Theo hãng tin Al Jazeera của Qatar, trong khi Mỹ và phương Tây đang tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine, thì Iran cũng bắt đầu chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga, để Quân đội Nga tấn công các mục tiêu ở Ukraine. Tờ Wall Street Journal và các phương tiện truyền thông khác của phương Tây liên tiếp đưa tin, Iran đã bắt đầu chuyển hàng trăm tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn, trong đó chủ yếu là tên lửa Fath-360, tới Nga bằng đường biển. Mặc dù tầm bắn và độ chính xác của những tên lửa này không tốt bằng tên lửa Iskander của Nga. Tuy nhiên tên lửa Fath-360 có giá thành thấp hơn nhiều tên lửa Iskander của Nga, nên nó có thể được Quân đội Nga sử dụng cho các tình huống mang tính chiến thuật hơn. Còn tên lửa đạn đạo Iskander “quý giá” sẽ được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhạy cảm với thời gian như các hệ thống tên lửa HIMARS hay Patriot.Iran là một trong những quốc gia đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo trong thực chiến, nên họ có nhiều kinh nghiệm. Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài trong thập niên 1980, cả Iran và Iraq đều sử dụng tên lửa đạn đạo SS-1B/C Scud và Frog-7 (9K52 Luna-M) do Liên Xô sản xuất.Tuy nhiên, do tầm bắn và độ chính xác của tên lửa đạn đạo đời đầu vào thời điểm đó không đủ, nên cả hai bên đều chuyển mục tiêu từ mục tiêu quân sự sang mục tiêu dân sinh ở các đô thị, nên các nhà sử học đặt tên nó là "cuộc chiến tên lửa đạn đạo giữa các thành phố". Sau khi chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, Iran bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo sản xuất trong nước, dựa trên tên lửa đạn đạo Scud. Trong giai đoạn này, Iran đã nhận được sự giúp đỡ từ Nga, Triều Tiên và các nước khác; nhờ đó Iran đã phát triển một số lượng lớn tên lửa đạn đạo mới, làm “phong phú” thêm kho vũ khí của mình. Tên lửa đạn đạo cũng trở thành “con át chủ bài” trong tay Iran.Tên lửa đạn đạo Fath-360 là tên lửa đạn đạo chiến thuật nhỏ và là phiên bản phát triển tiếp theo của tên lửa đạn đạo Fath-110. Kích thước của nó tương đối nhỏ, tầm bắn khoảng 100-120 km (75 dặm), nghĩa là đầu đạn của nó không lớn và khó có thể phá hủy mục tiêu kiên cố. Chúng thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu chiến thuật. Tên lửa đạn đạo Fath-110 sử dụng phương pháp dẫn đường hiện đại do Iran tự phát triển. Fath-110 được dẫn đường theo phương pháp quán tính + vệ tinh, có khả năng chống nhiễu mạnh và độ chính xác tấn công tương đối cao.Tên lửa Fath-110 được phóng đi từ bệ phóng cơ động, bệ phóng có thể mang 6 đạn tên lửa một lúc và sử dụng phương pháp phóng nghiêng. Bề ngoài của nó tương tự như bệ phóng tên lửa chống hạm đất đối hải hay bệ phóng tên lửa phòng không tầm xa.Phương pháp phóng của tên lửa Fath-110 tương tự như bệ phóng tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất. Trên thực tế, tên lửa dẫn đường quán tính + GPS như ATACMS, được phóng đi từ bệ phóng tên lửa HIMARS cũng tương tự như tên lửa đạn đạo Fath-360 về kích thước và phương pháp dẫn đường. Tuy nhiên tầm bắn của tên lửa ATACMS xa hơn. Bệ phóng tên lửa đạn đạo Fath-360 sử dụng khung gầm xe tải thương mại, nếu phủ bạt lên bệ phóng, nó biến hình thành xe tải dân sự, nên có khả năng giữ bí mật tốt. Tình báo phương Tây cũng cho biết, có những dấu hiệu cho thấy, Quân đội Nga đã được huấn luyện sử dụng tên lửa ở Iran trong vài tuần qua.Đáp lại những nghi ngờ của phương Tây, Nga không trả lời, trong khi phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc trực tiếp phủ nhận việc đưa tên lửa tới Nga. Tuyên bố của đại diện Iran có đoạn: "Lập trường của Iran về cuộc xung đột ở Ukraine không thay đổi. Việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột đều dẫn đến thương vong gia tăng, phá hủy cơ sở hạ tầng, đều bị Iran coi là hành động vô nhân đạo”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasir Kanani cũng cho biết: "Iran chưa bao giờ tham gia vào cuộc xung đột này và cả trong tương lai". Ông nói thêm: "Như chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, Cộng hòa Hồi giáo Iran phản đối chiến tranh, luôn ủng hộ việc giải quyết sự khác biệt giữa Nga và Ukraine thông qua các đường lối chính trị, để chấm dứt xung đột”.Dù Mỹ và phương Tây đều đưa tin Iran cung cấp loại tên lửa này cho Nga, nhưng họ không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục hơn. Nếu Iran đưa ra tuyên bố dứt khoát như vậy, nhiều khả năng truyền thông Mỹ và phương Tây sẽ tung tin đồn thất thiệt.Trước đó, các thông tin từ Mỹ và phương Tây cũng cho rằng, Triều Tiên đã cung cấp tên lửa đạn đạo KN-23 cho Nga và có thể Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo này để tiến hành cuộc tấn công ban đêm vào kho đạn của Quân đội Ukraine. Trên thực tế, chính Mỹ và phương Tây đã không ngừng “xuất khẩu vũ khí tiến công tầm xa” sang chiến trường Nga-Ukraine và họ cũng không muốn cuộc chiến này dừng lại, trong khi họ liên tục lên án các nước khác cung cấp vũ khí và trang thiết bị cho Nga, thể hiện “giá trị kép” của phương Tây. (Nguồn ảnh: Al Jazeera, WSJ, IRNA, Wikipedia).
Theo hãng tin Al Jazeera của Qatar, trong khi Mỹ và phương Tây đang tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine, thì Iran cũng bắt đầu chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga, để Quân đội Nga tấn công các mục tiêu ở Ukraine.
Tờ Wall Street Journal và các phương tiện truyền thông khác của phương Tây liên tiếp đưa tin, Iran đã bắt đầu chuyển hàng trăm tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn, trong đó chủ yếu là tên lửa Fath-360, tới Nga bằng đường biển. Mặc dù tầm bắn và độ chính xác của những tên lửa này không tốt bằng tên lửa Iskander của Nga.
Tuy nhiên tên lửa Fath-360 có giá thành thấp hơn nhiều tên lửa Iskander của Nga, nên nó có thể được Quân đội Nga sử dụng cho các tình huống mang tính chiến thuật hơn. Còn tên lửa đạn đạo Iskander “quý giá” sẽ được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhạy cảm với thời gian như các hệ thống tên lửa HIMARS hay Patriot.
Iran là một trong những quốc gia đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo trong thực chiến, nên họ có nhiều kinh nghiệm. Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài trong thập niên 1980, cả Iran và Iraq đều sử dụng tên lửa đạn đạo SS-1B/C Scud và Frog-7 (9K52 Luna-M) do Liên Xô sản xuất.
Tuy nhiên, do tầm bắn và độ chính xác của tên lửa đạn đạo đời đầu vào thời điểm đó không đủ, nên cả hai bên đều chuyển mục tiêu từ mục tiêu quân sự sang mục tiêu dân sinh ở các đô thị, nên các nhà sử học đặt tên nó là "cuộc chiến tên lửa đạn đạo giữa các thành phố".
Sau khi chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, Iran bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo sản xuất trong nước, dựa trên tên lửa đạn đạo Scud. Trong giai đoạn này, Iran đã nhận được sự giúp đỡ từ Nga, Triều Tiên và các nước khác; nhờ đó Iran đã phát triển một số lượng lớn tên lửa đạn đạo mới, làm “phong phú” thêm kho vũ khí của mình. Tên lửa đạn đạo cũng trở thành “con át chủ bài” trong tay Iran.
Tên lửa đạn đạo Fath-360 là tên lửa đạn đạo chiến thuật nhỏ và là phiên bản phát triển tiếp theo của tên lửa đạn đạo Fath-110. Kích thước của nó tương đối nhỏ, tầm bắn khoảng 100-120 km (75 dặm), nghĩa là đầu đạn của nó không lớn và khó có thể phá hủy mục tiêu kiên cố. Chúng thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu chiến thuật.
Tên lửa đạn đạo Fath-110 sử dụng phương pháp dẫn đường hiện đại do Iran tự phát triển. Fath-110 được dẫn đường theo phương pháp quán tính + vệ tinh, có khả năng chống nhiễu mạnh và độ chính xác tấn công tương đối cao.
Tên lửa Fath-110 được phóng đi từ bệ phóng cơ động, bệ phóng có thể mang 6 đạn tên lửa một lúc và sử dụng phương pháp phóng nghiêng. Bề ngoài của nó tương tự như bệ phóng tên lửa chống hạm đất đối hải hay bệ phóng tên lửa phòng không tầm xa.
Phương pháp phóng của tên lửa Fath-110 tương tự như bệ phóng tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất. Trên thực tế, tên lửa dẫn đường quán tính + GPS như ATACMS, được phóng đi từ bệ phóng tên lửa HIMARS cũng tương tự như tên lửa đạn đạo Fath-360 về kích thước và phương pháp dẫn đường. Tuy nhiên tầm bắn của tên lửa ATACMS xa hơn.
Bệ phóng tên lửa đạn đạo Fath-360 sử dụng khung gầm xe tải thương mại, nếu phủ bạt lên bệ phóng, nó biến hình thành xe tải dân sự, nên có khả năng giữ bí mật tốt. Tình báo phương Tây cũng cho biết, có những dấu hiệu cho thấy, Quân đội Nga đã được huấn luyện sử dụng tên lửa ở Iran trong vài tuần qua.
Đáp lại những nghi ngờ của phương Tây, Nga không trả lời, trong khi phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc trực tiếp phủ nhận việc đưa tên lửa tới Nga. Tuyên bố của đại diện Iran có đoạn: "Lập trường của Iran về cuộc xung đột ở Ukraine không thay đổi. Việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột đều dẫn đến thương vong gia tăng, phá hủy cơ sở hạ tầng, đều bị Iran coi là hành động vô nhân đạo”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasir Kanani cũng cho biết: "Iran chưa bao giờ tham gia vào cuộc xung đột này và cả trong tương lai". Ông nói thêm: "Như chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, Cộng hòa Hồi giáo Iran phản đối chiến tranh, luôn ủng hộ việc giải quyết sự khác biệt giữa Nga và Ukraine thông qua các đường lối chính trị, để chấm dứt xung đột”.
Dù Mỹ và phương Tây đều đưa tin Iran cung cấp loại tên lửa này cho Nga, nhưng họ không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục hơn. Nếu Iran đưa ra tuyên bố dứt khoát như vậy, nhiều khả năng truyền thông Mỹ và phương Tây sẽ tung tin đồn thất thiệt.
Trước đó, các thông tin từ Mỹ và phương Tây cũng cho rằng, Triều Tiên đã cung cấp tên lửa đạn đạo KN-23 cho Nga và có thể Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo này để tiến hành cuộc tấn công ban đêm vào kho đạn của Quân đội Ukraine.
Trên thực tế, chính Mỹ và phương Tây đã không ngừng “xuất khẩu vũ khí tiến công tầm xa” sang chiến trường Nga-Ukraine và họ cũng không muốn cuộc chiến này dừng lại, trong khi họ liên tục lên án các nước khác cung cấp vũ khí và trang thiết bị cho Nga, thể hiện “giá trị kép” của phương Tây. (Nguồn ảnh: Al Jazeera, WSJ, IRNA, Wikipedia).