Mạng SyriaL đăng tải một vài bức ảnh về tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) vốn thuộc trang bị các binh sĩ Quân đội Syria tự do (FSA) nằm ở tỉnh Latakia. Loại tên lửa chống tăng này có hình dáng giống với mẫu 9K111 Fagot do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: SyriaLTên lửa chống tăng Fagot là một trong những ATGM phổ biến của Quân đội Syria. Cho nên không có gì quá ngạc nhiên khi tìm hiểu nguồn gốc của Fagot trong tay FSA. Nguồn gốc của nó quá rõ ràng, không phải bí ẩn như các tổ hợp tên lửa TOW vốn do Mỹ sản xuất – cường quốc luôn thể hiện rõ tuyên bố chống khủng bố kịch liệt. Nguồn ảnh: SyriaLTrong ảnh, binh sĩ FSA đang sử dụng rất thành thạo tổ hợp tên lửa chống tăng Fagot. Nguồn ảnh: SyriaL9K111 Fagot (NATO định danh là AT-4 Spigot) là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 do Cục thiết kế khí cụ Tula KBP sản xuất cho Quân đội Liên Xô năm 1970. Sau đó, nó đã được xuất khẩu rộng rãi tới các nước ở Đông Âu, Trung Đông và một số nước ở các khu vực khác. Nguồn ảnh: WikipediaTổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot bao gồm 2 thành phần chính: Bệ phóng 9P135 và đạn tên lửa 9M111. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là quả đạn tên lửa 9M111 của tổ hợp Fagot với chiều dài 1,1m, đường kính thân 120mm và nặng 12,5kg. Nguồn ảnh: WikipediaBệ phóng 9P135 ngoài giá ba chân thì còn có hộp dẫn đường 9S541 và kính ngắm 9Sh119. Hệ thống có thể khóa và tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển với vận tốc dưới 60 km/h. Thiết bị phóng có thể quay ngang 360 độ theo chiều ngang, và có góc nâng +/- 20 độ. Kính ngắm có khả năng phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 độ. Có thể bắn 3 tên lửa trong mỗi phút từ thiết bị phóng. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống sử dụng một máy phát khí để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng - khí cũng thoát ra từ phía sau của ống phóng giống như kiểu của một súng không giật. Tên lửa bay ra khỏi ống phóng với vận tốc 80 m/s. Nó nhanh chóng tăng tốc lên tới 186 m/s bằng động cơ nhiên liệu rắn của mình. Tốc độ ban đầu làm giảm tầm sát thương của tên lửa, vì nó có thể được phóng trực tiếp đến mục tiêu, thay vì bắn theo đường vòng cung. Nguồn ảnh: WikipediaNgười phóng theo dõi vị trí của một đèn hồng ngoại ở phía sau của tên lửa để điều chỉnh tên lửa đến mục tiêu - và truyền lệnh thích hợp đến tên lửa thông qua một dây mảnh được nói đằng sau tên lửa. Nguồn ảnh: ArmymanVới sức xuyên 400mm thép đồng nhất hoặc 200mm thép đồng nhất vát nghiêng 60 độ, Fagot được đánh giá là vừa đủ khả năng tiêu diệt các xe tăng T-55/62. Tuy nhiên, với loại T-72 thì nó chỉ có thể tấn công đạt hiệu quả tùy từng vị trí. Ngoài ra, nếu T-55/62/72 được trang bị giáp phản ứng nổ ERA thì Fagot gần như khó có thể phá hủy được xe tăng, có chăng chỉ gây hư hỏng. Nguồn ảnh: Flick
Mạng SyriaL đăng tải một vài bức ảnh về tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) vốn thuộc trang bị các binh sĩ Quân đội Syria tự do (FSA) nằm ở tỉnh Latakia. Loại tên lửa chống tăng này có hình dáng giống với mẫu 9K111 Fagot do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: SyriaL
Tên lửa chống tăng Fagot là một trong những ATGM phổ biến của Quân đội Syria. Cho nên không có gì quá ngạc nhiên khi tìm hiểu nguồn gốc của Fagot trong tay FSA. Nguồn gốc của nó quá rõ ràng, không phải bí ẩn như các tổ hợp tên lửa TOW vốn do Mỹ sản xuất – cường quốc luôn thể hiện rõ tuyên bố chống khủng bố kịch liệt. Nguồn ảnh: SyriaL
Trong ảnh, binh sĩ FSA đang sử dụng rất thành thạo tổ hợp tên lửa chống tăng Fagot. Nguồn ảnh: SyriaL
9K111 Fagot (NATO định danh là AT-4 Spigot) là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 do Cục thiết kế khí cụ Tula KBP sản xuất cho Quân đội Liên Xô năm 1970. Sau đó, nó đã được xuất khẩu rộng rãi tới các nước ở Đông Âu, Trung Đông và một số nước ở các khu vực khác. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot bao gồm 2 thành phần chính: Bệ phóng 9P135 và đạn tên lửa 9M111. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là quả đạn tên lửa 9M111 của tổ hợp Fagot với chiều dài 1,1m, đường kính thân 120mm và nặng 12,5kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bệ phóng 9P135 ngoài giá ba chân thì còn có hộp dẫn đường 9S541 và kính ngắm 9Sh119. Hệ thống có thể khóa và tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển với vận tốc dưới 60 km/h. Thiết bị phóng có thể quay ngang 360 độ theo chiều ngang, và có góc nâng +/- 20 độ. Kính ngắm có khả năng phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 độ. Có thể bắn 3 tên lửa trong mỗi phút từ thiết bị phóng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống sử dụng một máy phát khí để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng - khí cũng thoát ra từ phía sau của ống phóng giống như kiểu của một súng không giật. Tên lửa bay ra khỏi ống phóng với vận tốc 80 m/s. Nó nhanh chóng tăng tốc lên tới 186 m/s bằng động cơ nhiên liệu rắn của mình. Tốc độ ban đầu làm giảm tầm sát thương của tên lửa, vì nó có thể được phóng trực tiếp đến mục tiêu, thay vì bắn theo đường vòng cung. Nguồn ảnh: Wikipedia
Người phóng theo dõi vị trí của một đèn hồng ngoại ở phía sau của tên lửa để điều chỉnh tên lửa đến mục tiêu - và truyền lệnh thích hợp đến tên lửa thông qua một dây mảnh được nói đằng sau tên lửa. Nguồn ảnh: Armyman
Với sức xuyên 400mm thép đồng nhất hoặc 200mm thép đồng nhất vát nghiêng 60 độ, Fagot được đánh giá là vừa đủ khả năng tiêu diệt các xe tăng T-55/62. Tuy nhiên, với loại T-72 thì nó chỉ có thể tấn công đạt hiệu quả tùy từng vị trí. Ngoài ra, nếu T-55/62/72 được trang bị giáp phản ứng nổ ERA thì Fagot gần như khó có thể phá hủy được xe tăng, có chăng chỉ gây hư hỏng. Nguồn ảnh: Flick