Vừa qua Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc đối đầu căng thẳng tại khu vực biên giới tranh chấp. Sau đó dù chỉ huy hai bên đã đạt được thỏa thuận "hạ nhiệt", song một số lượng lớn binh sĩ và phương tiện tác chiến hai nước vẫn có mặt tại đây.Sau khi quân đội Ấn Độ yêu cầu Nga đẩy nhanh việc bàn giao hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf, Trung Quốc không loại trừ khả năng trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, họ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên phá hủy vũ khí này.Theo các chuyên gia quân sự, năng lực của Trung Quốc được đánh giá là khả thi khi họ có ít nhất 3 loại tên lửa đủ sức xuyên phá ô phòng không của S-400, do đặc điểm các loại radar của Triumf cũng như tên lửa đánh chặn mà hệ thống này sử dụng.“Tại Bắc Kinh, họ tin rằng có thể đạt được một bước tiến táo bạo về triển vọng đánh bại S-400 bằng cách sử dụng tên lửa đạn đạo loại DongFeng mà nước này sản xuất”.“Căn cứ vào tốc độ bay của đầu đạn là cực lớn mà chúng không thể bị phát hiện ra bởi radar của hệ thống S-400, chưa kể đến thực tế là ở tốc độ siêu vượt âm, tên lửa trang bị cho Triumf sẽ không thể bắn trúng mục tiêu như vậy”.“Đến nay, hệ thống tên lửa đạn đạo siêu thanh chiến lược Dongfeng-41 (DF-41) của Trung Quốc có thể được triển khai ngay lập tức ở hầu hết mọi địa hình và tốc độ bay của đầu đạn đạt tới 31.500 km/h”.“Vũ khí này đặc biệt nguy hiểm đối với S-400 do Nga sản xuất sẽ được trang bị cho Ấn Độ, khi vận tốc tối đa của mục tiêu bị S-400 chặn lại bị giới hạn ở mức 17.200 km/h, tức là chỉ bằng một nửa”, chuyên gia quân sự Nga trên trang Avia-pro cho biết.Bên cạnh đó cần lưu ý rằng ngay cả trong diễn tập, S-400 thậm chí chưa đánh chặn được mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo nào mà chỉ là bia bay mô phỏng tên lửa hành trình hoạt động ở độ cao lớn.Ngoài ra năng lực của radar S-400 cũng bị đặt nhiều dấu hỏi khi quá trình triển khai tác chiến tại Syria chúng thường xuyên để tiêm kích Israel qua mặt và tấn công phá hủy mục tiêu mặt đất.Tuy nhiên có một luồng ý kiến khác cho rằng do DF-41 là tên lửa đạn đạo liên lục địa mang vũ khí hạt nhân, cho nên đây chỉ là quân bài cuối cùng khi không còn cách nào khác.Để đánh bại S-400 của Ấn Độ thì Trung Quốc còn trong tay vũ khí phù hợp hơn nhiều đó chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật mang đầu đạn dạng tàu lượn siêu thanh DF-17.Nhờ khả năng cơ động cực cao ở tốc độ lớn và quỹ đạo không thể đoán trước, DF-17 được đánh giá có khả năng đánh bại mọi hệ thống phòng không tiên tiến nhất hiện nay.Đặc biệt hơn, vũ khí này còn được trang bị đầu đạn thường và tầm bắn vào khoảng 2.000 km của nó cũng tương xứng với cuộc xung đột cục bộ.Nhưng ở chiều ngược lại, nếu Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo thì họ cũng nhận thức rõ nguy cơ từ đòn đáp trả tên lửa New Delhi mà các hệ thống phòng không của Bắc Kinh cũng chẳng dễ gì ngăn cản nổi.
Vừa qua Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc đối đầu căng thẳng tại khu vực biên giới tranh chấp. Sau đó dù chỉ huy hai bên đã đạt được thỏa thuận "hạ nhiệt", song một số lượng lớn binh sĩ và phương tiện tác chiến hai nước vẫn có mặt tại đây.
Sau khi quân đội Ấn Độ yêu cầu Nga đẩy nhanh việc bàn giao hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf, Trung Quốc không loại trừ khả năng trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, họ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên phá hủy vũ khí này.
Theo các chuyên gia quân sự, năng lực của Trung Quốc được đánh giá là khả thi khi họ có ít nhất 3 loại tên lửa đủ sức xuyên phá ô phòng không của S-400, do đặc điểm các loại radar của Triumf cũng như tên lửa đánh chặn mà hệ thống này sử dụng.
“Tại Bắc Kinh, họ tin rằng có thể đạt được một bước tiến táo bạo về triển vọng đánh bại S-400 bằng cách sử dụng tên lửa đạn đạo loại DongFeng mà nước này sản xuất”.
“Căn cứ vào tốc độ bay của đầu đạn là cực lớn mà chúng không thể bị phát hiện ra bởi radar của hệ thống S-400, chưa kể đến thực tế là ở tốc độ siêu vượt âm, tên lửa trang bị cho Triumf sẽ không thể bắn trúng mục tiêu như vậy”.
“Đến nay, hệ thống tên lửa đạn đạo siêu thanh chiến lược Dongfeng-41 (DF-41) của Trung Quốc có thể được triển khai ngay lập tức ở hầu hết mọi địa hình và tốc độ bay của đầu đạn đạt tới 31.500 km/h”.
“Vũ khí này đặc biệt nguy hiểm đối với S-400 do Nga sản xuất sẽ được trang bị cho Ấn Độ, khi vận tốc tối đa của mục tiêu bị S-400 chặn lại bị giới hạn ở mức 17.200 km/h, tức là chỉ bằng một nửa”, chuyên gia quân sự Nga trên trang Avia-pro cho biết.
Bên cạnh đó cần lưu ý rằng ngay cả trong diễn tập, S-400 thậm chí chưa đánh chặn được mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo nào mà chỉ là bia bay mô phỏng tên lửa hành trình hoạt động ở độ cao lớn.
Ngoài ra năng lực của radar S-400 cũng bị đặt nhiều dấu hỏi khi quá trình triển khai tác chiến tại Syria chúng thường xuyên để tiêm kích Israel qua mặt và tấn công phá hủy mục tiêu mặt đất.
Tuy nhiên có một luồng ý kiến khác cho rằng do DF-41 là tên lửa đạn đạo liên lục địa mang vũ khí hạt nhân, cho nên đây chỉ là quân bài cuối cùng khi không còn cách nào khác.
Để đánh bại S-400 của Ấn Độ thì Trung Quốc còn trong tay vũ khí phù hợp hơn nhiều đó chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật mang đầu đạn dạng tàu lượn siêu thanh DF-17.
Nhờ khả năng cơ động cực cao ở tốc độ lớn và quỹ đạo không thể đoán trước, DF-17 được đánh giá có khả năng đánh bại mọi hệ thống phòng không tiên tiến nhất hiện nay.
Đặc biệt hơn, vũ khí này còn được trang bị đầu đạn thường và tầm bắn vào khoảng 2.000 km của nó cũng tương xứng với cuộc xung đột cục bộ.
Nhưng ở chiều ngược lại, nếu Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo thì họ cũng nhận thức rõ nguy cơ từ đòn đáp trả tên lửa New Delhi mà các hệ thống phòng không của Bắc Kinh cũng chẳng dễ gì ngăn cản nổi.