Năm 1988, Hải quân Liên Xô đưa vào biên chế tàu tuần dương hạm hạng nặng kết hợp tàu sân bay hạng trung mang tên Baku. Đây là lớp tàu được vũ trang rất mạnh, có khả năng công, thủ toàn diện; sau khi Liên Xô tan rã, chiếc Baku thuộc sở hữu của hải quân Nga và được đổi tên thành Đô đốc Gorshkov.Vào đầu năm 1996, một tai nạn đã xảy ra làm vỡ đường hơi nước cao áp và con tàu phải nằm bờ dài hạn; nhưng trên thực tế, hải quân Nga khi đó cũng không có kinh phí để sửa chữa và duy trì hoạt động.Khi đó hải quân Ấn Độ rất cần một tàu sân bay, tàu sân bay Viraat duy nhất của Ấn Độ khi đó đã sắp phải loại biên và họ chưa chưa tìm được nguồn thay thế, trong khi ngành công nghiệp đóng tàu trong nước chưa thể đóng được tàu sân bay.Trước tình hình đó, năm 2004 phía Ấn Độ đàm phán với Nga để mua lại tàu sân bay Gorshkov. Theo thỏa thuận, phía Nga sẽ cho không Ấn Độ tàu sân bay Gorshkov, nhưng với điều kiện phía Ấn Độ phải thuê Nga sửa chữa và hiện đại hóa tàu Gorshkov với trị giá 974 triệu USD.Gói nâng cấp tàu Gorshkov là thay thế hoàn toàn mặt boong cũ bằng một đường băng kiểu nhảy cầu; thay nồi hơi và thiết bị điện tử mới, thiết bị cất hạ cánh….đồng thời cải tạo 2.700 cabin và buồng kín nước trên tàu.Sau khi hoàn thành cải tạo, tàu được phía Ấn Độ đặt tên mới là tàu sân bay Vikramaditya, có thể mang theo 24 máy bay chiến đấu MiG-29K và 10 máy bay trực thăng Kamov.Theo kế hoạch ban đầu, việc cải tạo sẽ hoàn thành trong vòng 1 năm, nhưng tiến độ công việc không như kế hoạch; lý do là nhà máy Sevmash không đủ năng lực cải tạo. Tồi tệ hơn, chi phí bị đội giá lên tới 2,9 tỷ USD và Ấn Độ được đề nghị trả thêm tiền; nếu trong trường hợp từ chối, Bộ Quốc phòng Nga đe dọa sẽ đưa con tàu về nơi niêm cất; trong khi đó, số tiền 974 triệu USD mà Ấn Độ đã trả trước đó chỉ đủ hoàn thành 50% khối lượng công việc.Vào tháng 7/2009, Tổng thống Nga khi đó là ông Medvedev đã đến nhà máy Sevmash để kiểm tra. Ông chỉ trích Ban quản lý dự án và yêu cầu hoàn thành công việc càng sớm càng tốt, nhanh chóng chuyển tàu sân bay cho các đối tác Ấn Độ để giữ uy tín của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Năm 2010, Ấn Độ đồng ý tăng kinh phí dự án lên 2,2 tỷ USD và tiến độ được đẩy nhanh.Vào tháng 8/2012, Vikramaditya đã tiến hành thử nghiệm nhà máy và vào tháng 11/2013, chiếc tàu đã được bàn giao cho phía Ấn Độ.
Việc vận hành, khai thác một tàu sân bay mới, Ấn Độ đã phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Ảnh: Lễ bàn giao tàu sân bay Vikramaditya cho phía Ấn Độ.Năm 2012, ngay trong chuyến đi đầu tiên từ Nga sang Ấn Độ, một trong tám nồi hơi của tàu Vikramaditya đã bị hỏng. Phía Nga quy nguyên nhân của vụ tai nạn là do chất lượng gạch chịu lửa chất lượng thấp, được sản xuất tại Trung Quốc; tuy nhiên Trung Quốc đã bác bỏ việc cung cấp gạch cho dự án Nga-Ấn. Ảnh: Lãnh đạo hải quân Ấn Độ chụp ảnh lưu niệm trên tàu sân bay Vikramaditya.Việc nhà máy Sevmash đã không hoàn thành đúng tiến độ và làm đội kinh phí trước hết là các tàu sân bay của Liên Xô cũ đều được đóng ở nhà máy Nikolaev của Ucraina; do vậy nhà máy Sevmash thiếu công nhân và thợ lành nghề trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu sân bay.Tiếp đến là dưới góc độ kỹ thuật, việc cải tạo một tàu từ tuần dương hạm hạng nặng sang hoàn toàn tàu sân bay là một công việc khó khăn (thậm chí là khó khăn hơn đóng mới); cùng với đó là tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của tàu Đô đốc Gorshkov, hầu hết các hạng mục đều phải được cải tạo lại và phù hợp với thiết bị mới. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ tiến độ và tăng vọt chi phí.Tiếp đến là yêu cầu từ phía khách hàng liên quan đến khả năng cung cấp của các nhà thầu phụ, ví dụ phía Ấn Độ yêu cầu không sử dụng vật liệu là gạch chịu lửa amiang trong các lò hơi để đảm bảo môi trường, nhưng các nhà máy của Nga chưa tìm ra được vật liệu thay thế, do vậy đành phải tìm đến nguồn cung từ các nhà sản xuất Trung Quốc để giảm giá thành.Trong quá trình đưa vào khai thác, tháng 6/2016, INS Vikramaditya được báo cáo đã gặp một tai nạn trong khi đang bảo dưỡng theo lịch trình tại căn cứ hải quân Karwar làm một thủy thủ và một công nhân thiệt mạng và 2 người khác bị thương do rò rỉ khí độc xảy ra trong quá trình bảo trì trong khoang xử lý nước thải của tàu.Vào tháng 2 năm nay, một chiếc máy bay Mig-29K, cất cánh từ Vikramaditya đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Mangalore vì sự cố càng đáp không thả, do trục trặc từ hệ thống thủy lực.Tuy nhiên bất chấp sự chậm trễ và tranh cãi, sự có mặt của INS Vikramaditya đã tăng cường khả năng đảm bảo an ninh hàng hải trong lãnh hải rộng lớn của quốc gia này, trước khi có những tàu sân bay hiện đại hơn được đưa vào khai thác.Video Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: TV BOX@Youtube
Năm 1988, Hải quân Liên Xô đưa vào biên chế tàu tuần dương hạm hạng nặng kết hợp tàu sân bay hạng trung mang tên Baku. Đây là lớp tàu được vũ trang rất mạnh, có khả năng công, thủ toàn diện; sau khi Liên Xô tan rã, chiếc Baku thuộc sở hữu của hải quân Nga và được đổi tên thành Đô đốc Gorshkov.
Vào đầu năm 1996, một tai nạn đã xảy ra làm vỡ đường hơi nước cao áp và con tàu phải nằm bờ dài hạn; nhưng trên thực tế, hải quân Nga khi đó cũng không có kinh phí để sửa chữa và duy trì hoạt động.
Khi đó hải quân Ấn Độ rất cần một tàu sân bay, tàu sân bay Viraat duy nhất của Ấn Độ khi đó đã sắp phải loại biên và họ chưa chưa tìm được nguồn thay thế, trong khi ngành công nghiệp đóng tàu trong nước chưa thể đóng được tàu sân bay.
Trước tình hình đó, năm 2004 phía Ấn Độ đàm phán với Nga để mua lại tàu sân bay Gorshkov. Theo thỏa thuận, phía Nga sẽ cho không Ấn Độ tàu sân bay Gorshkov, nhưng với điều kiện phía Ấn Độ phải thuê Nga sửa chữa và hiện đại hóa tàu Gorshkov với trị giá 974 triệu USD.
Gói nâng cấp tàu Gorshkov là thay thế hoàn toàn mặt boong cũ bằng một đường băng kiểu nhảy cầu; thay nồi hơi và thiết bị điện tử mới, thiết bị cất hạ cánh….đồng thời cải tạo 2.700 cabin và buồng kín nước trên tàu.
Sau khi hoàn thành cải tạo, tàu được phía Ấn Độ đặt tên mới là tàu sân bay Vikramaditya, có thể mang theo 24 máy bay chiến đấu MiG-29K và 10 máy bay trực thăng Kamov.
Theo kế hoạch ban đầu, việc cải tạo sẽ hoàn thành trong vòng 1 năm, nhưng tiến độ công việc không như kế hoạch; lý do là nhà máy Sevmash không đủ năng lực cải tạo. Tồi tệ hơn, chi phí bị đội giá lên tới 2,9 tỷ USD và Ấn Độ được đề nghị trả thêm tiền; nếu trong trường hợp từ chối, Bộ Quốc phòng Nga đe dọa sẽ đưa con tàu về nơi niêm cất; trong khi đó, số tiền 974 triệu USD mà Ấn Độ đã trả trước đó chỉ đủ hoàn thành 50% khối lượng công việc.
Vào tháng 7/2009, Tổng thống Nga khi đó là ông Medvedev đã đến nhà máy Sevmash để kiểm tra. Ông chỉ trích Ban quản lý dự án và yêu cầu hoàn thành công việc càng sớm càng tốt, nhanh chóng chuyển tàu sân bay cho các đối tác Ấn Độ để giữ uy tín của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Năm 2010, Ấn Độ đồng ý tăng kinh phí dự án lên 2,2 tỷ USD và tiến độ được đẩy nhanh.
Vào tháng 8/2012, Vikramaditya đã tiến hành thử nghiệm nhà máy và vào tháng 11/2013, chiếc tàu đã được bàn giao cho phía Ấn Độ.
Việc vận hành, khai thác một tàu sân bay mới, Ấn Độ đã phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Ảnh: Lễ bàn giao tàu sân bay Vikramaditya cho phía Ấn Độ.
Năm 2012, ngay trong chuyến đi đầu tiên từ Nga sang Ấn Độ, một trong tám nồi hơi của tàu Vikramaditya đã bị hỏng. Phía Nga quy nguyên nhân của vụ tai nạn là do chất lượng gạch chịu lửa chất lượng thấp, được sản xuất tại Trung Quốc; tuy nhiên Trung Quốc đã bác bỏ việc cung cấp gạch cho dự án Nga-Ấn. Ảnh: Lãnh đạo hải quân Ấn Độ chụp ảnh lưu niệm trên tàu sân bay Vikramaditya.
Việc nhà máy Sevmash đã không hoàn thành đúng tiến độ và làm đội kinh phí trước hết là các tàu sân bay của Liên Xô cũ đều được đóng ở nhà máy Nikolaev của Ucraina; do vậy nhà máy Sevmash thiếu công nhân và thợ lành nghề trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu sân bay.
Tiếp đến là dưới góc độ kỹ thuật, việc cải tạo một tàu từ tuần dương hạm hạng nặng sang hoàn toàn tàu sân bay là một công việc khó khăn (thậm chí là khó khăn hơn đóng mới); cùng với đó là tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của tàu Đô đốc Gorshkov, hầu hết các hạng mục đều phải được cải tạo lại và phù hợp với thiết bị mới. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ tiến độ và tăng vọt chi phí.
Tiếp đến là yêu cầu từ phía khách hàng liên quan đến khả năng cung cấp của các nhà thầu phụ, ví dụ phía Ấn Độ yêu cầu không sử dụng vật liệu là gạch chịu lửa amiang trong các lò hơi để đảm bảo môi trường, nhưng các nhà máy của Nga chưa tìm ra được vật liệu thay thế, do vậy đành phải tìm đến nguồn cung từ các nhà sản xuất Trung Quốc để giảm giá thành.
Trong quá trình đưa vào khai thác, tháng 6/2016, INS Vikramaditya được báo cáo đã gặp một tai nạn trong khi đang bảo dưỡng theo lịch trình tại căn cứ hải quân Karwar làm một thủy thủ và một công nhân thiệt mạng và 2 người khác bị thương do rò rỉ khí độc xảy ra trong quá trình bảo trì trong khoang xử lý nước thải của tàu.
Vào tháng 2 năm nay, một chiếc máy bay Mig-29K, cất cánh từ Vikramaditya đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Mangalore vì sự cố càng đáp không thả, do trục trặc từ hệ thống thủy lực.
Tuy nhiên bất chấp sự chậm trễ và tranh cãi, sự có mặt của INS Vikramaditya đã tăng cường khả năng đảm bảo an ninh hàng hải trong lãnh hải rộng lớn của quốc gia này, trước khi có những tàu sân bay hiện đại hơn được đưa vào khai thác.
Video Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: TV BOX@Youtube