Hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa chấm dứt những sự phức tạp bao quanh, vốn đã tiêu tốn rất nhiều giấy mực của giới truyền thông trong suốt vài năm qua.Ban đầu, bất chấp mọi sự ngăn cản của Mỹ, thậm chí chấp nhận cả việc bị áp đặt lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA và bị loại khỏi chuỗi sản xuất cũng như không được tiếp nhận tiêm kích tàng hình F-35, Ankara vẫn kiên quyết theo đuổi thương vụ S-400 đến cùng.Việc làm này của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, đó là khi vừa chấm dứt cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan, Ankara cáo buộc có thế lực từ Mỹ đứng sau và việc mua S-400 sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Washington.Bên cạnh đó, thời gian này còn chứng kiến quan hệ nồng ấm chưa từng thấy giữa Moskva và Ankara, khi hai bên đạt được nhiều thỏa thuận phối hợp phân chia quyền lợi tại miền Bắc Syria, cũng như các chương trình hợp tác kinh tế đáng chú ý.Nhưng rồi tình hình lại thay đổi rất nhanh chóng, mở màn bằng đợt suy giảm nặng nề của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dưới tác động của đại dịch COVID-19, làm xuất hiện ý kiến Ankara sẽ bán lại S-400 cho Mỹ để đổi lấy 10 tỷ USD cứu trợ.Nhưng đỉnh điểm của quan hệ xấu đi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chính là cuộc chiến Karabakh, khi Ankara đã tiến sâu vào khu vực Kavkaz được xem là "sân sau" của Moskva, khiến Điện Kremlin phải đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn.Theo trang Avia-pro, những bất đồng nghiêm trọng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga liên quan đến vấn đề Syria và Karabakh đã buộc Ankara phải quay trở lại quan hệ hợp tác với Washington.Một trong những thời điểm quan trọng trong quá trình cải thiện quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể là hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf, khi bí mật của vũ khí này rất được Washington quan tâm.“Thổ Nhĩ Kỳ đang tính đến việc cải thiện quan hệ với các đối tác NATO bằng cách xích lại gần chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Joseph Biden - người có quan điểm rất khác so với ông Donald Trump"."Đồng thời Ankara có thể thúc đẩy sửa đổi chính sách đối ngoại của mình, mục đích 'làm gia tăng bất đồng' với Moskva trong bối cảnh phân biệt lợi ích của họ ở Libya và Syria".Hãng thông tấn Nga TASS dẫn nguồn tin phương Tây cho rằng điều này sẽ được tạo điều kiện bởi mối quan hệ giữa hai nước đang xấu đi sau khi "Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm sân sau của Nga ở Kavkaz, ủng hộ Azerbaijan" trong cuộc xung đột vũ trang tại Nagorno-Karabakh.Theo các chuyên gia, ngoài dữ liệu về S-400, Thổ Nhĩ Kỳ không có gì hơn để cung cấp cho Washington, và xét đên thực tế là các lệnh trừng phạt đối với Ankara vì việc mua S-400 đang chưa được áp dụng hết mức, Mỹ rõ ràng cũng muốn tái lập quan hệ với Ankara.Bên cạnh việc tiết lộ bí mật của S-400 cho Mỹ để hy vọng nhận lại tiêm kích F-35, Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể thực hiện bước đi nguy hiểm hơn với Nga đó là bố trí Triumf ngay sát bán đảo Crimea, đặc biệt khi hệ thống này đang ở sẵn bên bờ Biển Đen.Hiện tại Điện Kremlin chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin trên, nhưng trước đó nhiều chuyên gia quân sự nước này đã nói về những nguy cơ lớn khi bán vũ khí tối tân cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa chấm dứt những sự phức tạp bao quanh, vốn đã tiêu tốn rất nhiều giấy mực của giới truyền thông trong suốt vài năm qua.
Ban đầu, bất chấp mọi sự ngăn cản của Mỹ, thậm chí chấp nhận cả việc bị áp đặt lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA và bị loại khỏi chuỗi sản xuất cũng như không được tiếp nhận tiêm kích tàng hình F-35, Ankara vẫn kiên quyết theo đuổi thương vụ S-400 đến cùng.
Việc làm này của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, đó là khi vừa chấm dứt cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan, Ankara cáo buộc có thế lực từ Mỹ đứng sau và việc mua S-400 sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Washington.
Bên cạnh đó, thời gian này còn chứng kiến quan hệ nồng ấm chưa từng thấy giữa Moskva và Ankara, khi hai bên đạt được nhiều thỏa thuận phối hợp phân chia quyền lợi tại miền Bắc Syria, cũng như các chương trình hợp tác kinh tế đáng chú ý.
Nhưng rồi tình hình lại thay đổi rất nhanh chóng, mở màn bằng đợt suy giảm nặng nề của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dưới tác động của đại dịch COVID-19, làm xuất hiện ý kiến Ankara sẽ bán lại S-400 cho Mỹ để đổi lấy 10 tỷ USD cứu trợ.
Nhưng đỉnh điểm của quan hệ xấu đi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chính là cuộc chiến Karabakh, khi Ankara đã tiến sâu vào khu vực Kavkaz được xem là "sân sau" của Moskva, khiến Điện Kremlin phải đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn.
Theo trang Avia-pro, những bất đồng nghiêm trọng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga liên quan đến vấn đề Syria và Karabakh đã buộc Ankara phải quay trở lại quan hệ hợp tác với Washington.
Một trong những thời điểm quan trọng trong quá trình cải thiện quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể là hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf, khi bí mật của vũ khí này rất được Washington quan tâm.
“Thổ Nhĩ Kỳ đang tính đến việc cải thiện quan hệ với các đối tác NATO bằng cách xích lại gần chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Joseph Biden - người có quan điểm rất khác so với ông Donald Trump".
"Đồng thời Ankara có thể thúc đẩy sửa đổi chính sách đối ngoại của mình, mục đích 'làm gia tăng bất đồng' với Moskva trong bối cảnh phân biệt lợi ích của họ ở Libya và Syria".
Hãng thông tấn Nga TASS dẫn nguồn tin phương Tây cho rằng điều này sẽ được tạo điều kiện bởi mối quan hệ giữa hai nước đang xấu đi sau khi "Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm sân sau của Nga ở Kavkaz, ủng hộ Azerbaijan" trong cuộc xung đột vũ trang tại Nagorno-Karabakh.
Theo các chuyên gia, ngoài dữ liệu về S-400, Thổ Nhĩ Kỳ không có gì hơn để cung cấp cho Washington, và xét đên thực tế là các lệnh trừng phạt đối với Ankara vì việc mua S-400 đang chưa được áp dụng hết mức, Mỹ rõ ràng cũng muốn tái lập quan hệ với Ankara.
Bên cạnh việc tiết lộ bí mật của S-400 cho Mỹ để hy vọng nhận lại tiêm kích F-35, Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể thực hiện bước đi nguy hiểm hơn với Nga đó là bố trí Triumf ngay sát bán đảo Crimea, đặc biệt khi hệ thống này đang ở sẵn bên bờ Biển Đen.
Hiện tại Điện Kremlin chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin trên, nhưng trước đó nhiều chuyên gia quân sự nước này đã nói về những nguy cơ lớn khi bán vũ khí tối tân cho Thổ Nhĩ Kỳ.