Nga vừa cho hạ thủy tàu phá băng hạt nhân thứ hai được đóng theo lớp LK-60Ya hay còn có tên gọi khác là Project 22220. Đây là tàu phá băng sử dụng năng lượng nguyên tử đầu tiên trên thế giới được đóng hàng loạt với số lượng dự kiến ba chiếc. Nguồn ảnh: Tass.Cả ba tàu phá băng Project 22220 đều được đóng ở nhà máy đóng tàu Baltic. Chiếc đầu tiên đã được hạ thủy từ năm 2016 và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6 năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Tass.Chiếc tàu phá băng thứ hai vừa mới được Nga hạ thủy hồi trung tuần tháng 9 vừa rồi mang tên Sibir và dự kiến sẽ đi vào hoạt động chính thức trong tháng 11/2020. Nguồn ảnh: Tass.Các tàu phá băng thuộc Project 22220 có độ giãn nước 33.000 tấn, chiều dài 173 mét và có lườn rộng 34 mét. Tàu có chiều cao 15,2 mét và mớm nước tối đa 10,5 mét. Nguồn ảnh: Tass.Các tàu Project 22220 sử dụng động cơ nguyên tử cung cấp sức đẩy tổng cộng 81.000 sức ngựa giúp nó có thể di chuyển dễ dàng trên mặt băng dày ở Bắc Cực hoặc Nam Cực. Trong cuộc đua tới hai vùng cực Trái Đất, hiện Nga đang đứng đầu với hàng loạt những tàu phá băng nguyên tử khỏe bậc nhất thế giới. Nguồn ảnh: Tass.Tàu có biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ 74 người bao gồm cả sĩ quan chỉ huy lẫn thủy thủ. Tốc độ tối đa của những tàu phá băng thuộc Project 22220 vào khoảng 22 hải lý trên giờ tương đương với 41 km/h. Nguồn ảnh: Tass.Nhiều nguồn tin cũng cho biết phía Nga đang thiết kế một tàu phá băng đời mới với công suất lớn hơn cả các tàu thuộc Project 22220. Dự kiến các tàu phá băng đời thế hệ tiếp theo của Nga sẽ có lườn rộng tới 50 mét, tương đương với độ rộng của các tàu chở dầu. Bản thiết kế của tàu phá băng mới này được cho là đã hoàn thành từ cuối năm 2016. Nguồn ảnh: Tass.Với hai lò phản ứng hạt nhân RITM-200 được thiết kế đặc biệt các tàu Project 22220 có thể hộ tống các đoàn tàu ở Bắc Cực di chuyển trong các vùng biển bị băng bao phủ có độ dày từ 3-4 mét. Nguồn ảnh: Cruise Mapper.Giá trị ước tính của mỗi con tàu phá băng nguyên tử này của Nga vào khoảng hơn 600 triệu USD, trong đó đắt đỏ nhất vẫn là hệ thống lò phản ứng hạt nhân trái tim của tàu Project 22220. Thời gian vận hành của chúng cũng được ước tính khoảng 50 năm. Nguồn ảnh: Lenta.ru.Toàn cảnh tàu phá băng thuộc Đề án 22220. Trong cuộc đua tới Bắc Cực hiện tại chỉ có sự tham gia của hai cường quốc hàng đầu Nga và Mỹ. Khu vực vùng cực này cũng là nơi có chứa rất nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được con người khai tác. Từ lâu Nga đã xem Bắc Cực là vùng đệm chiến lược của nước này và gắn liền với lợi ích quốc gia của Moscow. Nguồn ảnh: Sputnik
Nga vừa cho hạ thủy tàu phá băng hạt nhân thứ hai được đóng theo lớp LK-60Ya hay còn có tên gọi khác là Project 22220. Đây là tàu phá băng sử dụng năng lượng nguyên tử đầu tiên trên thế giới được đóng hàng loạt với số lượng dự kiến ba chiếc. Nguồn ảnh: Tass.
Cả ba tàu phá băng Project 22220 đều được đóng ở nhà máy đóng tàu Baltic. Chiếc đầu tiên đã được hạ thủy từ năm 2016 và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6 năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Tass.
Chiếc tàu phá băng thứ hai vừa mới được Nga hạ thủy hồi trung tuần tháng 9 vừa rồi mang tên Sibir và dự kiến sẽ đi vào hoạt động chính thức trong tháng 11/2020. Nguồn ảnh: Tass.
Các tàu phá băng thuộc Project 22220 có độ giãn nước 33.000 tấn, chiều dài 173 mét và có lườn rộng 34 mét. Tàu có chiều cao 15,2 mét và mớm nước tối đa 10,5 mét. Nguồn ảnh: Tass.
Các tàu Project 22220 sử dụng động cơ nguyên tử cung cấp sức đẩy tổng cộng 81.000 sức ngựa giúp nó có thể di chuyển dễ dàng trên mặt băng dày ở Bắc Cực hoặc Nam Cực. Trong cuộc đua tới hai vùng cực Trái Đất, hiện Nga đang đứng đầu với hàng loạt những tàu phá băng nguyên tử khỏe bậc nhất thế giới. Nguồn ảnh: Tass.
Tàu có biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ 74 người bao gồm cả sĩ quan chỉ huy lẫn thủy thủ. Tốc độ tối đa của những tàu phá băng thuộc Project 22220 vào khoảng 22 hải lý trên giờ tương đương với 41 km/h. Nguồn ảnh: Tass.
Nhiều nguồn tin cũng cho biết phía Nga đang thiết kế một tàu phá băng đời mới với công suất lớn hơn cả các tàu thuộc Project 22220. Dự kiến các tàu phá băng đời thế hệ tiếp theo của Nga sẽ có lườn rộng tới 50 mét, tương đương với độ rộng của các tàu chở dầu. Bản thiết kế của tàu phá băng mới này được cho là đã hoàn thành từ cuối năm 2016. Nguồn ảnh: Tass.
Với hai lò phản ứng hạt nhân RITM-200 được thiết kế đặc biệt các tàu Project 22220 có thể hộ tống các đoàn tàu ở Bắc Cực di chuyển trong các vùng biển bị băng bao phủ có độ dày từ 3-4 mét. Nguồn ảnh: Cruise Mapper.
Giá trị ước tính của mỗi con tàu phá băng nguyên tử này của Nga vào khoảng hơn 600 triệu USD, trong đó đắt đỏ nhất vẫn là hệ thống lò phản ứng hạt nhân trái tim của tàu Project 22220. Thời gian vận hành của chúng cũng được ước tính khoảng 50 năm. Nguồn ảnh: Lenta.ru.
Toàn cảnh tàu phá băng thuộc Đề án 22220. Trong cuộc đua tới Bắc Cực hiện tại chỉ có sự tham gia của hai cường quốc hàng đầu Nga và Mỹ. Khu vực vùng cực này cũng là nơi có chứa rất nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được con người khai tác. Từ lâu Nga đã xem Bắc Cực là vùng đệm chiến lược của nước này và gắn liền với lợi ích quốc gia của Moscow. Nguồn ảnh: Sputnik