Khả năng tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ sử dụng tên lửa AIM-174 cho nhiệm vụ diệt tên lửa đạn đạo và vệ tinh quỹ đạo thấp đang được nhắc tới khi vai trò không chiến tầm xa có vẻ còn quá lãng phí tính năng.Hiện tại chưa có một chiến đấu cơ nào, dù tối tân đến đâu và thuộc thế hệ mới nhất có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo. Ngoài vấn đề liên quan tới radar thì chúng còn chưa có vũ khí thích hợp, tuy nhiên điều này có thể sắp thay đổi.Tình hình trên theo dự đoán có thể sắp được thay đổi bởi Hải quân Mỹ, khi lực lượng này mới đây thu hút rất nhiều sự chú ý khi bắt đầu dự án điều chỉnh tên lửa phòng không hạm tàu SM-6 cho vai trò mới.Tên lửa hạm đối không SM-6 đã được sửa đổi thành phiên bản không đối không để trang bị cho tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay F/A-18E/F Super Hornet.Biến thể mới nhận ký hiệu AIM-174, ngoài tầm xa lớn thì nó vẫn giữ lại khả năng chống mục tiêu đạn đạo như thiết kế, tức là mở rộng đáng kể vai trò của chiến đấu cơ cất cánh từ hàng không mẫu hạm.Báo chí lần đầu biết đến sự xuất hiện của tên lửa AIM-174 là vào đầu tháng 7/2024 khi một mô hình thử nghiệm treo dưới cánh tiêm kích Super Hornet, và ngay lập tức có dự đoán về tầm bắn hơn 500 km và một hệ thống phòng thủ tên lửa trên không đang được tạo ra.Cổng thông tin The War Zone (TWZ) của Mỹ mới đây đã công bố một vài hình ảnh cập nhật của dự án, cho thấy một giai đoạn mới của chương trình vũ khí này và thực sự gây ra ấn tượng thị giác rất mạnh.Đó là một chiếc F/A-18E Super Hornet với màu sơn đen đặc biệt, cho thấy nó thuộc về Phi đội thử nghiệm số 9 (VX-9) mang tên Vampire, đóng tại Căn cứ thử nghiệm vũ khí hàng không hải quân (NAWS) ở China Lake, bang California.Bên cạnh đó, dễ dàng nhận thấy chiếc Super Hornet mang tải trọng chiến đấu chưa từng thấy, bao gồm 4 tên lửa thử nghiệm AIM-174, 3 tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM và 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X.Tuy vậy có những chi tiết cần được lưu ý thêm - thứ nhất, chiếc Super Hornet nói trên không lắp tên lửa chiến đấu thực sự mà đây chỉ là phiên bản huấn luyện, được biểu thị bằng các sọc màu xanh tương ứng.Nhìn từ bên ngoài, có cảm giác máy bay đang được "trang bị vũ khí đến tận răng" để làm nhiệm vụ đặc biệt, nhưng thực chất lại là một cuộc kiểm tra về trọng lượng, kích thước và các đặc tính khí động học.Nói cách khác, Hải quân Mỹ trong cuộc thử nghiệm vừa qua đã thực hành thử nghiệm số lượng tên lửa AIM-174 tối đa mà chiếc Super Hornet có thể mang theo trong một lần xuất kích.Hiện chưa rõ Hải quân Mỹ đánh giá kết quả như thế nào, nhưng rõ ràng đây là một bước đi quan trọng trước khi chuyển sang giai đoạn quan trọng mới đó là thực hành bắn hạ mục tiêu đạn đạo từ tiêm kích F/A-18 Hornet bằng cách sử dụng tên lửa AIM-174.Các bài kiểm tra như trên sẽ rất quan trọng bởi trước khi phóng thử, tên lửa phải được thử nghiệm thả khỏi giá treo xem có thể rời máy bay một cách dễ dàng và không va ngược trở lại phương tiện mang, từ đó gây ra thảm họa hay không.
Khả năng tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ sử dụng tên lửa AIM-174 cho nhiệm vụ diệt tên lửa đạn đạo và vệ tinh quỹ đạo thấp đang được nhắc tới khi vai trò không chiến tầm xa có vẻ còn quá lãng phí tính năng.
Hiện tại chưa có một chiến đấu cơ nào, dù tối tân đến đâu và thuộc thế hệ mới nhất có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo. Ngoài vấn đề liên quan tới radar thì chúng còn chưa có vũ khí thích hợp, tuy nhiên điều này có thể sắp thay đổi.
Tình hình trên theo dự đoán có thể sắp được thay đổi bởi Hải quân Mỹ, khi lực lượng này mới đây thu hút rất nhiều sự chú ý khi bắt đầu dự án điều chỉnh tên lửa phòng không hạm tàu SM-6 cho vai trò mới.
Tên lửa hạm đối không SM-6 đã được sửa đổi thành phiên bản không đối không để trang bị cho tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay F/A-18E/F Super Hornet.
Biến thể mới nhận ký hiệu AIM-174, ngoài tầm xa lớn thì nó vẫn giữ lại khả năng chống mục tiêu đạn đạo như thiết kế, tức là mở rộng đáng kể vai trò của chiến đấu cơ cất cánh từ hàng không mẫu hạm.
Báo chí lần đầu biết đến sự xuất hiện của tên lửa AIM-174 là vào đầu tháng 7/2024 khi một mô hình thử nghiệm treo dưới cánh tiêm kích Super Hornet, và ngay lập tức có dự đoán về tầm bắn hơn 500 km và một hệ thống phòng thủ tên lửa trên không đang được tạo ra.
Cổng thông tin The War Zone (TWZ) của Mỹ mới đây đã công bố một vài hình ảnh cập nhật của dự án, cho thấy một giai đoạn mới của chương trình vũ khí này và thực sự gây ra ấn tượng thị giác rất mạnh.
Đó là một chiếc F/A-18E Super Hornet với màu sơn đen đặc biệt, cho thấy nó thuộc về Phi đội thử nghiệm số 9 (VX-9) mang tên Vampire, đóng tại Căn cứ thử nghiệm vũ khí hàng không hải quân (NAWS) ở China Lake, bang California.
Bên cạnh đó, dễ dàng nhận thấy chiếc Super Hornet mang tải trọng chiến đấu chưa từng thấy, bao gồm 4 tên lửa thử nghiệm AIM-174, 3 tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM và 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X.
Tuy vậy có những chi tiết cần được lưu ý thêm - thứ nhất, chiếc Super Hornet nói trên không lắp tên lửa chiến đấu thực sự mà đây chỉ là phiên bản huấn luyện, được biểu thị bằng các sọc màu xanh tương ứng.
Nhìn từ bên ngoài, có cảm giác máy bay đang được "trang bị vũ khí đến tận răng" để làm nhiệm vụ đặc biệt, nhưng thực chất lại là một cuộc kiểm tra về trọng lượng, kích thước và các đặc tính khí động học.
Nói cách khác, Hải quân Mỹ trong cuộc thử nghiệm vừa qua đã thực hành thử nghiệm số lượng tên lửa AIM-174 tối đa mà chiếc Super Hornet có thể mang theo trong một lần xuất kích.
Hiện chưa rõ Hải quân Mỹ đánh giá kết quả như thế nào, nhưng rõ ràng đây là một bước đi quan trọng trước khi chuyển sang giai đoạn quan trọng mới đó là thực hành bắn hạ mục tiêu đạn đạo từ tiêm kích F/A-18 Hornet bằng cách sử dụng tên lửa AIM-174.
Các bài kiểm tra như trên sẽ rất quan trọng bởi trước khi phóng thử, tên lửa phải được thử nghiệm thả khỏi giá treo xem có thể rời máy bay một cách dễ dàng và không va ngược trở lại phương tiện mang, từ đó gây ra thảm họa hay không.