Vào đêm 28/3, Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander vào vị trí đóng quân của Đại đội trinh sát của Lữ đoàn xung kích Azov số 3, tại làng Novopokrovs'ke Novogrodovka ở phía tây thành phố Avdiivka, thuộc tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine.Làng Novogrodovka là nơi đứng chân của Lữ đoàn xung kích Azov số 3, sau khi họ rút khỏi thành phố Avdiivka vào cuối tháng 2 vừa qua. Tại đây, đại đội trinh sát của lữ đoàn đã được triển khai trú quân tạm thời, trong tòa nhà ký túc xá của Công ty PJSC Mashzavod.Cuộc tấn công vào vị trí đóng quân của đại đội trinh sát tại ký túc xá trên được Nga thực hiện bằng hai quả tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander. Kết quả là tòa nhà ký túc xá đã bị phá hủy và một số xe ô tô đậu gần tòa nhà bị phá hủy và hư hại một phần.Sau khi tên lửa Nga tập kích, một đám cháy đã bùng phát ở tòa nhà ký túc xá của công ty PJSC Mashzavod và đã gây ra vụ nổ thứ cấp của đạn. Các nguồn tin cho biết, do cuộc tấn công của Nga, ít nhất 7 binh sĩ của đại đội trinh sát đã thiệt mạng và ít nhất 9 người bị thương.Trong khi đó các nguồn tin Ukraine cho biết, lần đầu tiên, lực lượng không quân chiến thuật của Nga đã tấn công một cơ sở của Ukraine ở ngoại ô thành phố Kharkov bằng bom lượn có điều khiển, khiến dân 4 quận của thành phố Kharkov bắt đầu phải sơ tán.Các nguồn tin Ukraine cho biết, có hai vụ nổ mạnh tại khu vực doanh nghiệp thiết bị y tế Cryotekhnika, nơi được cho là đã được sử dụng để biến thành doanh trại tạm thời cho một số đơn vị Quân đội Ukraine đóng tại đây.Các nguồn tin Ukraine cũng cho biết, Không quân Nga có thể dùng bom lượn có điều khiển loại FAB-250. Trước đây, loại bom này không được sử dụng để tấn công các mục tiêu trong thành phố; nhưng bây giờ, có thể Nga sử dụng loại bom này để có tầm bay xa hơn.Khoảng cách từ điểm rơi của bom đến biên giới Ukraine-Nga là khoảng 50 km và đến vị trí giao tranh gần nhất là khoảng 100 km. Nhưng hiện chưa rõ việc thả bom lượn của máy bay chiến đấu Nga được tiến hành từ hướng nào?Một số chuyên gia cho rằng, có thể Nga sử dụng bom dẫn đường có điều khiển loại UMPB D-30SN để thực hiện cuộc tấn công trên. Trước đây, loại bom này chưa được Nga sử dụng, nhưng trong thời gian qua, loại vũ khí này được được Nga sử dụng để tấn công các mục tiêu nằm sâu phía sau chiến tuyến.Bom FAB-250 là loại bom thường, nhưng được trang bị thêm mô-đun cánh lượn và một động cơ phản lực trợ giúp (UMPB), giúp tăng đáng kể phạm vi bay so với mô-đun cánh lượn không có động cơ (UMPC). Tầm bay của loại bom này có thể tới trên 100 km, giống như một loại tên lửa hành trình giá rẻ. Còn theo chuyên gia David Axe của tờ Forbes (Mỹ) có bài viết với tựa đề, “Bom lượn của Nga là 'Vũ khí thần kỳ' và Ukraine vẫn còn nhiều tháng nữa mới có thể đáp trả bằng máy bay chiến đấu F-16”. David Axe cũng cho biết, lực lượng không quân chiến thuật Nga đã ném hàng trăm quả bom lượn mỗi ngày vào các vị trí của Ukraine dọc chiến tuyến dài trên 1.000 km.David Axe cũng dẫn lời của trang quân sự “Ukraine Deep State” trên mạng xã hội Telegram cho biết, bom lượn có điều khiển là một “vũ khí thần kỳ” đối với người Nga. Và người Ukraine “thực tế không có biện pháp đối phó nào”.Để hình dung tình hình hiện tại nguy hiểm như thế nào đối với các lữ đoàn Ukraine ở chiến tuyến, chỉ cần xem 125 quả bom lượn được máy bay Nga thả trong vài ngày cuối cùng cũng trong chiến dịch tấn công Avdiivka, đã đánh sập pháo đài kiên cố, mà Quân đội Ukraine dày công xây dựng trong 8 năm.Chuyên gia David Axe cũng cho rằng, việc sụp đổ của pháo đài Avdiivka cũng không phải hoàn toàn do bom lượn của Nga, mà còn có lý do là Quân đội Ukraine thiếu đạn pháo trầm trọng, sau khi các đảng viên đảng Cộng hòa “thân Nga” tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ cắt viện trợ cho Ukraine vào tháng 10/2023. Nhưng chính bom lượn có điều khiển là “giọt nước cuối cùng” làm tràn ly. Egor Sugar, một người lính thuộc Lữ đoàn xung kích Azov số 3 của Ukraine, đơn vị có nhiệm vụ yểm trợ cuộc rút lui của các đơn vị Ukraine khỏi Avdiivka vào giữa tháng 2, đã viết: “Tất cả các tòa nhà và công sự chỉ đơn giản biến thành một cái hố sau khi có sự xuất hiện của chỉ một quả bom Nga”. Để giảm việc ném bom của máy bay chiến đấu Nga tại mặt trận, Quân đội Ukraine đã mạo hiểm đưa các hệ thống phòng không Patriot quý giá của họ ra khu vực chiến trường vào khoảng đầu tháng 2 và đã bắn hạ được tới 13 máy bay tiêm kích bom Su-34 và các máy bay hộ tống Su-35.Do vậy, tốc độ của các cuộc ném bom lượn của Nga có thể đã giảm đi phần nào khi các cuộc bắn hạ máy bay Nga tăng vọt. Nhưng sau đó, vào khoảng ngày 8/3, một UAV trinh sát của Nga đã phát hiện ra một khẩu đội Patriot đang di chuyển cách chiến tuyến 50 km và một tên lửa đạn đạo Iskander đã ngay lập tức phá hủy hai bệ phóng Patriot của Ukraine. Lực lượng phòng không Ukraine hiện chỉ có ba tiểu đoàn tên lửa Patriot, cùng với khoảng 30 bệ phóng. Bị cắt viện trợ của Mỹ, lực lượng phòng không Ukraine không thể mạo hiểm mất thêm Patriot; nhất là trong bối cảnh Nga đang dồn dập tập kích vào các thành phố của Ukraine như hiện nay. Vì vậy, vào giữa tháng 3, các cuộc phục kích bắn hạ máy bay ném bom lượn bằng tên lửa Patriot của lực lượng phòng không Ukraine đã kết thúc và các cuộc ném bom lượn của Nga lại tiếp tục với tốc độ 100 vụ mỗi ngày. Theo Deep State, chiến thuật tiêu chuẩn của Nga hiện nay là cho Su-34 "tưới nước" xuống trận địa phòng ngự của quân Ukraine bằng bom lượn, sau đó là pháo binh và UAV tự sát sẽ săn tìm những vị trí nào còn khả năng kháng cự. Cuối cùng mới là các tốp bộ binh nhỏ được xe bọc thép che chắn tiến lên làm chủ trận địa (Nguồn ảnh: Forbes, CNN, Reuters, Topwar).Tên lửa Nga tập kích phá hủy đài radar P-18 của Quân đội Ukraine trên hướng Zaporozhye. Nguồn: Topwar.
Vào đêm 28/3, Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander vào vị trí đóng quân của Đại đội trinh sát của Lữ đoàn xung kích Azov số 3, tại làng Novopokrovs'ke Novogrodovka ở phía tây thành phố Avdiivka, thuộc tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine.
Làng Novogrodovka là nơi đứng chân của Lữ đoàn xung kích Azov số 3, sau khi họ rút khỏi thành phố Avdiivka vào cuối tháng 2 vừa qua. Tại đây, đại đội trinh sát của lữ đoàn đã được triển khai trú quân tạm thời, trong tòa nhà ký túc xá của Công ty PJSC Mashzavod.
Cuộc tấn công vào vị trí đóng quân của đại đội trinh sát tại ký túc xá trên được Nga thực hiện bằng hai quả tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander. Kết quả là tòa nhà ký túc xá đã bị phá hủy và một số xe ô tô đậu gần tòa nhà bị phá hủy và hư hại một phần.
Sau khi tên lửa Nga tập kích, một đám cháy đã bùng phát ở tòa nhà ký túc xá của công ty PJSC Mashzavod và đã gây ra vụ nổ thứ cấp của đạn. Các nguồn tin cho biết, do cuộc tấn công của Nga, ít nhất 7 binh sĩ của đại đội trinh sát đã thiệt mạng và ít nhất 9 người bị thương.
Trong khi đó các nguồn tin Ukraine cho biết, lần đầu tiên, lực lượng không quân chiến thuật của Nga đã tấn công một cơ sở của Ukraine ở ngoại ô thành phố Kharkov bằng bom lượn có điều khiển, khiến dân 4 quận của thành phố Kharkov bắt đầu phải sơ tán.
Các nguồn tin Ukraine cho biết, có hai vụ nổ mạnh tại khu vực doanh nghiệp thiết bị y tế Cryotekhnika, nơi được cho là đã được sử dụng để biến thành doanh trại tạm thời cho một số đơn vị Quân đội Ukraine đóng tại đây.
Các nguồn tin Ukraine cũng cho biết, Không quân Nga có thể dùng bom lượn có điều khiển loại FAB-250. Trước đây, loại bom này không được sử dụng để tấn công các mục tiêu trong thành phố; nhưng bây giờ, có thể Nga sử dụng loại bom này để có tầm bay xa hơn.
Khoảng cách từ điểm rơi của bom đến biên giới Ukraine-Nga là khoảng 50 km và đến vị trí giao tranh gần nhất là khoảng 100 km. Nhưng hiện chưa rõ việc thả bom lượn của máy bay chiến đấu Nga được tiến hành từ hướng nào?
Một số chuyên gia cho rằng, có thể Nga sử dụng bom dẫn đường có điều khiển loại UMPB D-30SN để thực hiện cuộc tấn công trên. Trước đây, loại bom này chưa được Nga sử dụng, nhưng trong thời gian qua, loại vũ khí này được được Nga sử dụng để tấn công các mục tiêu nằm sâu phía sau chiến tuyến.
Bom FAB-250 là loại bom thường, nhưng được trang bị thêm mô-đun cánh lượn và một động cơ phản lực trợ giúp (UMPB), giúp tăng đáng kể phạm vi bay so với mô-đun cánh lượn không có động cơ (UMPC). Tầm bay của loại bom này có thể tới trên 100 km, giống như một loại tên lửa hành trình giá rẻ.
Còn theo chuyên gia David Axe của tờ Forbes (Mỹ) có bài viết với tựa đề, “Bom lượn của Nga là 'Vũ khí thần kỳ' và Ukraine vẫn còn nhiều tháng nữa mới có thể đáp trả bằng máy bay chiến đấu F-16”. David Axe cũng cho biết, lực lượng không quân chiến thuật Nga đã ném hàng trăm quả bom lượn mỗi ngày vào các vị trí của Ukraine dọc chiến tuyến dài trên 1.000 km.
David Axe cũng dẫn lời của trang quân sự “Ukraine Deep State” trên mạng xã hội Telegram cho biết, bom lượn có điều khiển là một “vũ khí thần kỳ” đối với người Nga. Và người Ukraine “thực tế không có biện pháp đối phó nào”.
Để hình dung tình hình hiện tại nguy hiểm như thế nào đối với các lữ đoàn Ukraine ở chiến tuyến, chỉ cần xem 125 quả bom lượn được máy bay Nga thả trong vài ngày cuối cùng cũng trong chiến dịch tấn công Avdiivka, đã đánh sập pháo đài kiên cố, mà Quân đội Ukraine dày công xây dựng trong 8 năm.
Chuyên gia David Axe cũng cho rằng, việc sụp đổ của pháo đài Avdiivka cũng không phải hoàn toàn do bom lượn của Nga, mà còn có lý do là Quân đội Ukraine thiếu đạn pháo trầm trọng, sau khi các đảng viên đảng Cộng hòa “thân Nga” tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ cắt viện trợ cho Ukraine vào tháng 10/2023.
Nhưng chính bom lượn có điều khiển là “giọt nước cuối cùng” làm tràn ly. Egor Sugar, một người lính thuộc Lữ đoàn xung kích Azov số 3 của Ukraine, đơn vị có nhiệm vụ yểm trợ cuộc rút lui của các đơn vị Ukraine khỏi Avdiivka vào giữa tháng 2, đã viết: “Tất cả các tòa nhà và công sự chỉ đơn giản biến thành một cái hố sau khi có sự xuất hiện của chỉ một quả bom Nga”.
Để giảm việc ném bom của máy bay chiến đấu Nga tại mặt trận, Quân đội Ukraine đã mạo hiểm đưa các hệ thống phòng không Patriot quý giá của họ ra khu vực chiến trường vào khoảng đầu tháng 2 và đã bắn hạ được tới 13 máy bay tiêm kích bom Su-34 và các máy bay hộ tống Su-35.
Do vậy, tốc độ của các cuộc ném bom lượn của Nga có thể đã giảm đi phần nào khi các cuộc bắn hạ máy bay Nga tăng vọt. Nhưng sau đó, vào khoảng ngày 8/3, một UAV trinh sát của Nga đã phát hiện ra một khẩu đội Patriot đang di chuyển cách chiến tuyến 50 km và một tên lửa đạn đạo Iskander đã ngay lập tức phá hủy hai bệ phóng Patriot của Ukraine.
Lực lượng phòng không Ukraine hiện chỉ có ba tiểu đoàn tên lửa Patriot, cùng với khoảng 30 bệ phóng. Bị cắt viện trợ của Mỹ, lực lượng phòng không Ukraine không thể mạo hiểm mất thêm Patriot; nhất là trong bối cảnh Nga đang dồn dập tập kích vào các thành phố của Ukraine như hiện nay.
Vì vậy, vào giữa tháng 3, các cuộc phục kích bắn hạ máy bay ném bom lượn bằng tên lửa Patriot của lực lượng phòng không Ukraine đã kết thúc và các cuộc ném bom lượn của Nga lại tiếp tục với tốc độ 100 vụ mỗi ngày.
Theo Deep State, chiến thuật tiêu chuẩn của Nga hiện nay là cho Su-34 "tưới nước" xuống trận địa phòng ngự của quân Ukraine bằng bom lượn, sau đó là pháo binh và UAV tự sát sẽ săn tìm những vị trí nào còn khả năng kháng cự. Cuối cùng mới là các tốp bộ binh nhỏ được xe bọc thép che chắn tiến lên làm chủ trận địa (Nguồn ảnh: Forbes, CNN, Reuters, Topwar).
Tên lửa Nga tập kích phá hủy đài radar P-18 của Quân đội Ukraine trên hướng Zaporozhye. Nguồn: Topwar.