Do sự suy giảm của nền kinh tế và quốc phòng Nga thời hậu Xô Viết, Hải quân Nga ngày nay phụ thuộc hoàn toàn vào các tàu chiến do Liên Xô chế tạo; nhất là các tàu chiến lớn và các tàu cho các nhiệm vụ có thời gian hoạt động kéo dài trên biển, đều có nguồn gốc từ Liên Xô.Với hạm đội tàu nổi, nước Nga thời hậu Xô Viết vẫn chưa đóng được một tàu khu trục hoặc tàu tuần dương nào cho lực lượng Hải quân của mình. Còn ở đội tàu ngầm, sức mạnh dưới mặt nước của Nga vẫn phải trông chờ vào nhiều lớp tàu ngầm đóng từ thời Liên Xô; trong đó có các tàu ngầm lớp Typhoon.Được đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô từ năm 1981, tàu ngầm lớp Typhoon là tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo và triển khai trên thế giới. Với 6 chiếc được hoàn thành, còn chiếc thứ 7 bị hủy bỏ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.Tàu ngầm lớp Typhoon có lượng choán nước 48.000 tấn, kích thước gấp đôi tàu ngầm lớp Borei hiện nay của Hải quân Nga. Đây cũng là loại tàu ngầm lớn hơn 2,5 lần so với tàu ngầm lớn nhất của phương Tây là tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ.Để so sánh kích thước của tàu ngầm hạt nhân Typhoon lớn như thế nào, lấy tàu sân bay lớn nhất ở lục địa châu Âu là chiếc Charles De Gaulle của Hải quân Pháp, khi chỉ có lượng giãn nước 42.000 tấn.Một lớp tàu ngầm điện-diesel của Nga được đóng, sử dụng và xuất khẩu rộng rãi hơn là tàu ngầm lớp Kilo, chỉ có sức choán nước khoảng 3.000 tấn – như vậy tàu ngầm Typhoon lớn gấp 15 lần các tàu ngầm lớp Kilo.Lớp Typhoon có chiều dài 175 m và sử dụng hình dạng thân tàu hình bầu dục thon lại khác thường, phẳng hơn so với hầu hết các tàu ngầm khác. Con tàu cấu tạo bên ngoài có một vỏ chịu áp, bên trong là ba khoang độc lập, có thể chứa 160 thủy thủ với cả hồ bơi và phòng xông hơi khô.Đáng chú ý là tàu ngầm lớp Typhoon sử dụng công nghệ các khoang kín riêng biệt, làm cho nó có khả năng sống sót cao trước các cuộc tấn công của đối phương; mỗi khoang có thể chìm trong thời gian tối đa 120 ngày và ở độ sâu lên tới 400 mét.Vũ khí chính của Typhoon bao gồm 20 tên lửa đạn đạo R-39 Rif; đây là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo vào thời điểm đó.Khi đó cũng chỉ có tàu ngầm lớp Typhoon là lớp tàu chiến duy nhất đủ lớn, để triển khai chúng một cách hiệu quả. Mỗi tên lửa nặng 84 tấn, chứa 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng độc lập, một đầu đạn có sức công phá đến 150kt.Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không đủ khả năng kinh phí để duy trì hạm đội 6 tàu lớp Typhoon của họ và trong nhiều năm chỉ có một tàu duy nhất hoạt động. Trong số 5 chiếc còn lại, hai chiếc đã được niêm cất và có khả năng được khôi phục trong thời gian ngắn, để phục vụ trong trường hợp chiến tranh.Các đề xuất đã được đưa ra để sử dụng số tàu ngầm lớp Typhoon vào mục đích vận tải, nơi chúng có thể đặc biệt hữu ích cho khả năng đi thuyền dưới mặt nước bị đóng băng; mặc dù hiệu quả chi phí của đề xuất như vậy còn rất nhiều nghi vấn.Một đề xuất sử dụng khác cho những chiếc tàu ngầm lớp Typhoon là sẽ biến những chiếc tàu ngầm này thành một lực lượng tác chiến chiến thuật, thay vì chiến lược và trang bị cho chúng các tên lửa hành trình như Zicron hoặc Kalibr, với mỗi tàu dự kiến có thể triển khai 200 tên lửa trở lên, nếu được bố trí lại theo cách như vậy.Đây là điều chưa từng xảy ra đối với Hải quân Nga, nhưng Hải quân Mỹ đã thay thế một phần tương tự như vậy, với một số chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio, cho phép mỗi tàu triển khai tới 154 tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.Tuy nhiên nhược điểm của lớp tàu ngầm Typhoon hoạt động ồn ào hơn đáng kể so với các thiết kế tàu ngầm mới hơn của Nga, và với các phương tiện triển khai tên lửa hành trình khác được cho là hiệu quả hơn, thì đề xuất về sửa chữa tàu ngầm lớp Typhoon để mang tên lửa hành trình có lẽ khó thành hiện thực. Nguồn ảnh: Ydanx.
Cho tới nay, các tàu ngầm lớp Typhoon vẫn là tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo trong lịch sử. Nguồn: Discovery.
Do sự suy giảm của nền kinh tế và quốc phòng Nga thời hậu Xô Viết, Hải quân Nga ngày nay phụ thuộc hoàn toàn vào các tàu chiến do Liên Xô chế tạo; nhất là các tàu chiến lớn và các tàu cho các nhiệm vụ có thời gian hoạt động kéo dài trên biển, đều có nguồn gốc từ Liên Xô.
Với hạm đội tàu nổi, nước Nga thời hậu Xô Viết vẫn chưa đóng được một tàu khu trục hoặc tàu tuần dương nào cho lực lượng Hải quân của mình. Còn ở đội tàu ngầm, sức mạnh dưới mặt nước của Nga vẫn phải trông chờ vào nhiều lớp tàu ngầm đóng từ thời Liên Xô; trong đó có các tàu ngầm lớp Typhoon.
Được đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô từ năm 1981, tàu ngầm lớp Typhoon là tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo và triển khai trên thế giới. Với 6 chiếc được hoàn thành, còn chiếc thứ 7 bị hủy bỏ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Tàu ngầm lớp Typhoon có lượng choán nước 48.000 tấn, kích thước gấp đôi tàu ngầm lớp Borei hiện nay của Hải quân Nga. Đây cũng là loại tàu ngầm lớn hơn 2,5 lần so với tàu ngầm lớn nhất của phương Tây là tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ.
Để so sánh kích thước của tàu ngầm hạt nhân Typhoon lớn như thế nào, lấy tàu sân bay lớn nhất ở lục địa châu Âu là chiếc Charles De Gaulle của Hải quân Pháp, khi chỉ có lượng giãn nước 42.000 tấn.
Một lớp tàu ngầm điện-diesel của Nga được đóng, sử dụng và xuất khẩu rộng rãi hơn là tàu ngầm lớp Kilo, chỉ có sức choán nước khoảng 3.000 tấn – như vậy tàu ngầm Typhoon lớn gấp 15 lần các tàu ngầm lớp Kilo.
Lớp Typhoon có chiều dài 175 m và sử dụng hình dạng thân tàu hình bầu dục thon lại khác thường, phẳng hơn so với hầu hết các tàu ngầm khác. Con tàu cấu tạo bên ngoài có một vỏ chịu áp, bên trong là ba khoang độc lập, có thể chứa 160 thủy thủ với cả hồ bơi và phòng xông hơi khô.
Đáng chú ý là tàu ngầm lớp Typhoon sử dụng công nghệ các khoang kín riêng biệt, làm cho nó có khả năng sống sót cao trước các cuộc tấn công của đối phương; mỗi khoang có thể chìm trong thời gian tối đa 120 ngày và ở độ sâu lên tới 400 mét.
Vũ khí chính của Typhoon bao gồm 20 tên lửa đạn đạo R-39 Rif; đây là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo vào thời điểm đó.
Khi đó cũng chỉ có tàu ngầm lớp Typhoon là lớp tàu chiến duy nhất đủ lớn, để triển khai chúng một cách hiệu quả. Mỗi tên lửa nặng 84 tấn, chứa 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng độc lập, một đầu đạn có sức công phá đến 150kt.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không đủ khả năng kinh phí để duy trì hạm đội 6 tàu lớp Typhoon của họ và trong nhiều năm chỉ có một tàu duy nhất hoạt động. Trong số 5 chiếc còn lại, hai chiếc đã được niêm cất và có khả năng được khôi phục trong thời gian ngắn, để phục vụ trong trường hợp chiến tranh.
Các đề xuất đã được đưa ra để sử dụng số tàu ngầm lớp Typhoon vào mục đích vận tải, nơi chúng có thể đặc biệt hữu ích cho khả năng đi thuyền dưới mặt nước bị đóng băng; mặc dù hiệu quả chi phí của đề xuất như vậy còn rất nhiều nghi vấn.
Một đề xuất sử dụng khác cho những chiếc tàu ngầm lớp Typhoon là sẽ biến những chiếc tàu ngầm này thành một lực lượng tác chiến chiến thuật, thay vì chiến lược và trang bị cho chúng các tên lửa hành trình như Zicron hoặc Kalibr, với mỗi tàu dự kiến có thể triển khai 200 tên lửa trở lên, nếu được bố trí lại theo cách như vậy.
Đây là điều chưa từng xảy ra đối với Hải quân Nga, nhưng Hải quân Mỹ đã thay thế một phần tương tự như vậy, với một số chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio, cho phép mỗi tàu triển khai tới 154 tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.
Tuy nhiên nhược điểm của lớp tàu ngầm Typhoon hoạt động ồn ào hơn đáng kể so với các thiết kế tàu ngầm mới hơn của Nga, và với các phương tiện triển khai tên lửa hành trình khác được cho là hiệu quả hơn, thì đề xuất về sửa chữa tàu ngầm lớp Typhoon để mang tên lửa hành trình có lẽ khó thành hiện thực. Nguồn ảnh: Ydanx.
Cho tới nay, các tàu ngầm lớp Typhoon vẫn là tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo trong lịch sử. Nguồn: Discovery.