Trong thập kỷ qua, những vụ nổ, do các thiết bị nổ tự chế đã xảy ra vô số lần trên vùng đất Trung Đông, mang đến sự chết chóc kinh hoàng; những thiết bị nổ này được chế tạo và bố trí theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường trái với những quy luật quân sự thông thường.Thiết bị nổ tự chế, tên viêt tắt tiếng Anh là IED, cũng giống như cái tên của nó, nó có thể được chế tạo và kích nổ bằng một phương pháp từ đơn giản đến rất hiện đại; những IED này, thông thường sẽ được đặt trên đường, nơi mục tiêu thường đi qua. Do đó, IED còn được gọi là "bom bên đường".Bởi vì nó là một thiết bị nổ tự chế, nên việc triển khai IED cũng rất đơn giản, nó có thể ngụy trang như một túi rác, hoặc để trên một chiếc xe đạp ven đường, hoặc được chôn dưới đất…; và hiện đại hơn, một số kẻ khủng bố đã sáng tạo ra cách ném bom bằng máy bay không người lái.Với các thiết bị nổ tự chế, mọi người đều là nhà thiết kế và ai cũng có thể là nhà sản xuất, vì thế các IED có cả trăm kiểu, không giống như các thiết bị sản xuất hàng loạt; do vậy rất khó tìm ra phương pháp đối phó hiệu quả với IED.Những IED có thể chế tạo theo phương pháp cổ xưa nhất là bằng thuốc nổ đen, đóng vào chai và gài ven đường, tuy nhiên những IED này khó gây thiệt hại. Những IED này phần lớn do những kẻ khủng bố nghiệp dư, chưa được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ quân sự.Những IED do những kẻ khủng bố được đào tạo chuyên nghiệp thì dù bạn có đi bằng các xe kháng mìn hiện đại nhất, thậm chí là bằng xe tăng hạng nặng thì nó vẫn đủ sức nhấc bổng và xé toạc bạn trên không trung.Việc chống lại các thiết bị nổ tự chế cũng gặp vô vàn khó khăn, khi các phương pháp gây nổ không hề giống nhau; bởi vì bạn không bao giờ biết phương pháp kích nổ nào sẽ được sử dụng trong IED tiếp theo, cài ở đâu và bao giờ phát nổ.Trên chiến trường Trung Đông, dù có là Quân đội Mỹ hay Nga, hoặc bất kỳ một quân đội nào khác, được bảo vệ bằng những xe kháng mìn hiện đại nhất, hoặc bằng những xe bọc thép có lớp giáp hỗn hợp có thể chống lại đạn chống tăng PRG; nhưng chưa chắc có thể chịu được những đòn đánh từ những IED có sức công phá lớn.Những IED nhiều khi không đơn thuần chỉ là các khối thuốc nổ thông thường, mà có khi bằng đầu đạn pháo 155 mm, thậm chí bằng cả quả bom có trọng lượng đến 250 kg, mà các lực lượng khủng bố thu được từ các kho vũ khí của Quân đội Syria hoặc Iraq; hoặc chính là những quả bom do máy bay Mỹ hoặc Nga ném xuống, nhưng không nổ.Trên thực tế, các loại IED tự chế bằng các loại đạn pháo và bom lép không phải là những gì quá mới, nó được sáng chế từ các cuộc chiến tranh du kích từ thế chiến thứ nhất; nhưng phương pháp gây nổ của IED tại khu vực Trung Đông lại được áp dụng những phương pháp hiện đại nhất của thế kỷ 21.Thay vì gây nổ bằng cách giật dây, hoặc chập điện như vài chục năm về trước, thì những IED có sức công phá kinh hoàng này, được điều khiển nổ bằng các thiết bị nổ từ xa, hoặc thiết bị gây nổ hồng ngoại.Thiết bị điều khiển nổ từ xa bằng sóng vô tuyến hoặc bằng các thiết bị dựa trên sóng điện thoại di động; tuy nhiên, những thiết bị này dễ dàng bị vô hiệu bằng các thiết bị phá sóng, được tích hợp trên các xe tuần tra.Thiết bị điều khiển nổ bằng hồng ngoại, gồm một bộ phát hồng ngoại, được đặt ở một bên đường; một thiết bị nhận, được đặt ở phía đối diện. Nguyên lý của toàn bộ thiết bị, giống như một cánh cửa tự động, khi có mục tiêu đi qua, sẽ đóng điện cho kíp nổ; đây là nguyên lý của các loại mìn hiện đại và rất khó có thể vô hiệu hóa loại IED này.Nhưng nỗi kinh hoàng về IED tại Trung Đông chưa dừng lại ở những quả bom ven đường, những thứ này chỉ có thể dùng để phục kích những đoàn xe, nhưng nó không đáp ứng nguyện vọng của lực lượng khủng bố giàu tham vọng; cao cấp hơn, những IED phi tiêu chuẩn này, đã biến thành những thiết bị nổ tự sát (SVBIED) hay còn gọi là các xe bom.Nhưng nỗi kinh hoàng về IED tại Trung Đông chưa dừng lại ở những quả bom ven đường, những thứ này chỉ có thể dùng để phục kích những đoàn xe, nhưng nó không đáp ứng nguyện vọng của lực lượng khủng bố giàu tham vọng; cao cấp hơn, những IED phi tiêu chuẩn này, đã biến thành những thiết bị nổ tự sát (SVBIED) hay còn gọi là các xe bom.Không chỉ dùng các loại xe bán tải để biến thành các SVBIED, lực lượng khủng bố IS còn dùng những chiếc xe tăng T-54 hoặc T-62, được bỏ tháp pháo và chứa đầy thuốc nổ; trong chiến đấu, những chiếc xe bom này rất khó phá hủy, chúng thường được lực lượng IS sử dụng làm phương tiện mở cửa, đánh chiếm đầu cầu, gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Iraq và Quân đội chính phủ Syria. Video Tướng Iran thiệt mạng ở Iraq - Nguồn: VTC Now
Trong thập kỷ qua, những vụ nổ, do các thiết bị nổ tự chế đã xảy ra vô số lần trên vùng đất Trung Đông, mang đến sự chết chóc kinh hoàng; những thiết bị nổ này được chế tạo và bố trí theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường trái với những quy luật quân sự thông thường.
Thiết bị nổ tự chế, tên viêt tắt tiếng Anh là IED, cũng giống như cái tên của nó, nó có thể được chế tạo và kích nổ bằng một phương pháp từ đơn giản đến rất hiện đại; những IED này, thông thường sẽ được đặt trên đường, nơi mục tiêu thường đi qua. Do đó, IED còn được gọi là "bom bên đường".
Bởi vì nó là một thiết bị nổ tự chế, nên việc triển khai IED cũng rất đơn giản, nó có thể ngụy trang như một túi rác, hoặc để trên một chiếc xe đạp ven đường, hoặc được chôn dưới đất…; và hiện đại hơn, một số kẻ khủng bố đã sáng tạo ra cách ném bom bằng máy bay không người lái.
Với các thiết bị nổ tự chế, mọi người đều là nhà thiết kế và ai cũng có thể là nhà sản xuất, vì thế các IED có cả trăm kiểu, không giống như các thiết bị sản xuất hàng loạt; do vậy rất khó tìm ra phương pháp đối phó hiệu quả với IED.
Những IED có thể chế tạo theo phương pháp cổ xưa nhất là bằng thuốc nổ đen, đóng vào chai và gài ven đường, tuy nhiên những IED này khó gây thiệt hại. Những IED này phần lớn do những kẻ khủng bố nghiệp dư, chưa được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ quân sự.
Những IED do những kẻ khủng bố được đào tạo chuyên nghiệp thì dù bạn có đi bằng các xe kháng mìn hiện đại nhất, thậm chí là bằng xe tăng hạng nặng thì nó vẫn đủ sức nhấc bổng và xé toạc bạn trên không trung.
Việc chống lại các thiết bị nổ tự chế cũng gặp vô vàn khó khăn, khi các phương pháp gây nổ không hề giống nhau; bởi vì bạn không bao giờ biết phương pháp kích nổ nào sẽ được sử dụng trong IED tiếp theo, cài ở đâu và bao giờ phát nổ.
Trên chiến trường Trung Đông, dù có là Quân đội Mỹ hay Nga, hoặc bất kỳ một quân đội nào khác, được bảo vệ bằng những xe kháng mìn hiện đại nhất, hoặc bằng những xe bọc thép có lớp giáp hỗn hợp có thể chống lại đạn chống tăng PRG; nhưng chưa chắc có thể chịu được những đòn đánh từ những IED có sức công phá lớn.
Những IED nhiều khi không đơn thuần chỉ là các khối thuốc nổ thông thường, mà có khi bằng đầu đạn pháo 155 mm, thậm chí bằng cả quả bom có trọng lượng đến 250 kg, mà các lực lượng khủng bố thu được từ các kho vũ khí của Quân đội Syria hoặc Iraq; hoặc chính là những quả bom do máy bay Mỹ hoặc Nga ném xuống, nhưng không nổ.
Trên thực tế, các loại IED tự chế bằng các loại đạn pháo và bom lép không phải là những gì quá mới, nó được sáng chế từ các cuộc chiến tranh du kích từ thế chiến thứ nhất; nhưng phương pháp gây nổ của IED tại khu vực Trung Đông lại được áp dụng những phương pháp hiện đại nhất của thế kỷ 21.
Thay vì gây nổ bằng cách giật dây, hoặc chập điện như vài chục năm về trước, thì những IED có sức công phá kinh hoàng này, được điều khiển nổ bằng các thiết bị nổ từ xa, hoặc thiết bị gây nổ hồng ngoại.
Thiết bị điều khiển nổ từ xa bằng sóng vô tuyến hoặc bằng các thiết bị dựa trên sóng điện thoại di động; tuy nhiên, những thiết bị này dễ dàng bị vô hiệu bằng các thiết bị phá sóng, được tích hợp trên các xe tuần tra.
Thiết bị điều khiển nổ bằng hồng ngoại, gồm một bộ phát hồng ngoại, được đặt ở một bên đường; một thiết bị nhận, được đặt ở phía đối diện. Nguyên lý của toàn bộ thiết bị, giống như một cánh cửa tự động, khi có mục tiêu đi qua, sẽ đóng điện cho kíp nổ; đây là nguyên lý của các loại mìn hiện đại và rất khó có thể vô hiệu hóa loại IED này.
Nhưng nỗi kinh hoàng về IED tại Trung Đông chưa dừng lại ở những quả bom ven đường, những thứ này chỉ có thể dùng để phục kích những đoàn xe, nhưng nó không đáp ứng nguyện vọng của lực lượng khủng bố giàu tham vọng; cao cấp hơn, những IED phi tiêu chuẩn này, đã biến thành những thiết bị nổ tự sát (SVBIED) hay còn gọi là các xe bom.
Nhưng nỗi kinh hoàng về IED tại Trung Đông chưa dừng lại ở những quả bom ven đường, những thứ này chỉ có thể dùng để phục kích những đoàn xe, nhưng nó không đáp ứng nguyện vọng của lực lượng khủng bố giàu tham vọng; cao cấp hơn, những IED phi tiêu chuẩn này, đã biến thành những thiết bị nổ tự sát (SVBIED) hay còn gọi là các xe bom.
Không chỉ dùng các loại xe bán tải để biến thành các SVBIED, lực lượng khủng bố IS còn dùng những chiếc xe tăng T-54 hoặc T-62, được bỏ tháp pháo và chứa đầy thuốc nổ; trong chiến đấu, những chiếc xe bom này rất khó phá hủy, chúng thường được lực lượng IS sử dụng làm phương tiện mở cửa, đánh chiếm đầu cầu, gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Iraq và Quân đội chính phủ Syria.
Video Tướng Iran thiệt mạng ở Iraq - Nguồn: VTC Now