Các hãng thông tấn khu vực Trung Đông mới đây cho biết, máy bay chiến đấu đa năng F-16 của không quân Israel (IAF) lại một lần nữa tiến hành cuộc tập kích bất ngờ vào các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Syria.Điểm đáng chú ý chính là lần này tiêm kích Israel đã tiến sâu vào trong đất Syria chứ không bắn tên lửa từ không phận Lebanon như trước nữa, điều này đã dẫn đến việc phòng không Syria có cơ hội bắn trả.Trước đó có thông tin cho rằng, các tổ hợp phòng không Syria bao gồm Buk-M2E và Pantsir-S1 đã phóng đạn đánh chặn, nhưng bị tác chiến điện tử của Israel chế áp khiến tên lửa đi trượt mục tiêu.Nhưng theo báo cáo từ một số nguồn tin Syria, cuộc tấn công bất ngờ trong đêm của IAF nhằm vào các mục tiêu quân sự của nước này một ngày trước đó đã gây ra vấn đề rất nghiêm trọng cho một tiêm kích F-16I Sufa.Cụ thể, một tên lửa phòng không của tổ hợp Buk-M2E mặc dù không thể bắn trúng chiếc tiêm kích F-16 của Israel tuy nhiên đã gây ra một số thiệt hại tại vị trí thân máy bay do vụ nổ đầu đạn tên lửa ở ngay gần.Hiện tại giới chức quân sự Israel không đưa ra bình luận chính thức liên quan đến thông tin lực lượng phòng không Syria đã gây ra thiệt hại cho máy bay chiến đấu của họ.Mặc dù vậy, thông tin trích dẫn từ các nguồn tin quân sự ở Tel Aviv đã nhắc về cuộc tấn công của các hệ thống phòng không Syria, cho nên không loại trừ khả năng máy bay Israel thực sự có thể bị hư hại.Trước tình hình trên, một chuyên gia quân sự đã nhận định "Liệu có khả năng khi một máy bay chiến đấu nằm trong bán kính mở rộng của đầu đạn tên lửa lúc phát nổ nổ thì nó sẽ sống sót, nhưng thực tế là bằng không"."Liên quan đến các mục tiêu giả cũng có thể là như vậy, khả năng sống sót của tiêm kích Israel trong trường hợp bị đánh chặn bởi một đám mây mảnh đạn hình thành sau vụ nổ nhanh chóng đi đến con số không.“Mặc dù chưa có bằng nhưng không loại trừ khả năng máy bay chiến đấu Israel đã bị hư hại, thông tin này là khá đáng tin cậy", một nhà phân tích cho biết.Được biết tên lửa đánh chặn 9M317 của tổ hợp tên lửa Buk-M2E mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 60 kg, trong đó chứa hàng ngàn mảnh văng tạo bán kính sát thương rất rộng.Nếu quả đạn trên nổ gần tiêm kích F-16 thì dĩ nhiên nó sẽ gây ra thiệt hại khá nặng nề cho chiếc máy bay, tuy rằng không phải lúc nào cũng làm phi cơ rơi tại chỗ.Tuy nhiên sự xuất hiện của thông tin như vậy khiến các chuyên gia phần nào nghi ngờ những lập luận trên, bởi quan trọng nhất là phía Syria chưa đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh lời mình nói.Trong quá khứ, quân đội chính phủ Syria nói chung và lực lượng phòng không nước này nói riêng cũng rất hay đưa ra những tuyên bố tương tự, nhưng rồi sau đó đều bị chứng minh là thiếu chính xác.
Các hãng thông tấn khu vực Trung Đông mới đây cho biết, máy bay chiến đấu đa năng F-16 của không quân Israel (IAF) lại một lần nữa tiến hành cuộc tập kích bất ngờ vào các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Syria.
Điểm đáng chú ý chính là lần này tiêm kích Israel đã tiến sâu vào trong đất Syria chứ không bắn tên lửa từ không phận Lebanon như trước nữa, điều này đã dẫn đến việc phòng không Syria có cơ hội bắn trả.
Trước đó có thông tin cho rằng, các tổ hợp phòng không Syria bao gồm Buk-M2E và Pantsir-S1 đã phóng đạn đánh chặn, nhưng bị tác chiến điện tử của Israel chế áp khiến tên lửa đi trượt mục tiêu.
Nhưng theo báo cáo từ một số nguồn tin Syria, cuộc tấn công bất ngờ trong đêm của IAF nhằm vào các mục tiêu quân sự của nước này một ngày trước đó đã gây ra vấn đề rất nghiêm trọng cho một tiêm kích F-16I Sufa.
Cụ thể, một tên lửa phòng không của tổ hợp Buk-M2E mặc dù không thể bắn trúng chiếc tiêm kích F-16 của Israel tuy nhiên đã gây ra một số thiệt hại tại vị trí thân máy bay do vụ nổ đầu đạn tên lửa ở ngay gần.
Hiện tại giới chức quân sự Israel không đưa ra bình luận chính thức liên quan đến thông tin lực lượng phòng không Syria đã gây ra thiệt hại cho máy bay chiến đấu của họ.
Mặc dù vậy, thông tin trích dẫn từ các nguồn tin quân sự ở Tel Aviv đã nhắc về cuộc tấn công của các hệ thống phòng không Syria, cho nên không loại trừ khả năng máy bay Israel thực sự có thể bị hư hại.
Trước tình hình trên, một chuyên gia quân sự đã nhận định "Liệu có khả năng khi một máy bay chiến đấu nằm trong bán kính mở rộng của đầu đạn tên lửa lúc phát nổ nổ thì nó sẽ sống sót, nhưng thực tế là bằng không".
"Liên quan đến các mục tiêu giả cũng có thể là như vậy, khả năng sống sót của tiêm kích Israel trong trường hợp bị đánh chặn bởi một đám mây mảnh đạn hình thành sau vụ nổ nhanh chóng đi đến con số không.
“Mặc dù chưa có bằng nhưng không loại trừ khả năng máy bay chiến đấu Israel đã bị hư hại, thông tin này là khá đáng tin cậy", một nhà phân tích cho biết.
Được biết tên lửa đánh chặn 9M317 của tổ hợp tên lửa Buk-M2E mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 60 kg, trong đó chứa hàng ngàn mảnh văng tạo bán kính sát thương rất rộng.
Nếu quả đạn trên nổ gần tiêm kích F-16 thì dĩ nhiên nó sẽ gây ra thiệt hại khá nặng nề cho chiếc máy bay, tuy rằng không phải lúc nào cũng làm phi cơ rơi tại chỗ.
Tuy nhiên sự xuất hiện của thông tin như vậy khiến các chuyên gia phần nào nghi ngờ những lập luận trên, bởi quan trọng nhất là phía Syria chưa đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh lời mình nói.
Trong quá khứ, quân đội chính phủ Syria nói chung và lực lượng phòng không nước này nói riêng cũng rất hay đưa ra những tuyên bố tương tự, nhưng rồi sau đó đều bị chứng minh là thiếu chính xác.