Hình ảnh tên lửa NSM được thử nghiệm lắp đặt trên tàu USS Gabrielle Giffords xuất hiện lần đầu khi nó nằm trong biên đội tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71).Thông qua sự kiện trên, hải quân Mỹ như muốn khẳng định rằng vai trò của lớp tàu chiến ven bờ này đã thực sự được thay đổi và tiềm năng của nó trong tương lai còn có thể khai thác thêm rất nhiều.Được biết các tàu chiến ven bờ của hải quân Mỹ được thiết kế với kết cấu mở, khoảng không gian trống trên tàu còn tới 40%, khi cần thiết sẽ dễ dàng tích hợp thêm vũ khí để biến thành khinh hạm cực mạnh.Vũ khí được hải quân Mỹ lựa chọn để nâng cao sức mạnh chiến đấu cho tàu LCS-10 cũng như nhiều tàu chiến ven bờ khác được xác định là tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến NSM của Na Uy.Trong các cuộc thử nghiệm diễn ra vào cuối tháng 7 và đầu tháng 9, chiếc LCS-10 chỉ mang tổng cộng 4 ống phóng tên lửa chống hạm NSM chia thành 2 cụm bố trí trước cabine chỉ huy.Nhưng theo hình ảnh mới nhất, số lượng đạn tên lửa tích hợp đã đầy đủ 8 quả trong 2 cụm 4 ống phóng, cho thấy quá trình thử nghiệm đã hoàn thành và con tàu đã sẵn sàng tác chiến.Bên cạnh đó khoảng không gian phía trước mũi có thể dễ dàng nhận ra còn có sự xuất hiện của vị trí lắp đặt ống phóng thẳng đứng kiểu Mk 41, đủ khả năng mang theo 24 tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM.Theo thông báo của hải quân Mỹ, dự kiến con tàu sẽ đóng quân tại cảng Singapore để thực hiện các hoạt động tuần tra nhằm bảo đẩm duy trì an ninh hàng hải cũng như quyền tự do đi lại trong khu vực biển Đông.Tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ đã thực sự "lột xác" trở thành một chiếc khinh hạm với đầy đủ chức năng chứ không còn là tàu tuần tra đơn giản như trước.Các tàu chiến ven bờ với thiết kế đặc biệt có độ mớn nước thấp và trang bị động cơ đẩy phản lực nước sẽ dễ dàng tiếp cận vùng nước nông mà các khu trục hạm hay tuần dương hạm cồng kềnh khó hoạt động.Vũ khí mạnh nhất của các tàu chiến ven bờ LCS chính là tên lửa NSM (Naval Strike Missile) được các chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá nằm ngoài khả năng đánh chặn của mọi lực lượng hải quân trên thế giới.Tên lửa NSM có cấu tạo đặc biệt từ vật liệu hấp thụ sóng radar và có điện dung gần như hòa lẫn với nước biển, nó thực hiện quỹ đạo bay cực thấp khiến radar tàu chiến từ trên cao nhìn xuống không thể nhận ra nổi.Với tầm bắn tối đa 185 km và tương lai sẽ nâng lên 300 km, tên lửa NSM giúp các tàu chiến ven bờ Mỹ có thể tung đòn tấn công tầm xa rất chính xác, tạo thế răn đe cực cao.Hình ảnh tên lửa sát thủ khai hoả.
Hình ảnh tên lửa NSM được thử nghiệm lắp đặt trên tàu USS Gabrielle Giffords xuất hiện lần đầu khi nó nằm trong biên đội tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71).
Thông qua sự kiện trên, hải quân Mỹ như muốn khẳng định rằng vai trò của lớp tàu chiến ven bờ này đã thực sự được thay đổi và tiềm năng của nó trong tương lai còn có thể khai thác thêm rất nhiều.
Được biết các tàu chiến ven bờ của hải quân Mỹ được thiết kế với kết cấu mở, khoảng không gian trống trên tàu còn tới 40%, khi cần thiết sẽ dễ dàng tích hợp thêm vũ khí để biến thành khinh hạm cực mạnh.
Vũ khí được hải quân Mỹ lựa chọn để nâng cao sức mạnh chiến đấu cho tàu LCS-10 cũng như nhiều tàu chiến ven bờ khác được xác định là tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến NSM của Na Uy.
Trong các cuộc thử nghiệm diễn ra vào cuối tháng 7 và đầu tháng 9, chiếc LCS-10 chỉ mang tổng cộng 4 ống phóng tên lửa chống hạm NSM chia thành 2 cụm bố trí trước cabine chỉ huy.
Nhưng theo hình ảnh mới nhất, số lượng đạn tên lửa tích hợp đã đầy đủ 8 quả trong 2 cụm 4 ống phóng, cho thấy quá trình thử nghiệm đã hoàn thành và con tàu đã sẵn sàng tác chiến.
Bên cạnh đó khoảng không gian phía trước mũi có thể dễ dàng nhận ra còn có sự xuất hiện của vị trí lắp đặt ống phóng thẳng đứng kiểu Mk 41, đủ khả năng mang theo 24 tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM.
Theo thông báo của hải quân Mỹ, dự kiến con tàu sẽ đóng quân tại cảng Singapore để thực hiện các hoạt động tuần tra nhằm bảo đẩm duy trì an ninh hàng hải cũng như quyền tự do đi lại trong khu vực biển Đông.
Tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ đã thực sự "lột xác" trở thành một chiếc khinh hạm với đầy đủ chức năng chứ không còn là tàu tuần tra đơn giản như trước.
Các tàu chiến ven bờ với thiết kế đặc biệt có độ mớn nước thấp và trang bị động cơ đẩy phản lực nước sẽ dễ dàng tiếp cận vùng nước nông mà các khu trục hạm hay tuần dương hạm cồng kềnh khó hoạt động.
Vũ khí mạnh nhất của các tàu chiến ven bờ LCS chính là tên lửa NSM (Naval Strike Missile) được các chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá nằm ngoài khả năng đánh chặn của mọi lực lượng hải quân trên thế giới.
Tên lửa NSM có cấu tạo đặc biệt từ vật liệu hấp thụ sóng radar và có điện dung gần như hòa lẫn với nước biển, nó thực hiện quỹ đạo bay cực thấp khiến radar tàu chiến từ trên cao nhìn xuống không thể nhận ra nổi.
Với tầm bắn tối đa 185 km và tương lai sẽ nâng lên 300 km, tên lửa NSM giúp các tàu chiến ven bờ Mỹ có thể tung đòn tấn công tầm xa rất chính xác, tạo thế răn đe cực cao.
Hình ảnh tên lửa sát thủ khai hoả.