Tạp chí Global Defense News của Bỉ cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 thuộc Cụm quân Trung tâm của Quân đội Nga đã bắn hạ hai tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow của Anh, một UAV Tekever của Bồ Đào Nha, hai UAV Furia và Leleka của Ukraine cùng các tên lửa tầm xa được phóng từ bệ phóng tên lửa cơ động HIMARS.Tor-M2 là hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác. Global Defense News lần đầu tiên đưa tin về việc tên lửa Storm Shadow bị tên lửa Nga đánh chặn thành công.Tên lửa hành trình Storm Shadow (của Pháp gọi là SCALP-EG) được Anh và Pháp viện trợ cho Ukraine. Đây là loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa, được phóng từ trên không, để tấn công chính xác vào các mục tiêu được phòng thủ tốt.Chiều dài của tên lửa Storm Shadow khoảng 5,1 mét, trọng lượng khoảng 1.300 kg, tầm bay trên 250 km, mặc dù có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng nhiên liệu mang theo và mục đích sử dụng. Storm Shadow/SCALP EG được trang bị đầu đạn BROACH, kết hợp giữa khả năng xuyên thấu và chất nổ phân mảnh, để tấn công hiệu quả các mục tiêu kiên cố và ngầm sâu dưới lòng đất.Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), nơi tiến hành giám sát hàng ngày tình hình trong khu vực chiến trường Ukraine, viết: Storm Shadow hiện được sử dụng ít hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, mặc dù hai loại có tầm bắn tương đương.Điều này có thể là do tên lửa ATACMS được phóng từ mặt đất (từ hệ thống M142 HIMARS hoặc M270 MLRS, hiện có số lượng lớn trong Quân đội Ukraine); tuy nhiên tên lửa Storm Shadow được phóng từ máy bay Su-24M hoặc Su-27. Việc hiếm khi sử dụng tên lửa Storm Shadow được giải thích là do Quân đội Ukraine gần như hết máy bay chiến đấu.Tuy nhiên vào ngày 13/4, Quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công vào Nhà máy Kỹ thuật Lugansk, hiện đang chuẩn bị khai trương. Sau đó, sau một thời gian dài không được sử dụng, tên lửa Storm Shadow đã được sử dụng vào đêm 30/6, rạng sáng 1/7 để tấn công các mục tiêu vào quân cảng Sevastopol ở Crimea.Tổng thống Ukraine Zelensky đã công khai kêu gọi lãnh đạo các nước Pháp, Anh và một “nước thứ ba nào đó”, cho phép Quân đội Ukraine được phép sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga. Tờ Telegraph, tờ báo đầu tiên đưa tin về các cuộc đàm phán bí mật này đã viết, “quốc gia thứ ba” cung cấp tên lửa Storm Shadow cho Ukraine, nhưng chưa bao giờ được nêu tên? Nhưng lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky đã bị từ chối. Các nguồn tin giấu tên của chính phủ Anh nói với Telegraph rằng, chính sách của Anh “không thay đổi” và nước này sẽ không cho phép Ukraine sử dụng tên lửa của mình để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Và sau đó, tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng chính thức tuyên bố như vậy . Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người Anh lo sợ trước thực tế rằng, khả năng phòng không và tác chiến điện tử của Nga sẽ giúp họ có thể tiêu diệt tất cả các tên lửa Storm Shadow đang bay. Và điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của ngành công nghiệp quốc phòng của Anh, vốn đang bị các quốc gia đồng minh cạnh tranh dữ dội. Vì lý do tương tự (sợ dư luận xấu), người Anh yêu cầu tất cả xe tăng Challenger 2 phải rút ngay khỏi tiền tuyến, sau khi một trong số chúng bị phá hủy “ngay trong trận đầu ra quân”. Chiếc xe tăng Challenger 2 thuộc Lữ đoàn dù số 82 của Quân đội Ukraine và đã bị tiêu diệt vào đầu tháng 9/2023, trong trận đánh gần Rabotino, vùng Zaporozhye. Do sự thành công của tác chiến điện tử của Nga, Quân đội Ukraine gần như đã ngừng hoàn toàn việc sử dụng bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GMLRS), và đạn pháo có điều khiển Excalibur. Cả hai loại vũ khí trên đều được dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh GPS. Còn người Đức “đã rút kinh nghiệm” từ vụ xe tăng Leopard 2, khi từ chối chuyển giao tên lửa hành trình tấn công mặt đất Taurus, cũng được phóng từ trên không cho Quân đội Ukraine, do lo sợ “mất hình ảnh”. Bây giờ người Anh nên lo sợ về tên lửa hành trình Storm Shadow cũng bị người Nga làm “mất hình ảnh”, khi khả năng phòng không của Nga ngày càng tăng. Hơn nữa, tên lửa còn có thể bị đánh chặn hiệu quả bởi các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, trong đó có Tor-M2.Hệ thống phòng không cơ động Tor-M2 có tầm bắn từ 12-15 km, tùy thuộc vào tên lửa và điều kiện phóng đạn. Tor-M2 có thể đánh chặn hiệu quả các mục tiêu bay ở độ cao từ 10 mét đến 10 nghìn mét. Ưu điểm của Tor-M2 là có thể được triển khai nhanh chóng ở nhiều địa điểm khác nhau, cung cấp khả năng bao phủ liên tục trên không phận, với khả năng linh hoạt cao.Hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn Tor-M2 của Nga vẫn tiếp tục là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn cực kỳ hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở Ukraine. Công nghệ dẫn đường và radar tiên tiến của hệ thống, cho phép hệ thống theo dõi và đồng thời tấn công nhiều mục tiêu, ngay cả trong môi trường tác chiến điện tử đầy thách thức.Với khả năng cơ động, khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và khả năng chống lại các biện pháp đối phó điện tử, Tor-M2 đảm bảo khả năng bảo vệ đáng tin cậy cho mục tiêu và cơ sở hạ tầng quan trọng, tăng cường khả năng phòng thủ tổng thể chống lại các mối đe dọa trên không hiện đại và đa dạng. (Nguồn ảnh: Blind, CNN, Reuters, Ukrinform, Topwar).
Tạp chí Global Defense News của Bỉ cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 thuộc Cụm quân Trung tâm của Quân đội Nga đã bắn hạ hai tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow của Anh, một UAV Tekever của Bồ Đào Nha, hai UAV Furia và Leleka của Ukraine cùng các tên lửa tầm xa được phóng từ bệ phóng tên lửa cơ động HIMARS.
Tor-M2 là hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác. Global Defense News lần đầu tiên đưa tin về việc tên lửa Storm Shadow bị tên lửa Nga đánh chặn thành công.
Tên lửa hành trình Storm Shadow (của Pháp gọi là SCALP-EG) được Anh và Pháp viện trợ cho Ukraine. Đây là loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa, được phóng từ trên không, để tấn công chính xác vào các mục tiêu được phòng thủ tốt.
Chiều dài của tên lửa Storm Shadow khoảng 5,1 mét, trọng lượng khoảng 1.300 kg, tầm bay trên 250 km, mặc dù có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng nhiên liệu mang theo và mục đích sử dụng. Storm Shadow/SCALP EG được trang bị đầu đạn BROACH, kết hợp giữa khả năng xuyên thấu và chất nổ phân mảnh, để tấn công hiệu quả các mục tiêu kiên cố và ngầm sâu dưới lòng đất.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), nơi tiến hành giám sát hàng ngày tình hình trong khu vực chiến trường Ukraine, viết: Storm Shadow hiện được sử dụng ít hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, mặc dù hai loại có tầm bắn tương đương.
Điều này có thể là do tên lửa ATACMS được phóng từ mặt đất (từ hệ thống M142 HIMARS hoặc M270 MLRS, hiện có số lượng lớn trong Quân đội Ukraine); tuy nhiên tên lửa Storm Shadow được phóng từ máy bay Su-24M hoặc Su-27. Việc hiếm khi sử dụng tên lửa Storm Shadow được giải thích là do Quân đội Ukraine gần như hết máy bay chiến đấu.
Tuy nhiên vào ngày 13/4, Quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công vào Nhà máy Kỹ thuật Lugansk, hiện đang chuẩn bị khai trương. Sau đó, sau một thời gian dài không được sử dụng, tên lửa Storm Shadow đã được sử dụng vào đêm 30/6, rạng sáng 1/7 để tấn công các mục tiêu vào quân cảng Sevastopol ở Crimea.
Tổng thống Ukraine Zelensky đã công khai kêu gọi lãnh đạo các nước Pháp, Anh và một “nước thứ ba nào đó”, cho phép Quân đội Ukraine được phép sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga. Tờ Telegraph, tờ báo đầu tiên đưa tin về các cuộc đàm phán bí mật này đã viết, “quốc gia thứ ba” cung cấp tên lửa Storm Shadow cho Ukraine, nhưng chưa bao giờ được nêu tên?
Nhưng lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky đã bị từ chối. Các nguồn tin giấu tên của chính phủ Anh nói với Telegraph rằng, chính sách của Anh “không thay đổi” và nước này sẽ không cho phép Ukraine sử dụng tên lửa của mình để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Và sau đó, tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng chính thức tuyên bố như vậy .
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người Anh lo sợ trước thực tế rằng, khả năng phòng không và tác chiến điện tử của Nga sẽ giúp họ có thể tiêu diệt tất cả các tên lửa Storm Shadow đang bay. Và điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của ngành công nghiệp quốc phòng của Anh, vốn đang bị các quốc gia đồng minh cạnh tranh dữ dội.
Vì lý do tương tự (sợ dư luận xấu), người Anh yêu cầu tất cả xe tăng Challenger 2 phải rút ngay khỏi tiền tuyến, sau khi một trong số chúng bị phá hủy “ngay trong trận đầu ra quân”. Chiếc xe tăng Challenger 2 thuộc Lữ đoàn dù số 82 của Quân đội Ukraine và đã bị tiêu diệt vào đầu tháng 9/2023, trong trận đánh gần Rabotino, vùng Zaporozhye.
Do sự thành công của tác chiến điện tử của Nga, Quân đội Ukraine gần như đã ngừng hoàn toàn việc sử dụng bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GMLRS), và đạn pháo có điều khiển Excalibur. Cả hai loại vũ khí trên đều được dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh GPS.
Còn người Đức “đã rút kinh nghiệm” từ vụ xe tăng Leopard 2, khi từ chối chuyển giao tên lửa hành trình tấn công mặt đất Taurus, cũng được phóng từ trên không cho Quân đội Ukraine, do lo sợ “mất hình ảnh”.
Bây giờ người Anh nên lo sợ về tên lửa hành trình Storm Shadow cũng bị người Nga làm “mất hình ảnh”, khi khả năng phòng không của Nga ngày càng tăng. Hơn nữa, tên lửa còn có thể bị đánh chặn hiệu quả bởi các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, trong đó có Tor-M2.
Hệ thống phòng không cơ động Tor-M2 có tầm bắn từ 12-15 km, tùy thuộc vào tên lửa và điều kiện phóng đạn. Tor-M2 có thể đánh chặn hiệu quả các mục tiêu bay ở độ cao từ 10 mét đến 10 nghìn mét. Ưu điểm của Tor-M2 là có thể được triển khai nhanh chóng ở nhiều địa điểm khác nhau, cung cấp khả năng bao phủ liên tục trên không phận, với khả năng linh hoạt cao.
Hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn Tor-M2 của Nga vẫn tiếp tục là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn cực kỳ hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở Ukraine. Công nghệ dẫn đường và radar tiên tiến của hệ thống, cho phép hệ thống theo dõi và đồng thời tấn công nhiều mục tiêu, ngay cả trong môi trường tác chiến điện tử đầy thách thức.
Với khả năng cơ động, khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và khả năng chống lại các biện pháp đối phó điện tử, Tor-M2 đảm bảo khả năng bảo vệ đáng tin cậy cho mục tiêu và cơ sở hạ tầng quan trọng, tăng cường khả năng phòng thủ tổng thể chống lại các mối đe dọa trên không hiện đại và đa dạng. (Nguồn ảnh: Blind, CNN, Reuters, Ukrinform, Topwar).