quân đánh bộ Việt Nam trong diễn tập bơi. Ảnh: QPVNLực lượng hải quân đánh bộ được ưu tiên trang bị khí tài hiện đại, vì đây là lực lượng tiên phong trong các chiến dịch ngăn chặn và tái chiến đảo. Ảnh hải quân đánh bộ tập trận chiếm đảo. Ảnh: QPVN Đặc biệt, hải quân đánh bộ được ưu tiên trang bị súng trường tiến công TAR-21, một trong những súng trường hiện đại nhất thế giới do Israel chế tạo. Ảnh: QPVNViệt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, việc xây dựng lực lượng phòng thủ biển đảo là rất quan trọng. Ý thức được điều đó, bộ đội hải quâ đã được đầu tư trang bị tên lửa bờ biển 4K44 Redut. Hệ thống này sử dụng đạn tên lửa chống hạm P-35B tầm bắn 550 km. Tên lửa này được mệnh danh "sát thủ diệt tàu sân bay" với đầu đạn nặng tới 1 tấn.Ngoài ra, Việt Nam còn mua hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion, hệ thống tên lửa bờ nguy hiểm nhất thế giới. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa P-800 Yakhont tầm bắn 300 km. HQVN là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống này.Bên cạnh mua sắm tàu chiến mặt nước, tên lửa bờ biển, Hải quân Việt Nam trong vài năm gần đây còn xây dựng lực lượng không quân nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến. Không quân của hải quân sở hữu một số trực thăng trinh sát chống ngầm Ka-28. Các trực thăng này được triển khai cùng tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9. Ảnh: QPVNHải quân Việt Nam đã mua một số thủy phi cơ DHC-6 làm nhiệm vụ tuần tra, giám sát hàng hải, tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: QPVNTàu buồm Lê Quý Đôn hiện đại nhất Việt Nam dùng cho nhiệm vụ huấn luyện đường dài. Con tàu đã chứng minh sức mạnh bằng cách vượt qua chặng đường dài hơn 20.000 hải lý từ Ba Lan về Việt Nam.Ngoài mua sắm khí tài từ nước ngoài. Hải quân Việt Nam bước đầu đã chế tạo được một số vũ khí trong nước, trong đó có thủy lôi KMP. Thủy lôi là vũ khí chi phí thấp nhưng hiệu quả rất cao. Ảnh: QĐND Thủy lôi UĐM do nhà máy X28, Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân sản xuất. Ảnh: QĐND
Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 7/5/1955. Tuy nhiên, ngay từ sau Cách mạng tháng Tám, Bộ tổng tư lệnh đã ký quyết định thành lập Ban Nghiên cứu thủy quân nhằm chuẩn bị cho việc thành lập hải quân về sau. Những năm đầu sau khi thành lập, trang bị khí tài của HQVN khá lạc hậu, chủ yếu là các tàu chiến cỡ nhỏ do Liên Xô viện trợ. Nguồn ảnh: Vnmilitaryhistory
Những năm 1960, Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho Hải quân Việt Nam một số tàu phóng lôi cỡ nhỏ. Các tàu này tuy có trang bị hỏa lực yếu nhưng đã quyết tâm ngăn chặn tàu khu trục Mỹ xâm phạm lãnh hải Việt Nam trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Nguồn ảnh: Vnmilitaryhistory
Phải tới giai đoạn 1971-1972, Hải quân Việt Nam mới được cung cấp những tàu chiến mạnh thực sự. Đó là loạt tàu tên lửa tấn công nhanh Komar 183P do Liên Xô sản xuất, trang bị 2 tên lửa hành trình P-15 có tầm phóng 40km.
Giai đoạn cuối 1979 - đầu những năm 1980, Hải quân Việt Nam bắt đầu được nâng cấp mạnh mẽ khi Liên Xô lần lược chuyển giao các tàu phóng lôi Turya, Shershen, đặc biệt là tàu săn ngầm Petya và tàu tên lửa tấn công nhanh OSA II. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngày nay, tàu tên lửa Osa II vẫn còn được sử dụng trong biên chế HQVN. Các tàu này đã được nâng cấp với đạn tên lửa P-15M tầm bắn 80 km. Đạn P-15M mang đầu đạn trọng lượng lớn với sức công phá ghê gớm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thập niên 70-80, Hải quân Việt Nam cũng tiếp nhận tàu hộ vệ chống ngầm lớp Petya do Liên Xô chế tạo. Lớp tàu này được vũ trang khá mạnh với 2 pháo hạm nòng kép 76, 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm 533 mm.Petya từng là tàu chiến lớn nhất Việt Nam giai đoạn này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đến những năm 1990, trước yêu cầu hiện đại hóa lực lượng, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga 4 tàu tên lửa tốc độ cao Project 1241RE. Mỗi tàu được trang bị 4 đạn tên lửa P-15M, pháo hạm 76 mm, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630. Đây là những tàu chiến có nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của nước ta giai đoạn này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Từ cuối những năm 1990, Việt Nam còn mua từ Nga tổng cộng 6 tàu tuần tra lớp Svetlyak. Tàu được trang bị pháo hạm 76 mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630 và một số vũ khí khác. Tàu có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải, hoặc phối hợp tác chiến biên đội. Ảnh: QĐND
Những năm 2000, Việt Nam mua giấy phép đóng tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya. Mỗi tàu được trang bị tới 16 đạn tên lửa chống hạm Kh-35Uran-E tầm bắn 130 km, pháo hạm 76 mm, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630M. Nguồn ảnh: Wikipedia
Việc mua giấy phép đóng tàu tên lửa Molniya góp phần xây dựng nền công nghiệp đóng tàu quân sự trong nước, từng bước làm chủ công nghệ để đóng mới những chiến hạm lớn hơn về sau. Ảnh các chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên Nga và Việt Nam đang nghiệm thu tàu tên lửa Molniya trong mới trong nước. Ảnh: QPVN
Ngoài ra, chúng ta còn mua giấy phép đóng tàu tên lửa tốc độ cao BPS-500. Mỗi tàu lắp 8 đạn tên lửa Kh-35Uran-E, pháo hạm 76 mm, pháo bắn nhanh AK-630. Tuy nhiên, dự án này đã sớm dừng lại sau khi hoàn thành một chiếc. Ảnh: Hà Trang
Tàu pháo TT-400TP là một sản phẩm đáng tự hào của công nghiệp đóng tàu quân sự trong nước. Tàu được hoàn thành dựa trên bản vẽ sơ bộ mua từ nước ngoài. Sự thành công của tàu pháo TT-400TP đã chứng minh năng lực công nghiệp đóng tàu trong nước. Ảnh: QĐND
Năm 2006, Việt Nam đặt mua 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, một phần trong kế hoạch đưa bộ đội hải quân tiến thẳng lên hiện đại hóa nhằm đảm bảo an ninh biển đảo trong tình hình mới. 2 tàu đã được chuyển giao và đang đóng mới thêm 2 tàu khác. Gepard 3.9 là tàu chiến hiện đại nhất của HQVN cũng như khu vực ĐNA. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo, một trong những tàu ngầm điện-diesel hàng đầu thế giới. Việc mua sắm tàu ngầm giúp HQVN xây dựng lực lượng tác chiến dưới mặt nước mà nhiều thập kỷ qua gần như bỏ trống. Ảnh: VOV
Bên cạnh lực lượng tàu chiến mặt nước, HQVN còn sở hữu một số tàu đổ bộ xe tăng. Loại tàu này do Mỹ chế tạo được trưng dụng lại từ biên chế hải quân VNCH. Trong ảnh xe tăng lội nước PT-76 của hải quân đánh bộ đang tiến vào bờ từ tàu đổ bộ 501. Ảnh: Truyền hình Hải quân
Quân chủng Hải quân Việt Nam cũng tổ chức lực lượng lính thủy đánh bộ, cách gọi của Việt Nam là Hải quân đánh bộ (theo cách gọi của Liên Xô, Nga). Ảnh xe tăng lội nước PT-76 của Hải quân đánh bộ Việt Nam trong diễn tập bơi. Ảnh: QPVN
Lực lượng hải quân đánh bộ được ưu tiên trang bị khí tài hiện đại, vì đây là lực lượng tiên phong trong các chiến dịch ngăn chặn và tái chiến đảo. Ảnh hải quân đánh bộ tập trận chiếm đảo. Ảnh: QPVN
Đặc biệt, hải quân đánh bộ được ưu tiên trang bị súng trường tiến công TAR-21, một trong những súng trường hiện đại nhất thế giới do Israel chế tạo. Ảnh: QPVN
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, việc xây dựng lực lượng phòng thủ biển đảo là rất quan trọng. Ý thức được điều đó, bộ đội hải quâ đã được đầu tư trang bị tên lửa bờ biển 4K44 Redut. Hệ thống này sử dụng đạn tên lửa chống hạm P-35B tầm bắn 550 km. Tên lửa này được mệnh danh "sát thủ diệt tàu sân bay" với đầu đạn nặng tới 1 tấn.
Ngoài ra, Việt Nam còn mua hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion, hệ thống tên lửa bờ nguy hiểm nhất thế giới. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa P-800 Yakhont tầm bắn 300 km. HQVN là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống này.
Bên cạnh mua sắm tàu chiến mặt nước, tên lửa bờ biển, Hải quân Việt Nam trong vài năm gần đây còn xây dựng lực lượng không quân nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến. Không quân của hải quân sở hữu một số trực thăng trinh sát chống ngầm Ka-28. Các trực thăng này được triển khai cùng tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9. Ảnh: QPVN
Hải quân Việt Nam đã mua một số thủy phi cơ DHC-6 làm nhiệm vụ tuần tra, giám sát hàng hải, tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: QPVN
Tàu buồm Lê Quý Đôn hiện đại nhất Việt Nam dùng cho nhiệm vụ huấn luyện đường dài. Con tàu đã chứng minh sức mạnh bằng cách vượt qua chặng đường dài hơn 20.000 hải lý từ Ba Lan về Việt Nam.
Ngoài mua sắm khí tài từ nước ngoài. Hải quân Việt Nam bước đầu đã chế tạo được một số vũ khí trong nước, trong đó có thủy lôi KMP. Thủy lôi là vũ khí chi phí thấp nhưng hiệu quả rất cao. Ảnh: QĐND
Thủy lôi UĐM do nhà máy X28, Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân sản xuất. Ảnh: QĐND