Sau chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tàu sân bay USS Carl Vinson năm 2018, chuyến thăm thứ hai này của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường.Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực và trên thế giới, khi chúng ta khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị, kinh tế phát triển, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu, nghèo đói, dịch bệnh hay gìn giữ hòa bình quốc tế.Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam cũng đồng thời gửi đi những thông điệp, Việt Nam là bạn và là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.Các tài liệu về chính sách của Mỹ cũng xác định, Việt Nam là đối tác chiến lược ưu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chuyến thăm của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là một minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với khu vực và tự do hàng hải ở Biển Đông, được Việt Nam hoan nghênh.Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cho thấy, Mỹ đang tiếp tục thực hiện một trong ba mũi nhọn trong chiến lược quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm: Hiện diện thường xuyên của tầu tuần tra hải quân Mỹ, máy bay ném bom chiến lược tầm xa và tự do hoạt động hàng hải.Theo kế hoạch, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ và đội hộ tống bao gồm một tuần dương hạm và năm khu trục hạm, sẽ cập cảng Đà Nẵng, thăm thành phố từ ngày 5/3 đến ngày 9/3 năm 2020.Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) thuộc lớp Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân, có độ giãn nước toàn tải hơn 117.000 tấn. Tàu dài khoảng 332 m, có thể mang theo tổng cộng 90 máy bay bao gồm nhiều loại khác nhau. Trong chuyến thăm lần này, ngoài biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt còn có liên đội máy bay số 11 của Không quân Hải quân Mỹ trên tàu sân bay.Đội tàu hộ tống trong biên đội của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thuộc Biên đội tàu khu trục số 23, bao gồm một tuần dương hạm lớp Ticonderoga - lớp tuần dương hạm duy nhất Mỹ đang sử dụng. Tất cả tàu hộ tống đều được trang bị tên lửa dẫn đường, với mỗi tàu mang theo gần 100 tên lửa.Thông thường, một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường bao gồm một hàng không mẫu hạm, một tàu tuần dương và 2 - 3 tàu khu trục. Trong đó, tuần dương hạm đóng vai trò chính trong việc hình thành lá chắn bảo vệ tàu sân bay, đặc biệt xử lý các mối đe dọa trên không, di chuyển gần đó trong lòng biển là một tàu ngầm tấn công hạt nhân để bảo vệ tàu sân bay trước những mối đe dọa dưới nước.Năm 2018, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, trở thành mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ ghé Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975 và sự kiện tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiếp tục thăm Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới quan sát và các nhà phân tích chính trị trong khu vực.Video Tận mắt chiêm ngưỡng Tàu sân bay USS Carl Vinson - Nguồn: Tin Tức VTV24
Sau chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tàu sân bay USS Carl Vinson năm 2018, chuyến thăm thứ hai này của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường.
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực và trên thế giới, khi chúng ta khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị, kinh tế phát triển, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu, nghèo đói, dịch bệnh hay gìn giữ hòa bình quốc tế.
Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam cũng đồng thời gửi đi những thông điệp, Việt Nam là bạn và là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Các tài liệu về chính sách của Mỹ cũng xác định, Việt Nam là đối tác chiến lược ưu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chuyến thăm của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là một minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với khu vực và tự do hàng hải ở Biển Đông, được Việt Nam hoan nghênh.
Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cho thấy, Mỹ đang tiếp tục thực hiện một trong ba mũi nhọn trong chiến lược quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm: Hiện diện thường xuyên của tầu tuần tra hải quân Mỹ, máy bay ném bom chiến lược tầm xa và tự do hoạt động hàng hải.
Theo kế hoạch, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ và đội hộ tống bao gồm một tuần dương hạm và năm khu trục hạm, sẽ cập cảng Đà Nẵng, thăm thành phố từ ngày 5/3 đến ngày 9/3 năm 2020.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) thuộc lớp Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân, có độ giãn nước toàn tải hơn 117.000 tấn. Tàu dài khoảng 332 m, có thể mang theo tổng cộng 90 máy bay bao gồm nhiều loại khác nhau. Trong chuyến thăm lần này, ngoài biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt còn có liên đội máy bay số 11 của Không quân Hải quân Mỹ trên tàu sân bay.
Đội tàu hộ tống trong biên đội của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thuộc Biên đội tàu khu trục số 23, bao gồm một tuần dương hạm lớp Ticonderoga - lớp tuần dương hạm duy nhất Mỹ đang sử dụng. Tất cả tàu hộ tống đều được trang bị tên lửa dẫn đường, với mỗi tàu mang theo gần 100 tên lửa.
Thông thường, một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường bao gồm một hàng không mẫu hạm, một tàu tuần dương và 2 - 3 tàu khu trục. Trong đó, tuần dương hạm đóng vai trò chính trong việc hình thành lá chắn bảo vệ tàu sân bay, đặc biệt xử lý các mối đe dọa trên không, di chuyển gần đó trong lòng biển là một tàu ngầm tấn công hạt nhân để bảo vệ tàu sân bay trước những mối đe dọa dưới nước.
Năm 2018, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, trở thành mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ ghé Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975 và sự kiện tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiếp tục thăm Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới quan sát và các nhà phân tích chính trị trong khu vực.
Video Tận mắt chiêm ngưỡng Tàu sân bay USS Carl Vinson - Nguồn: Tin Tức VTV24