Lực lượng vũ trang đảo Đài Loan cho biết, một số tiêm kích của quân đội Trung Quốc đại lục (PLA) đã vượt qua "đường trung tuyến", ranh giới được ngầm hiểu là đường phân định eo biển Đài Loan, trong thời gian ngắn vào sáng hôm 10/8/2020.Lực lượng phòng vệ hòn đảo đã triển khai lực lượng không quân với các chiến đấu cơ F-16 để "xua đuổi" các chiến đấu cơ này.Các tổ hợp tên lửa phòng không bố trí trên hòn đảo cũng đã theo dõi hoạt động của biên đội tiêm kích PLA. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.Động thái diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar đang thăm đảo Đài Loan, đánh dấu chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Mỹ tới hòn đảo kể từ năm 1979.Bộ trưởng Azar tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump "ủng hộ mạnh mẽ" đối với Đài Loan và khen ngợi cách ứng phó đại dịch COVID-19 của lãnh đạo Thái Anh Văn.Trung Quốc nói chuyến thăm của Bộ trưởng Azar là mối đe dọa đối với "an ninh và ổn định". Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trước đó cảnh báo Washington không thực hiện "những bước đi nguy hiểm".Trung Quốc luôn xem đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh coi Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ với Washington và phản đối bất kỳ động thái nào của Mỹ mà họ cho rằng vi phạm chính sách "Một Trung Quốc".Mỹ thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc đại lục năm 1979, nhưng vẫn thường xuyên cung cấp vũ khí và hỗ trợ ngoại giao cho Đài Loan. Hình ảnh tiêm kích F-16 của đảo Đài Loan đang bay giám sát máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc.Tổng thống Trump năm 2018 ký thông qua Đạo luật ngoại giao Đài Loan, khuyến khích chính quyền Mỹ cử quan chức cấp cao tới Đài Loan và ngược lại, khiến Trung Quốc phản đối và yêu cầu Mỹ rút lại đạo luật.Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự quanh đảo Đài Loan từ khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo đầu năm 2016.Trong khi đó, bà Thái Anh Văn, người nổi tiếng với các quan điểm cứng rắn đã tăng cường sức mạnh quân sự của hòn đảo này trong đó có việc mua thiêm chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ.F-16 hiện là tiêm kích chủ lực của Đài Loan. Nước này từng mua tới 150 chiếc F-16 của Mỹ vào năm 1992. Những chiếc F-16 mua này đều thuộc phiên bản A/B Block 20.Sau đó Mỹ đã giúp Đài Loan nâng cấp một số chiếc lên phiên bản F-16V. Đây là phiên bản mạnh nhất hiện nay của tiêm kích hạng nhẹ F-16.Ngoài việc nâng cấp, Đài Bắc cũng ký thương vụ mua tới 66 chiếc F-16V mới với tổng trị giá gần 8 tỷ USD.F-16V được giới chuyên môn đánh giá là tiêm kích mạnh mẽ nhất trong gia đình F-16 khi được trang bị hệ thống điện tử tối tân, có thể liên kết dữ liệu với các máy bay thế hệ thứ 5, cùng kho vũ khí trang bị thuộc loại hiện đại bậc nhất thế giới.Biến thể F-16V Viper được đánh giá là ngang ngửa với tiêm kích Su-35 phiên bản xuất khẩu ở một số khía cạnh, thậm chí năng lực không chiến ngoài tầm nhìn của F-16V còn được đánh giá cao hơn khi được trang bị radar chủ động có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách hơn 400km, trong khi Su-35 vẫn chỉ được trang bị radar bán chủ động và tầm quét ngắn hơn.F-16V vẫn có thể mang được các loại vũ khí như các phiên bản tiền nhiệm, ngoài ra nó còn có thể trang bị những vũ khí chính xác công nghệ cao giống như các máy bay thế hệ thứ 5.Hiện Đài Bắc đã nhận những chiếc F-16V đầu tiên trong tổng số 139 chiếc dự tính họ sẽ được Mỹ nâng cấp.
Lực lượng vũ trang đảo Đài Loan cho biết, một số tiêm kích của quân đội Trung Quốc đại lục (PLA) đã vượt qua "đường trung tuyến", ranh giới được ngầm hiểu là đường phân định eo biển Đài Loan, trong thời gian ngắn vào sáng hôm 10/8/2020.
Lực lượng phòng vệ hòn đảo đã triển khai lực lượng không quân với các chiến đấu cơ F-16 để "xua đuổi" các chiến đấu cơ này.
Các tổ hợp tên lửa phòng không bố trí trên hòn đảo cũng đã theo dõi hoạt động của biên đội tiêm kích PLA. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Động thái diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar đang thăm đảo Đài Loan, đánh dấu chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Mỹ tới hòn đảo kể từ năm 1979.
Bộ trưởng Azar tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump "ủng hộ mạnh mẽ" đối với Đài Loan và khen ngợi cách ứng phó đại dịch COVID-19 của lãnh đạo Thái Anh Văn.
Trung Quốc nói chuyến thăm của Bộ trưởng Azar là mối đe dọa đối với "an ninh và ổn định". Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trước đó cảnh báo Washington không thực hiện "những bước đi nguy hiểm".
Trung Quốc luôn xem đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh coi Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ với Washington và phản đối bất kỳ động thái nào của Mỹ mà họ cho rằng vi phạm chính sách "Một Trung Quốc".
Mỹ thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc đại lục năm 1979, nhưng vẫn thường xuyên cung cấp vũ khí và hỗ trợ ngoại giao cho Đài Loan. Hình ảnh tiêm kích F-16 của đảo Đài Loan đang bay giám sát máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc.
Tổng thống Trump năm 2018 ký thông qua Đạo luật ngoại giao Đài Loan, khuyến khích chính quyền Mỹ cử quan chức cấp cao tới Đài Loan và ngược lại, khiến Trung Quốc phản đối và yêu cầu Mỹ rút lại đạo luật.
Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự quanh đảo Đài Loan từ khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo đầu năm 2016.
Trong khi đó, bà Thái Anh Văn, người nổi tiếng với các quan điểm cứng rắn đã tăng cường sức mạnh quân sự của hòn đảo này trong đó có việc mua thiêm chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ.
F-16 hiện là tiêm kích chủ lực của Đài Loan. Nước này từng mua tới 150 chiếc F-16 của Mỹ vào năm 1992. Những chiếc F-16 mua này đều thuộc phiên bản A/B Block 20.
Sau đó Mỹ đã giúp Đài Loan nâng cấp một số chiếc lên phiên bản F-16V. Đây là phiên bản mạnh nhất hiện nay của tiêm kích hạng nhẹ F-16.
Ngoài việc nâng cấp, Đài Bắc cũng ký thương vụ mua tới 66 chiếc F-16V mới với tổng trị giá gần 8 tỷ USD.
F-16V được giới chuyên môn đánh giá là tiêm kích mạnh mẽ nhất trong gia đình F-16 khi được trang bị hệ thống điện tử tối tân, có thể liên kết dữ liệu với các máy bay thế hệ thứ 5, cùng kho vũ khí trang bị thuộc loại hiện đại bậc nhất thế giới.
Biến thể F-16V Viper được đánh giá là ngang ngửa với tiêm kích Su-35 phiên bản xuất khẩu ở một số khía cạnh, thậm chí năng lực không chiến ngoài tầm nhìn của F-16V còn được đánh giá cao hơn khi được trang bị radar chủ động có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách hơn 400km, trong khi Su-35 vẫn chỉ được trang bị radar bán chủ động và tầm quét ngắn hơn.
F-16V vẫn có thể mang được các loại vũ khí như các phiên bản tiền nhiệm, ngoài ra nó còn có thể trang bị những vũ khí chính xác công nghệ cao giống như các máy bay thế hệ thứ 5.
Hiện Đài Bắc đã nhận những chiếc F-16V đầu tiên trong tổng số 139 chiếc dự tính họ sẽ được Mỹ nâng cấp.