Tờ Vedomosti.ru (Nga) dẫn 2 quan chức cấp cao công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, vào năm 2019 Nga đã ký hợp bán ít nhất 12 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Hợp đồng có tổng giá trị hơn 350 triệu USD, nhưng chưa rõ thời hạn bàn giao. Ảnh: WikipediaNguồn tin cũng cho biết, Yak-130 sẽ thay thế cho dòng máy bay huấn luyện L-39 trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Nó có khả năng sẽ được biên chế cho Trung đoàn huấn luyện 915 được thành lập hồi năm 2018 với trang bị ban đầu là các máy bay L-39 và trực thăng Mi-8. Ảnh: WikipediaTheo người đối thoại của Vedomosti, Việt Nam có thái độ khá thận trọng, chỉ quan tâm đến những loại vũ khí cần thiết nhằm giữ cho các lực lượng vũ trang luôn sẵn sàng chiến đấu. Việt Nam trở thành khách hàng nước ngoài thứ sáu của Yak-130: trước đây máy bay này đã được xuất khẩu sang Algeria, Bangladesh, Myanmar, Lào và Belarus. Ảnh: Airliners.netYak-130 là máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ hai chỗ ngồi, 2 động cơ, tốc độ bay cận âm, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được thiết kế để đáp ứng huấn luyện phi công điều khiển các máy bay tiêm kích thế hệ 4 và thế hệ 5. Ảnh: Airliners.netĐáng lưu ý, việc phát triển máy bay Yak-130 là sự hợp tác có "1-0-2" giữa Cục thiết kế Yakovlev với hãng Aermacchi của Italy. Điều này là vô cùng hiếm có nếu tính tới quan hệ của Liên Xô/Nga với các phương Tây. Dự án được triển khai năm 1991, hoàn thành tháng 3/1993 với mẫu thử nghiệm có tên là Yak/AEM-130D. Năm 1999, khi quan hệ đối tác đổ vỡ, 2 công ty phát triển chúng thành thiết kế riêng biệt, Yakovlev phát triển thành Yak-130, còn Aermacchi phát triển thành M-346. Ảnh: WikipediaYak-130 có thiết kế cánh cụp tối ưu, được chế tạo bằng hợp kim nhẹ với những bề mặt được làm bằng sợi carbon. Nó được bảo vệ bằng loại giáp Kevlar với các phần trọng yếu, gồm động cơ, buồng lái và ngăn chứa hệ thống điện tử hàng không. Ảnh: Airliners.netCánh cụp được thiết kế tối ưu nhằm tận dụng lực nâng của cánh và cánh đuôi đặt thấp hơn cánh chính, làm cho mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp cho phi công có thể lựa chọn góc tấn công lớn. Để hạ cánh tại những sân bay có đường băng ngắn, máy bay được trang bị với những bộ phận ở cánh, nhằm giảm quãng đường hạ cánh. Ảnh: Airliners.netĐáng chú ý, trên thân có những khe lấy khí phụ cho động cơ turbofan hoạt động. Do đó, khi cần, máy bay có thể hoạt động khi nắp cửa hút không khí đóng hoàn toàn như trong ảnh. Thiết kế này giúp máy bay khi cất hay hạ cánh không lo ngại vật thể lạ (như chim) có thể chui vào động cơ gây cháy nổ. Ảnh: Airliners.netMáy bay huấn luyện Yak-130 có buồng lái tiêu chuẩn 2 chỗ ngồi và được trang bị hê thống điều áp không khí, nó được trang bị loại ghế phóng NPO Zvezda K-36LT3.5 zero-zero. Phi công có một tầm nhìn toàn diện qua vòm kính che buồng lái. Phi công ngồi phía trước có một tầm nhìn qua mũi máy bay là -16°. Phi công ngồi sau là -6°. Yak-130 là máy bay đầu tiên của Nga được sản xuất với một bộ hệ thống điện tử hàng không tín hiệu số. Ảnh: WikipediaCả hai phi công đều được trang bị hệ thống tầm nhìn ban đêm và 3 màn hình hiển thị đa chức năng tinh thể lỏng 6x8 in. Phi công phía trước có thể sử dụng hệ thống hiển thị tầm nhìn phía trước trên mũ để chỉ thị mục tiêu. Phi công lựa chọn mô hình phần mềm của hệ thống mô phỏng điều khiển trên máy tính của Yak-130 để lựa chọn bài tập bay. Ngoài ra phi công còn có thể lựa chọn kiểu bay trong khi đang bay. Hệ thống có thể bỏ ghi nhận những sai lầm của phi công, từ đó đánh giá rút ra kết luận về chuyến bay, điều này giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bay ở phi công. Ảnh: WikipediaĐặc biệt, ngoài vai trò huấn luyện phi công, Yak-130 hoàn toàn đáp ứng với vai trò là tiêm kích hạng nhẹ hay cường kích hạng nhẹ. Nó có tới 8 giá treo cho phép mang tới 3 tấn vũ khí. Theo nhà sản xuất, Yak-130 mang được tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73, tên lửa không đối đất Kh-25ML, bom dẫn đường thông minh hoặc bom thường cùng các loại rocket không đối đất tiêu chuẩn của Nga. Ảnh: Airliners.netYak-130 trang bị hai động cơ turbofan Ivchenko-Progress AI-222-25 cho tốc độ bay tối đa 1.060km/h, tầm bay chiến đấu 555km, tầm bay cực đại 2.100km, trần bay 12.500m, tốc độ leo cao 65m/s. Ảnh: WikipediaVideo Máy bay Yak-130 của Nga: Nhỏ con mà có võ - Nguồn: VTV2
Tờ Vedomosti.ru (Nga) dẫn 2 quan chức cấp cao công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, vào năm 2019 Nga đã ký hợp bán ít nhất 12 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Hợp đồng có tổng giá trị hơn 350 triệu USD, nhưng chưa rõ thời hạn bàn giao. Ảnh: Wikipedia
Nguồn tin cũng cho biết, Yak-130 sẽ thay thế cho dòng máy bay huấn luyện L-39 trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Nó có khả năng sẽ được biên chế cho Trung đoàn huấn luyện 915 được thành lập hồi năm 2018 với trang bị ban đầu là các máy bay L-39 và trực thăng Mi-8. Ảnh: Wikipedia
Theo người đối thoại của Vedomosti, Việt Nam có thái độ khá thận trọng, chỉ quan tâm đến những loại vũ khí cần thiết nhằm giữ cho các lực lượng vũ trang luôn sẵn sàng chiến đấu. Việt Nam trở thành khách hàng nước ngoài thứ sáu của Yak-130: trước đây máy bay này đã được xuất khẩu sang Algeria, Bangladesh, Myanmar, Lào và Belarus. Ảnh: Airliners.net
Yak-130 là máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ hai chỗ ngồi, 2 động cơ, tốc độ bay cận âm, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được thiết kế để đáp ứng huấn luyện phi công điều khiển các máy bay tiêm kích thế hệ 4 và thế hệ 5. Ảnh: Airliners.net
Đáng lưu ý, việc phát triển máy bay Yak-130 là sự hợp tác có "1-0-2" giữa Cục thiết kế Yakovlev với hãng Aermacchi của Italy. Điều này là vô cùng hiếm có nếu tính tới quan hệ của Liên Xô/Nga với các phương Tây. Dự án được triển khai năm 1991, hoàn thành tháng 3/1993 với mẫu thử nghiệm có tên là Yak/AEM-130D. Năm 1999, khi quan hệ đối tác đổ vỡ, 2 công ty phát triển chúng thành thiết kế riêng biệt, Yakovlev phát triển thành Yak-130, còn Aermacchi phát triển thành M-346. Ảnh: Wikipedia
Yak-130 có thiết kế cánh cụp tối ưu, được chế tạo bằng hợp kim nhẹ với những bề mặt được làm bằng sợi carbon. Nó được bảo vệ bằng loại giáp Kevlar với các phần trọng yếu, gồm động cơ, buồng lái và ngăn chứa hệ thống điện tử hàng không. Ảnh: Airliners.net
Cánh cụp được thiết kế tối ưu nhằm tận dụng lực nâng của cánh và cánh đuôi đặt thấp hơn cánh chính, làm cho mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp cho phi công có thể lựa chọn góc tấn công lớn. Để hạ cánh tại những sân bay có đường băng ngắn, máy bay được trang bị với những bộ phận ở cánh, nhằm giảm quãng đường hạ cánh. Ảnh: Airliners.net
Đáng chú ý, trên thân có những khe lấy khí phụ cho động cơ turbofan hoạt động. Do đó, khi cần, máy bay có thể hoạt động khi nắp cửa hút không khí đóng hoàn toàn như trong ảnh. Thiết kế này giúp máy bay khi cất hay hạ cánh không lo ngại vật thể lạ (như chim) có thể chui vào động cơ gây cháy nổ. Ảnh: Airliners.net
Máy bay huấn luyện Yak-130 có buồng lái tiêu chuẩn 2 chỗ ngồi và được trang bị hê thống điều áp không khí, nó được trang bị loại ghế phóng NPO Zvezda K-36LT3.5 zero-zero. Phi công có một tầm nhìn toàn diện qua vòm kính che buồng lái. Phi công ngồi phía trước có một tầm nhìn qua mũi máy bay là -16°. Phi công ngồi sau là -6°. Yak-130 là máy bay đầu tiên của Nga được sản xuất với một bộ hệ thống điện tử hàng không tín hiệu số. Ảnh: Wikipedia
Cả hai phi công đều được trang bị hệ thống tầm nhìn ban đêm và 3 màn hình hiển thị đa chức năng tinh thể lỏng 6x8 in. Phi công phía trước có thể sử dụng hệ thống hiển thị tầm nhìn phía trước trên mũ để chỉ thị mục tiêu. Phi công lựa chọn mô hình phần mềm của hệ thống mô phỏng điều khiển trên máy tính của Yak-130 để lựa chọn bài tập bay. Ngoài ra phi công còn có thể lựa chọn kiểu bay trong khi đang bay. Hệ thống có thể bỏ ghi nhận những sai lầm của phi công, từ đó đánh giá rút ra kết luận về chuyến bay, điều này giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bay ở phi công. Ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, ngoài vai trò huấn luyện phi công, Yak-130 hoàn toàn đáp ứng với vai trò là tiêm kích hạng nhẹ hay cường kích hạng nhẹ. Nó có tới 8 giá treo cho phép mang tới 3 tấn vũ khí. Theo nhà sản xuất, Yak-130 mang được tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73, tên lửa không đối đất Kh-25ML, bom dẫn đường thông minh hoặc bom thường cùng các loại rocket không đối đất tiêu chuẩn của Nga. Ảnh: Airliners.net
Yak-130 trang bị hai động cơ turbofan Ivchenko-Progress AI-222-25 cho tốc độ bay tối đa 1.060km/h, tầm bay chiến đấu 555km, tầm bay cực đại 2.100km, trần bay 12.500m, tốc độ leo cao 65m/s. Ảnh: Wikipedia
Video Máy bay Yak-130 của Nga: Nhỏ con mà có võ - Nguồn: VTV2