Tổ hợp vũ khí laser Iron Beam do Tập đoàn Rafael nghiên cứu chế tạo sẽ đi vào hoạt động trong Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) vào năm tới, ông Yoav Turdjman - Giám đốc điều hành của Rafale cho biết bên lề Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough.Chủ tịch Tập đoàn Rafael - ông Yuval Steinitz tiếp tục nhấn mạnh vào khả năng độc đáo của hệ thống Iron Beam, đồng thời cho biết vào hai năm trước, họ đã đạt kỷ lục thế giới khi đánh chặn thành công một mục tiêu từ cự ly xa chưa từng có bằng chùm tia laser.Mặc dù Tập đoàn Rafael không tổ chức trình diễn tính năng thực tế tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough, nhưng họ vẫn tiến hành những cuộc gặp gỡ khách hàng tiềm năng và nỗ lực đã được đền đáp.Đại diện của Tập đoàn Rafael cho biết một số khách hàng mới đã đặt mua tên lửa hành trình tầm xa Ice Breaker, vũ khí này được đánh giá là hiệu quả và gọn nhẹ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.Hệ thống vũ khí laser Iron Beam đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn nhiều mối đe dọa trên không như đạn pháo, đạn súng cối và máy bay không người lái ở cự ly vài km.Ưu điểm vượt trội của tổ hợp vũ khí này dựa trên chi phí thấp: mỗi lần Iron Beam khai hỏa có giá thành chỉ vào khoảng 1.000 USD, rẻ hơn rất nhiều so với việc đánh chặn bằng một tên lửa Tamir của hệ thống Iron Dome có giá thành trong khoảng 40.000 - 50.000 đô la.Hiện tại trên thế giới đã có Mỹ, Nga, Đức... tuyên bố hoàn thành nghiên cứu phát triển vũ khí laser, tuy nhiên Israel đang cho thấy họ sẽ là quốc gia đi tiên phong trong việc sử dụng trên diện rộng.Tuy vậy vẫn có một số lo ngại như điều kiện thời tiết bất lợi sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của Iron Beam. Trong chiến đấu thực tế, thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng, điều này khiến cho việc sử dụng vũ khí laser trở nên khó dự đoán và kém tin cậy hơn.Ngoài ra mức tiêu thụ năng lượng cao của Iron Beam dự đoán sẽ hạn chế khả năng di chuyển và khả năng triển khai nhanh chóng của nó. Để tổ hợp hoạt động hiệu quả, cần có nguồn điện mạnh mà chiến trường khó lòng đáp ứng.Tiếp theo, hệ thống đòi hỏi một đài radar mạnh có khả năng phát hiện mục tiêu tấn công đường không ở nhiều phạm vi khác nhau, tức là tổ hợp vũ khí laser Iron Beam không thể triển khai một cách độc lập.Bất chấp những hạn chế hiện có, tổ hợp laser chiến đấu Iron Beam rõ ràng có tiềm năng lớn, công việc cũng đang được tiến hành để cải thiện độ nhỏ gọn và tính cơ động, giúp nó trở nên linh hoạt và phù hợp để sử dụng trong nhiều điều kiện khác nhau.Một giải pháp khả thi cho vấn đề tiêu thụ điện là phát triển các nguồn năng lượng và hệ thống lưu trữ hiệu quả hơn. Điều này sẽ mở rộng đáng kể khả năng sử dụng Iron Beam trên chiến trường.Ngoài ra nghiên cứu còn đang được xúc tiến nhằm nâng cao hiệu quả của tổ hợp trong điều kiện thời tiết bất lợi, có thể bao gồm việc phát triển các loại tia laser ít bị ảnh hưởng bởi khí quyển hơn.Và cuối cùng, hiệu quả thực tế của vũ khí laser trong việc chống lại những mối đe dọa cổ điển sẽ có câu trả lời vào năm tới, nếu Iron Beam tham chiến theo đúng kế hoạch.
Tổ hợp vũ khí laser Iron Beam do Tập đoàn Rafael nghiên cứu chế tạo sẽ đi vào hoạt động trong Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) vào năm tới, ông Yoav Turdjman - Giám đốc điều hành của Rafale cho biết bên lề Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough.
Chủ tịch Tập đoàn Rafael - ông Yuval Steinitz tiếp tục nhấn mạnh vào khả năng độc đáo của hệ thống Iron Beam, đồng thời cho biết vào hai năm trước, họ đã đạt kỷ lục thế giới khi đánh chặn thành công một mục tiêu từ cự ly xa chưa từng có bằng chùm tia laser.
Mặc dù Tập đoàn Rafael không tổ chức trình diễn tính năng thực tế tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough, nhưng họ vẫn tiến hành những cuộc gặp gỡ khách hàng tiềm năng và nỗ lực đã được đền đáp.
Đại diện của Tập đoàn Rafael cho biết một số khách hàng mới đã đặt mua tên lửa hành trình tầm xa Ice Breaker, vũ khí này được đánh giá là hiệu quả và gọn nhẹ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Hệ thống vũ khí laser Iron Beam đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn nhiều mối đe dọa trên không như đạn pháo, đạn súng cối và máy bay không người lái ở cự ly vài km.
Ưu điểm vượt trội của tổ hợp vũ khí này dựa trên chi phí thấp: mỗi lần Iron Beam khai hỏa có giá thành chỉ vào khoảng 1.000 USD, rẻ hơn rất nhiều so với việc đánh chặn bằng một tên lửa Tamir của hệ thống Iron Dome có giá thành trong khoảng 40.000 - 50.000 đô la.
Hiện tại trên thế giới đã có Mỹ, Nga, Đức... tuyên bố hoàn thành nghiên cứu phát triển vũ khí laser, tuy nhiên Israel đang cho thấy họ sẽ là quốc gia đi tiên phong trong việc sử dụng trên diện rộng.
Tuy vậy vẫn có một số lo ngại như điều kiện thời tiết bất lợi sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của Iron Beam. Trong chiến đấu thực tế, thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng, điều này khiến cho việc sử dụng vũ khí laser trở nên khó dự đoán và kém tin cậy hơn.
Ngoài ra mức tiêu thụ năng lượng cao của Iron Beam dự đoán sẽ hạn chế khả năng di chuyển và khả năng triển khai nhanh chóng của nó. Để tổ hợp hoạt động hiệu quả, cần có nguồn điện mạnh mà chiến trường khó lòng đáp ứng.
Tiếp theo, hệ thống đòi hỏi một đài radar mạnh có khả năng phát hiện mục tiêu tấn công đường không ở nhiều phạm vi khác nhau, tức là tổ hợp vũ khí laser Iron Beam không thể triển khai một cách độc lập.
Bất chấp những hạn chế hiện có, tổ hợp laser chiến đấu Iron Beam rõ ràng có tiềm năng lớn, công việc cũng đang được tiến hành để cải thiện độ nhỏ gọn và tính cơ động, giúp nó trở nên linh hoạt và phù hợp để sử dụng trong nhiều điều kiện khác nhau.
Một giải pháp khả thi cho vấn đề tiêu thụ điện là phát triển các nguồn năng lượng và hệ thống lưu trữ hiệu quả hơn. Điều này sẽ mở rộng đáng kể khả năng sử dụng Iron Beam trên chiến trường.
Ngoài ra nghiên cứu còn đang được xúc tiến nhằm nâng cao hiệu quả của tổ hợp trong điều kiện thời tiết bất lợi, có thể bao gồm việc phát triển các loại tia laser ít bị ảnh hưởng bởi khí quyển hơn.
Và cuối cùng, hiệu quả thực tế của vũ khí laser trong việc chống lại những mối đe dọa cổ điển sẽ có câu trả lời vào năm tới, nếu Iron Beam tham chiến theo đúng kế hoạch.