Theo tờ New Strait Times, Không quân Malaysia và Tập đoàn Boeing mới đây đã hoàn thành chương trình nâng cấp hiện đại hóa phi đội tiêm kích F/A-18D theo hợp đồng ký kết năm 2011. Nguồn ảnh: Airlines.netSau nâng cấp, các máy bay chiến đấu F/A-18 của Không quân Malaysia sở hữu nhiều khả năng mới, ví dụ như có thể mang theo các tên lửa không đối không Sidewinder thế hệ mới nhất, mang được theo bom thông minh, cải thiện khả năng tác chiến trên không…cho phép chúng từ nay không chỉ làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, mà còn có thể sử dụng để tấn công đối đất chính xác cao. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo các nguồn tin của News Straits Times, sau nâng cấp, 8 chiếc F/A-18D của Malaysia có thể mang theo pod chỉ thị mục tiêu hồng ngoại ATFLIR - tích hợp hàng loạt khí tài gồm camera truyền hình tác chiến điều kiện áng sáng yếu; đo xa laser; chỉ thị mục tiêu laser... dùng để dẫn đường cho các loại vũ khí thông minh tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: RMAF no18 SquardonVề nâng cấp vũ khí, F/A-18D Hornet của Malaysia sẽ mang được tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder - phiên bản mới nhất của dòng tên lửa AIM-9 huyền thoại với các tính năng "đỉnh cao nhất". Nguồn ảnh: RMAF no18 SquardonAIM-9X được xếp vào hàng tên lửa không đối không thế hệ thứ 5 với các tính năng cao cấp nhất gồm: trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy kết hợp với cánh lái ở mũi mang lại khả năng cơ động cao trong phạm vi hẹp; trang bị cảm biến hồng ngoại tiên tiến với góc nhìn lên đến 90 độ; khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng...Tên lửa đạt tầm bắn đến 35km. Nguồn ảnh: RMAF no18 SquardonĐặc biệt, phi công F/A-18D của Malaysia sẽ được trang bị mũ bay JHMCS có giá tới 200.000 USD/chiếc – cho phép phi công không cần phải điều chỉnh vị trí của máy bay mà có thể thực hiện trực tiếp các cuộc không kích vào máy bay của đối phương. Thông tin chiến thuật được JHMCS hiển thị không chỉ ở độ cao, tốc độ bay, góc tấn công của máy bay mà cả gia tôc trọng trường từ đó nâng cao nhận thức của phi công về tình trạng hoạt động của máy bay. Sự kết hợp giữa mũ JHMCS và AIM-9X khiến kẻ thù khó lòng thoát nếu F/A-18D đã khóa mục tiêu. Nguồn ảnh: RMAF no18 SquardonKhả năng không đối đất của F/A-18D cũng được cải thiện với siêu bom thông minh JDAM có độ chính xác cực cao. Trong ảnh, giá treo ngoài mang bom JDAM, trong khi giá phía trong mang bom Paveway. Nguồn ảnh: RMAF no18 SquardonGBU-31 JDAM là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom. Bộ điều khiển quỹ đạo của bom sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) làm tăng độ chính xác cho bom, sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động. Bom GBU-31 JDAM có thể ném từ độ cao 8 - 24 km). Do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu nên phi công có thể thả bom từ độ cao an toàn. Bom cũng cho phép ném từ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom. Nguồn ảnh: RMAF no18 SquardonVới kho vũ khí mới, tiêm kích F/A-18D của Malaysia sẽ như “hổ mọc thêm cánh” đủ sức duy trì các nhiệm vụ bảo vệ Malaysia dù số lượng không lớn. Nguồn ảnh: RMAF no18 SquardonTrong ảnh, F/A-18D của Malaysia bắn pháo sáng gây nhiễu tên lửa hồng ngoại. Nguồn ảnh: RMAF no18 SquardonTrong chương trình hiện đại hóa quy mô lớn những năm 1990, Malaysia đã ký hợp đồng với Boeing mua 8 chiếc phiên bản F/A-18D Hornet - phiên bản hai chỗ ngồi của dòng F/A-18C Hornet. Cùng thời điểm này, Malaysia cũng sắm 12 chiếc tiêm kích MiG-29N/NUB nhưng khai thác không hiệu quả. Nguồn ảnh: Airlines.netF/A-18D trang bị cặp động cơ turbofan có đốt tăng lực F404-GE-402 cung cấp tốc độ tối đa tới 1.915km/h ở độ cao 12.000m, trần bay 15.000m, tốc độ leo cao 250m/s, tầm bay chiến đấu 741km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo tờ New Strait Times, Không quân Malaysia và Tập đoàn Boeing mới đây đã hoàn thành chương trình nâng cấp hiện đại hóa phi đội tiêm kích F/A-18D theo hợp đồng ký kết năm 2011. Nguồn ảnh: Airlines.net
Sau nâng cấp, các máy bay chiến đấu F/A-18 của Không quân Malaysia sở hữu nhiều khả năng mới, ví dụ như có thể mang theo các tên lửa không đối không Sidewinder thế hệ mới nhất, mang được theo bom thông minh, cải thiện khả năng tác chiến trên không…cho phép chúng từ nay không chỉ làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, mà còn có thể sử dụng để tấn công đối đất chính xác cao. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo các nguồn tin của News Straits Times, sau nâng cấp, 8 chiếc F/A-18D của Malaysia có thể mang theo pod chỉ thị mục tiêu hồng ngoại ATFLIR - tích hợp hàng loạt khí tài gồm camera truyền hình tác chiến điều kiện áng sáng yếu; đo xa laser; chỉ thị mục tiêu laser... dùng để dẫn đường cho các loại vũ khí thông minh tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: RMAF no18 Squardon
Về nâng cấp vũ khí, F/A-18D Hornet của Malaysia sẽ mang được tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder - phiên bản mới nhất của dòng tên lửa AIM-9 huyền thoại với các tính năng "đỉnh cao nhất". Nguồn ảnh: RMAF no18 Squardon
AIM-9X được xếp vào hàng tên lửa không đối không thế hệ thứ 5 với các tính năng cao cấp nhất gồm: trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy kết hợp với cánh lái ở mũi mang lại khả năng cơ động cao trong phạm vi hẹp; trang bị cảm biến hồng ngoại tiên tiến với góc nhìn lên đến 90 độ; khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng...Tên lửa đạt tầm bắn đến 35km. Nguồn ảnh: RMAF no18 Squardon
Đặc biệt, phi công F/A-18D của Malaysia sẽ được trang bị mũ bay JHMCS có giá tới 200.000 USD/chiếc – cho phép phi công không cần phải điều chỉnh vị trí của máy bay mà có thể thực hiện trực tiếp các cuộc không kích vào máy bay của đối phương. Thông tin chiến thuật được JHMCS hiển thị không chỉ ở độ cao, tốc độ bay, góc tấn công của máy bay mà cả gia tôc trọng trường từ đó nâng cao nhận thức của phi công về tình trạng hoạt động của máy bay. Sự kết hợp giữa mũ JHMCS và AIM-9X khiến kẻ thù khó lòng thoát nếu F/A-18D đã khóa mục tiêu. Nguồn ảnh: RMAF no18 Squardon
Khả năng không đối đất của F/A-18D cũng được cải thiện với siêu bom thông minh JDAM có độ chính xác cực cao. Trong ảnh, giá treo ngoài mang bom JDAM, trong khi giá phía trong mang bom Paveway. Nguồn ảnh: RMAF no18 Squardon
GBU-31 JDAM là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom. Bộ điều khiển quỹ đạo của bom sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) làm tăng độ chính xác cho bom, sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động. Bom GBU-31 JDAM có thể ném từ độ cao 8 - 24 km). Do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu nên phi công có thể thả bom từ độ cao an toàn. Bom cũng cho phép ném từ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom. Nguồn ảnh: RMAF no18 Squardon
Với kho vũ khí mới, tiêm kích F/A-18D của Malaysia sẽ như “hổ mọc thêm cánh” đủ sức duy trì các nhiệm vụ bảo vệ Malaysia dù số lượng không lớn. Nguồn ảnh: RMAF no18 Squardon
Trong ảnh, F/A-18D của Malaysia bắn pháo sáng gây nhiễu tên lửa hồng ngoại. Nguồn ảnh: RMAF no18 Squardon
Trong chương trình hiện đại hóa quy mô lớn những năm 1990, Malaysia đã ký hợp đồng với Boeing mua 8 chiếc phiên bản F/A-18D Hornet - phiên bản hai chỗ ngồi của dòng F/A-18C Hornet. Cùng thời điểm này, Malaysia cũng sắm 12 chiếc tiêm kích MiG-29N/NUB nhưng khai thác không hiệu quả. Nguồn ảnh: Airlines.net
F/A-18D trang bị cặp động cơ turbofan có đốt tăng lực F404-GE-402 cung cấp tốc độ tối đa tới 1.915km/h ở độ cao 12.000m, trần bay 15.000m, tốc độ leo cao 250m/s, tầm bay chiến đấu 741km. Nguồn ảnh: Airlines.net