Được thiết kế với tiêu chuẩn của thủy phi cơ, Supermarine Walrus hay gọi ngắn gọn là Walrus là một trong số ít những loại máy bay hai tầng cánh hiếm hoi được thiết kế và sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Flickr.Chiếc phi cơ này được thiết kế với mục đích ban đầu để làm máy bay do thám trên không. Tuy nhiên trong cuộc chiến lớn nhất của nhân loại, nó lại làm cực tốt nhiệm vụ cứu hộ. Nguồn ảnh: Flickr.Do có tới hai tầng cánh, thủy phi cơ Walrus có tốc độ bay cực chậm, rất phù hợp với việc rà soát mặt biển để tìm kiếm cứu nạn - một công việc mà nếu bay nhanh quá nhiều khi sẽ khó quan sát kỹ được mặt biển. Nguồn ảnh: Flickr.Thêm vào đó, do có 2 tầng cánh lên Walrus có thể phóng lên không một cách đơn giản từ bất cứ tàu khu trục hoặc thiết giáp hạm nào. Việc thu hồi máy bay có phần phức tạp hơn khi nó phải hạ cánh xuống nước và được tàu mẹ cẩu lên. Nguồn ảnh: Flickr.Có phi hành đoàn từ 3 tới 4 người tùy từng nhiệm vụ, phi cơ Walrus có chiều dài vòa khoảng 11,45 mét, sải cánh 14 mét, kèm theo đó là một động cơ Bristol Pegasus với công suất tổng cộng 680 mã lực. Nguồn ảnh: Flickr.Chiếc phi cơ này có tốc độ tối đa khoảng 215 km/h, tốc độ trung bình khoảng 180 km/h và có tốc độ tối thiểu chỉ khoảng 110 km/h - nghĩa là nó có thể bay là là mặt biển với tốc độ của một chiếc xe hơi. Nguồn ảnh: Pinterest.Trần bay tối đa của máy bay Walrrus vào khoảng 5600 mét. Chiếc phi cơ này cũng được trang bị vũ khí ở mức độ tối thiểu để có thể tự vệ trong những phi vụ giải cứu ở địa phận của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, Walrus được trang bị 2 hoặc 3 súng máy Vickers cỡ nòng 7,7 mm và cũng có khả năng mang bom. Nó có thể mang được tổng cộng 6 quả bom 45 kg hoặc 2 quả bom 110 kg hoặc 1 quả bom chống ngầm 110 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng đã có 740 chiếc thủy phi cơ Supermarine Walrus từng được sản xuất và phục vụ trong thời gian từ năm 1936 tới năm 1944 trong biên chế của Hải quân Anh, Hải quân Irish, Không quân Hoàng gia Anh, Không quân Hoàng gia Úc và hàng chục quốc gia khác. Nguồn ảnh: Pinterest.Supermarine thậm chí còn có cả phiên bản cánh gấp để phục vụ trên các tàu sân bay. Trước khi trực thăng ra đời, đây là phương tiện cứu hộ trên biển duy nhất của nhiều lực lượng hải quân trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Walrus có tổng cộng hai phiên bản khác biệt nhau hoàn toàn, trong đó phiên bản Walrus I có thân làm bằng kim loại, trong khi đó phiên bản Walrus II lại chỉ có thân làm bằng gỗ. Nguồn ảnh: Australia.Vào năm 1946, giá của mỗi chiếc Walrus chỉ vào khoảng 150 Bảng Anh - tương đương với khoảng 10.000 Bảng Anh so với tỷ giá hiện tại. Đây rõ ràng là một cái giá cực kỳ phải chăng cho một chiếc phi cơ đa dụng và hiệu quả này. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Máy bay cứu hộ Supermarine Walrus thực hiện nhiệm vụ cứu hộ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Được thiết kế với tiêu chuẩn của thủy phi cơ, Supermarine Walrus hay gọi ngắn gọn là Walrus là một trong số ít những loại máy bay hai tầng cánh hiếm hoi được thiết kế và sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiếc phi cơ này được thiết kế với mục đích ban đầu để làm máy bay do thám trên không. Tuy nhiên trong cuộc chiến lớn nhất của nhân loại, nó lại làm cực tốt nhiệm vụ cứu hộ. Nguồn ảnh: Flickr.
Do có tới hai tầng cánh, thủy phi cơ Walrus có tốc độ bay cực chậm, rất phù hợp với việc rà soát mặt biển để tìm kiếm cứu nạn - một công việc mà nếu bay nhanh quá nhiều khi sẽ khó quan sát kỹ được mặt biển. Nguồn ảnh: Flickr.
Thêm vào đó, do có 2 tầng cánh lên Walrus có thể phóng lên không một cách đơn giản từ bất cứ tàu khu trục hoặc thiết giáp hạm nào. Việc thu hồi máy bay có phần phức tạp hơn khi nó phải hạ cánh xuống nước và được tàu mẹ cẩu lên. Nguồn ảnh: Flickr.
Có phi hành đoàn từ 3 tới 4 người tùy từng nhiệm vụ, phi cơ Walrus có chiều dài vòa khoảng 11,45 mét, sải cánh 14 mét, kèm theo đó là một động cơ Bristol Pegasus với công suất tổng cộng 680 mã lực. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiếc phi cơ này có tốc độ tối đa khoảng 215 km/h, tốc độ trung bình khoảng 180 km/h và có tốc độ tối thiểu chỉ khoảng 110 km/h - nghĩa là nó có thể bay là là mặt biển với tốc độ của một chiếc xe hơi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trần bay tối đa của máy bay Walrrus vào khoảng 5600 mét. Chiếc phi cơ này cũng được trang bị vũ khí ở mức độ tối thiểu để có thể tự vệ trong những phi vụ giải cứu ở địa phận của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, Walrus được trang bị 2 hoặc 3 súng máy Vickers cỡ nòng 7,7 mm và cũng có khả năng mang bom. Nó có thể mang được tổng cộng 6 quả bom 45 kg hoặc 2 quả bom 110 kg hoặc 1 quả bom chống ngầm 110 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng đã có 740 chiếc thủy phi cơ Supermarine Walrus từng được sản xuất và phục vụ trong thời gian từ năm 1936 tới năm 1944 trong biên chế của Hải quân Anh, Hải quân Irish, Không quân Hoàng gia Anh, Không quân Hoàng gia Úc và hàng chục quốc gia khác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Supermarine thậm chí còn có cả phiên bản cánh gấp để phục vụ trên các tàu sân bay. Trước khi trực thăng ra đời, đây là phương tiện cứu hộ trên biển duy nhất của nhiều lực lượng hải quân trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Walrus có tổng cộng hai phiên bản khác biệt nhau hoàn toàn, trong đó phiên bản Walrus I có thân làm bằng kim loại, trong khi đó phiên bản Walrus II lại chỉ có thân làm bằng gỗ. Nguồn ảnh: Australia.
Vào năm 1946, giá của mỗi chiếc Walrus chỉ vào khoảng 150 Bảng Anh - tương đương với khoảng 10.000 Bảng Anh so với tỷ giá hiện tại. Đây rõ ràng là một cái giá cực kỳ phải chăng cho một chiếc phi cơ đa dụng và hiệu quả này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Máy bay cứu hộ Supermarine Walrus thực hiện nhiệm vụ cứu hộ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.