Trong bối cảnh phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, hiện lực lượng không quân của Ukraine chỉ còn sử dụng máy bay không người lái (UAV) bốn trục (như DJI Mavic dân sự giá rẻ) và UAV tự sát (FPV), được điều khiển qua camera của UAV.Do tính chất ác liệt của cuộc xung đột, các hệ thống phòng không trên mặt đất đang được cả phía Nga và Ukraine tích cực tăng cường. Tình báo Anh gọi cuộc đối đầu của các hệ thống phòng không, là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc xung đột.Từ đầu tháng 11, các nước NATO đã hứa sẽ cung cấp cho Ukraine một số hệ thống phòng không. Tổng thống Ukraine Zelensky và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Umirov thậm chí còn vui mừng tuyên bố rằng, 20 quốc gia phương Tây đã thành lập một “liên minh”, để cung cấp vũ khí phòng không mới cho Ukraine.Nhưng trên thực tế, mọi vũ khí phòng không được cung cấp cho Ukraine đến nay hóa ra “rất khiêm tốn”; Mỹ là quốc gia viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine, sẽ cung cấp tên lửa phòng không Hydra 70 mm dẫn đường bằng laser (phiên bản nâng cấp chống UAV AGR-20 APKWS).Ông Martin Jäger, Đại sứ Đức tại Ukraine tuyên bố rằng, Đức sẽ viện trợ thêm cho Ukraine hai hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T vào đầu năm 2024 (hiện tại ba hệ thống IRIS-T đã được Đức cung cấp cho Ukraine).Thực ra đó là tất cả mà những gì mà phương Tây đã hứa cho Ukraine; trong khi đó, Slovakia từ chối chuyển 140 đạn tên lửa cho hệ thống phòng không Kub cũ của Liên Xô cho Ukraine.So sánh các hệ thống phòng không của Ukraine có nguồn gốc NATO và của Nga tại chiến trường phía Bắc Ukraine, tình báo Anh đánh giá vũ khí phòng không của Ukraine, có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn so với hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M1 của Nga. Với tầm bắn tối đa 12 km, chức năng chính của Tor-M1 là bảo vệ lực lượng chiến đấu mặt đất ở chiến trường, và nhiệm vụ này giúp phân biệt nó với các hệ thống tầm ngắn khác như Pantsir-S1.Hiện nay các hệ thống phòng không Pantsir-S1 thường được các lực lượng phòng không Nga sử dụng để bảo vệ các cơ sở chiến lược quan trọng như sở chỉ huy, căn cứ không quân, hệ thống phòng không tầm xa (trong khu vực vùng mù mà hệ thống này không thể đảm nhiệm được).Tor-M1 nổi bật nhờ vai trò hiệu quả như một “lá chắn tiền phương” trong mạng lưới phòng không nhiều tầng của Nga, đặc biệt là với các mục tiêu như UAV hạng nhẹ của Ukraina. Tình báo Anh cho rằng, việc sử dụng Tor-M1 của Nga rất hiệu quả trong chống lại các mối đe dọa từ trên không.Nhược điểm duy nhất của hệ thống phòng không Tor-M1 đó chính là vẫn sử dụng đông người; mỗi tổ hợp Tor-M1 cần có 3 quân nhân trực chiến. Và việc duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu cao trong thời gian dài, cũng là một bài kiểm tra nghiêm túc về sức bền của kíp chiến đấu.Tình báo Anh cũng nhận định, việc kíp chiến đấu phải trực căng thẳng, có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả của Tor-M1 trong kịch bản xung đột kéo dài. Về tính năng kỹ chiến thuật, hệ thống phòng không Tor-M1 được thiết kế để theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Tính năng này đạt được nhờ hệ thống dẫn đường của tên lửa và radar tiên tiến.Radar của hệ thống Tor-M1 có khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời tới 48 mục tiêu; rất phù hợp với việc đánh chặn UAV kiểu bầy đàn. Ngay cả trong điều kiện quá tải do nhiễu điện tử, radar vẫn phát hiện và theo dõi mục tiêu ở cự ly lên tới 25 km.Với khả năng như vậy của hệ thống phòng không Tor-M1, một “vùng đệm quan trọng” sẽ được tạo ra, máy bay không người lái của Ukraine sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức, ngay khi chúng bay vào khu vực chiến đấu của hệ thống.Hệ thống phòng không Tor-M1 có được trang bị 8 tên lửa sẵn sàng khai hỏa, mỗi tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu ở độ cao rất thấp đến trung bình, bao quát nhiều mối đe dọa trên không.Từ tính năng kỹ chiến thuật, Tor-M1 đặc biệt hiệu quả trong việc đánh chặn các loại vũ khí chính xác, trực thăng, UAV và máy bay cánh cố định. Khả năng tấn công nhanh các mục tiêu như vậy, Tor-M1 trở thành vũ khí phòng không lý tưởng để bảo vệ các đơn vị chiến đấu tuyến trước khỏi các cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine. Đặc biệt là mối đe dọa từ vũ khí tấn công đường không bay thấp.Đạn tên lửa được sử dụng trong hệ thống Tor-M1 được trang bị ngòi nổ vô tuyến, đảm bảo hiệu quả ngay cả khi chống lại các mục tiêu nhỏ và cơ động. Tầm bắn 12 km đảm bảo Tor-M1 sẽ bảo vệ mục tiêu chiến thuật trước mối đe dọa của cả máy bay và tên lửa Ukraine. Tor-M1 độc đáo ở chỗ nó có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 10 mét đến 6 km. Một vùng rộng như vậy cho phép hệ thống phòng không đánh chặn UAV và tên lửa hành trình bay thấp, cũng như máy bay có cánh và tên lửa hành trình của đối phương.Không có gì đáng ngạc nhiên khi Quân đội Ukraine đã phát động một cuộc săn lùng các hệ thống Tor-M1; tình báo Anh cho biết, Quân đội Ukraine đã phá hủy hơn 20 hệ thống Tor-M1 của Nga; nhưng không có video minh chứng về điều này. Nhưng các cuộc tấn công đường không của Ukraina bị Tor-M1 đẩy lui thành công, cũng được tình báo Anh đánh giá trong báo cáo. Các hệ thống này là thành phần quan trọng trong đẩy lùi các cuộc tấn công bằng UAV vào Crimea và Sevastopol nhiều lần trong những tháng gần đây.
Trong bối cảnh phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, hiện lực lượng không quân của Ukraine chỉ còn sử dụng máy bay không người lái (UAV) bốn trục (như DJI Mavic dân sự giá rẻ) và UAV tự sát (FPV), được điều khiển qua camera của UAV.
Do tính chất ác liệt của cuộc xung đột, các hệ thống phòng không trên mặt đất đang được cả phía Nga và Ukraine tích cực tăng cường. Tình báo Anh gọi cuộc đối đầu của các hệ thống phòng không, là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc xung đột.
Từ đầu tháng 11, các nước NATO đã hứa sẽ cung cấp cho Ukraine một số hệ thống phòng không. Tổng thống Ukraine Zelensky và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Umirov thậm chí còn vui mừng tuyên bố rằng, 20 quốc gia phương Tây đã thành lập một “liên minh”, để cung cấp vũ khí phòng không mới cho Ukraine.
Nhưng trên thực tế, mọi vũ khí phòng không được cung cấp cho Ukraine đến nay hóa ra “rất khiêm tốn”; Mỹ là quốc gia viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine, sẽ cung cấp tên lửa phòng không Hydra 70 mm dẫn đường bằng laser (phiên bản nâng cấp chống UAV AGR-20 APKWS).
Ông Martin Jäger, Đại sứ Đức tại Ukraine tuyên bố rằng, Đức sẽ viện trợ thêm cho Ukraine hai hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T vào đầu năm 2024 (hiện tại ba hệ thống IRIS-T đã được Đức cung cấp cho Ukraine).
Thực ra đó là tất cả mà những gì mà phương Tây đã hứa cho Ukraine; trong khi đó, Slovakia từ chối chuyển 140 đạn tên lửa cho hệ thống phòng không Kub cũ của Liên Xô cho Ukraine.
So sánh các hệ thống phòng không của Ukraine có nguồn gốc NATO và của Nga tại chiến trường phía Bắc Ukraine, tình báo Anh đánh giá vũ khí phòng không của Ukraine, có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn so với hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M1 của Nga.
Với tầm bắn tối đa 12 km, chức năng chính của Tor-M1 là bảo vệ lực lượng chiến đấu mặt đất ở chiến trường, và nhiệm vụ này giúp phân biệt nó với các hệ thống tầm ngắn khác như Pantsir-S1.
Hiện nay các hệ thống phòng không Pantsir-S1 thường được các lực lượng phòng không Nga sử dụng để bảo vệ các cơ sở chiến lược quan trọng như sở chỉ huy, căn cứ không quân, hệ thống phòng không tầm xa (trong khu vực vùng mù mà hệ thống này không thể đảm nhiệm được).
Tor-M1 nổi bật nhờ vai trò hiệu quả như một “lá chắn tiền phương” trong mạng lưới phòng không nhiều tầng của Nga, đặc biệt là với các mục tiêu như UAV hạng nhẹ của Ukraina. Tình báo Anh cho rằng, việc sử dụng Tor-M1 của Nga rất hiệu quả trong chống lại các mối đe dọa từ trên không.
Nhược điểm duy nhất của hệ thống phòng không Tor-M1 đó chính là vẫn sử dụng đông người; mỗi tổ hợp Tor-M1 cần có 3 quân nhân trực chiến. Và việc duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu cao trong thời gian dài, cũng là một bài kiểm tra nghiêm túc về sức bền của kíp chiến đấu.
Tình báo Anh cũng nhận định, việc kíp chiến đấu phải trực căng thẳng, có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả của Tor-M1 trong kịch bản xung đột kéo dài.
Về tính năng kỹ chiến thuật, hệ thống phòng không Tor-M1 được thiết kế để theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Tính năng này đạt được nhờ hệ thống dẫn đường của tên lửa và radar tiên tiến.
Radar của hệ thống Tor-M1 có khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời tới 48 mục tiêu; rất phù hợp với việc đánh chặn UAV kiểu bầy đàn. Ngay cả trong điều kiện quá tải do nhiễu điện tử, radar vẫn phát hiện và theo dõi mục tiêu ở cự ly lên tới 25 km.
Với khả năng như vậy của hệ thống phòng không Tor-M1, một “vùng đệm quan trọng” sẽ được tạo ra, máy bay không người lái của Ukraine sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức, ngay khi chúng bay vào khu vực chiến đấu của hệ thống.
Hệ thống phòng không Tor-M1 có được trang bị 8 tên lửa sẵn sàng khai hỏa, mỗi tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu ở độ cao rất thấp đến trung bình, bao quát nhiều mối đe dọa trên không.
Từ tính năng kỹ chiến thuật, Tor-M1 đặc biệt hiệu quả trong việc đánh chặn các loại vũ khí chính xác, trực thăng, UAV và máy bay cánh cố định. Khả năng tấn công nhanh các mục tiêu như vậy, Tor-M1 trở thành vũ khí phòng không lý tưởng để bảo vệ các đơn vị chiến đấu tuyến trước khỏi các cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine. Đặc biệt là mối đe dọa từ vũ khí tấn công đường không bay thấp.
Đạn tên lửa được sử dụng trong hệ thống Tor-M1 được trang bị ngòi nổ vô tuyến, đảm bảo hiệu quả ngay cả khi chống lại các mục tiêu nhỏ và cơ động. Tầm bắn 12 km đảm bảo Tor-M1 sẽ bảo vệ mục tiêu chiến thuật trước mối đe dọa của cả máy bay và tên lửa Ukraine.
Tor-M1 độc đáo ở chỗ nó có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 10 mét đến 6 km. Một vùng rộng như vậy cho phép hệ thống phòng không đánh chặn UAV và tên lửa hành trình bay thấp, cũng như máy bay có cánh và tên lửa hành trình của đối phương.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Quân đội Ukraine đã phát động một cuộc săn lùng các hệ thống Tor-M1; tình báo Anh cho biết, Quân đội Ukraine đã phá hủy hơn 20 hệ thống Tor-M1 của Nga; nhưng không có video minh chứng về điều này.
Nhưng các cuộc tấn công đường không của Ukraina bị Tor-M1 đẩy lui thành công, cũng được tình báo Anh đánh giá trong báo cáo. Các hệ thống này là thành phần quan trọng trong đẩy lùi các cuộc tấn công bằng UAV vào Crimea và Sevastopol nhiều lần trong những tháng gần đây.