Tàu ngầm lớp Borei thế hệ thứ tư của Nga được phát triển vào đầu thập niên 1980, đây là bước tiến lớn trong công nghệ tàu ngầm của Liên Xô (sau này Nga được kế thừa) và vượt trội so với những thiết kế tàu ngầm hạt nhân của Mỹ cùng thời điểm. Borei là một thiết kế mới, hiện đại so với lớp tàu ngầm tiền nhiệm là Delta và Typhoon trước kia. Vũ khí tiến công chính của Borei là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava mang đầu đạn hạt nhân. Mặc dù là thiết kế của thập niên 1980, nhưng tàu ngầm Borei vẫn giữ vai trò quan trọng trong bộ ba hạt nhân của Nga trong nhiều thập kỷ tới.Trong nhiều nỗ lực hiện đại hóa của Nga với tàu ngầm lớp Borei (hay còn gọi là Đề án 955), đã cho một khái niệm thiết kế hoàn toàn mới. Trên thực tế, từ hiệu quả của tàu ngầm lớp Borei, Hải quân Nga đã quyết định hủy dự án hiện đại hóa tàu ngầm lớp Typhoon, để tập trung kinh phí cho dự án Borei.Để tàu ngầm lớp Borei đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại và kéo dài thời gian phục vụ trong Hải quân Nga, các kỹ sư Nga đã thiết kế làm cho dòng Borei nhỏ hơn và nhẹ hơn đáng kể so với Typhoon, trong khi mang trọng tải vũ khí nhiều hơn.Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei có trong lượng chỉ bằng 1/2 so với Typhoon (24.000 so với 48.000 tấn), chiều rộng tàu giảm đi đáng kể và di chuyển với tốc độ nhanh hơn một chút so với Typhoon.Những tàu ngầm Borei được áp dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất, cho chúng khả năng mang tải trọng tốt hơn nhiều so với đàn anh Typhoon; tên lửa đạn đạo Bulava trên tàu ngầm Borei là loại RSM-56 là loại mang một đầu đạn hạt nhân 550 kiloton, được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính, hiệu chỉnh bằng hệ thống vệ tinh GLONASS. Trong khi tên lửa Bulava trên tàu ngầm Typhoon là R-39 chỉ mang đầu đạn 100 kT.Ngày 12/6 vừa qua, Nga đã đưa tàu ngầm Hoàng tử Vladimir vào biên chế thuộc đơn vị tàu ngầm Số 31 thuộc Hạm đội Phương Bắc; như vậy trong biên chế của Hải quân Nga hiện nay có 4 tàu ngầm lớp Borei. Dự kiên đến năm 2024 sẽ có 7 chiếc tàu thuộc lớp này.Từ chiếc Hoàng tử Vladimir được nâng cấp nên phiên bản mới Borei II (còn gọi là Dự án 955A), có độ ồn thấp hơn, kíp thủy thủ ít hơn, do sử dụng nhiều công nghệ tự động; số ống phóng tên lửa Bulava được nâng lên 20, so với 16 ống phóng ở các phiên bản đời đầu.Theo tính toán của các nhà lãnh đạo Quân đội Nga, dự án Borei là một cải tiến rõ rệt so với lớp tàu tiền nhiệm của nó, đáp ứng nhu cầu răn đe hạt nhân của Nga. Nhưng vẫn còn một vấn đề đang đe dọa, làm tê liệt sự phát triển của Borei nếu không được kiểm soát, đó chính là chi phí.Nhìn bề ngoài, tàu Borei có vẻ hiệu quả về chi phí, khi so với lớp tàu ngầm Mỹ cùng tính năng; ví dụ tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ có giá 2 tỷ USD, trong khi Borei chỉ có giá 890 triệu USD. Nhưng với Nga, ngân sách quốc phòng chưa bằng 1/10 của Mỹ, thì cái giá này cũng không phải là rẻ.Trong khi đó, các nguồn tin Nga đưa tin, phiên bản tiếp theo của tàu ngầm Borei - Dự án 955B, đã bị hủy vì không đáp ứng được tiêu chí chi phí/ hiệu quả. Điều này gây ra nhiều nghi ngờ về tương lai của lớp tàu ngầm Borei. Có khả năng Hải quân Nga sẽ ký hợp đồng sản xuất chiếc tàu ngầm Borei cuối cùng vào năm 2020, trước khi chuyển sang một thế hệ tàu ngầm hoàn toàn mới.Mặc dù có nhiều ưu điểm về chi phí/ hiệu quả, nhưng Nga buộc phải cân đối tài chính của Borei với một dự án tàu ngầm lớn khác đang diễn ra, đó là tàu ngầm lớp Yasen. Chi phí sản xuất cho tàu lớp Yasen đầu tiên, chiếc Severodvinsk, đã lên tới 1,5 tỷ USD, và chiếc thứ hai trong loạt dự kiến sẽ có giá gấp đôi.Về cốt lõi, dòng Borei đóng vai trò quan trọng trong bộ ba hạt nhân Nga; nhưng với tình hình tài chính hiện tại (và cả trong tương lai gần), Nga vẫn phải dừng dự án tàu ngầm được coi là thành công nhất của họ.Tàu ngầm lớp Borei II có chiều dài 170 m, lượng choán nước khi lặn 24.000 tấn, có thể lặn sâu 450 m và hoạt động liên tục 90 ngày đêm với thủy thủ đoàn khoảng 130 người. Vũ khí trên tàu là tên lửa Bulava, với tầm bắn tối đa khoảng 10.000 km.Hiện nay Hải quân Nga có 4 chiếc tàu ngầm thuộc lớp này, đó là chiếc Hoàng tử Vladimir và Yuri Dolgorukiy phục vụ Hạm đội Phương Bắc và 2 tàu ngầm còn lại là Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương. Video Việt Nam công khai hình ảnh tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa - Nguồn: VTV
Tàu ngầm lớp Borei thế hệ thứ tư của Nga được phát triển vào đầu thập niên 1980, đây là bước tiến lớn trong công nghệ tàu ngầm của Liên Xô (sau này Nga được kế thừa) và vượt trội so với những thiết kế tàu ngầm hạt nhân của Mỹ cùng thời điểm.
Borei là một thiết kế mới, hiện đại so với lớp tàu ngầm tiền nhiệm là Delta và Typhoon trước kia. Vũ khí tiến công chính của Borei là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava mang đầu đạn hạt nhân. Mặc dù là thiết kế của thập niên 1980, nhưng tàu ngầm Borei vẫn giữ vai trò quan trọng trong bộ ba hạt nhân của Nga trong nhiều thập kỷ tới.
Trong nhiều nỗ lực hiện đại hóa của Nga với tàu ngầm lớp Borei (hay còn gọi là Đề án 955), đã cho một khái niệm thiết kế hoàn toàn mới. Trên thực tế, từ hiệu quả của tàu ngầm lớp Borei, Hải quân Nga đã quyết định hủy dự án hiện đại hóa tàu ngầm lớp Typhoon, để tập trung kinh phí cho dự án Borei.
Để tàu ngầm lớp Borei đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại và kéo dài thời gian phục vụ trong Hải quân Nga, các kỹ sư Nga đã thiết kế làm cho dòng Borei nhỏ hơn và nhẹ hơn đáng kể so với Typhoon, trong khi mang trọng tải vũ khí nhiều hơn.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei có trong lượng chỉ bằng 1/2 so với Typhoon (24.000 so với 48.000 tấn), chiều rộng tàu giảm đi đáng kể và di chuyển với tốc độ nhanh hơn một chút so với Typhoon.
Những tàu ngầm Borei được áp dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất, cho chúng khả năng mang tải trọng tốt hơn nhiều so với đàn anh Typhoon; tên lửa đạn đạo Bulava trên tàu ngầm Borei là loại RSM-56 là loại mang một đầu đạn hạt nhân 550 kiloton, được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính, hiệu chỉnh bằng hệ thống vệ tinh GLONASS. Trong khi tên lửa Bulava trên tàu ngầm Typhoon là R-39 chỉ mang đầu đạn 100 kT.
Ngày 12/6 vừa qua, Nga đã đưa tàu ngầm Hoàng tử Vladimir vào biên chế thuộc đơn vị tàu ngầm Số 31 thuộc Hạm đội Phương Bắc; như vậy trong biên chế của Hải quân Nga hiện nay có 4 tàu ngầm lớp Borei. Dự kiên đến năm 2024 sẽ có 7 chiếc tàu thuộc lớp này.
Từ chiếc Hoàng tử Vladimir được nâng cấp nên phiên bản mới Borei II (còn gọi là Dự án 955A), có độ ồn thấp hơn, kíp thủy thủ ít hơn, do sử dụng nhiều công nghệ tự động; số ống phóng tên lửa Bulava được nâng lên 20, so với 16 ống phóng ở các phiên bản đời đầu.
Theo tính toán của các nhà lãnh đạo Quân đội Nga, dự án Borei là một cải tiến rõ rệt so với lớp tàu tiền nhiệm của nó, đáp ứng nhu cầu răn đe hạt nhân của Nga. Nhưng vẫn còn một vấn đề đang đe dọa, làm tê liệt sự phát triển của Borei nếu không được kiểm soát, đó chính là chi phí.
Nhìn bề ngoài, tàu Borei có vẻ hiệu quả về chi phí, khi so với lớp tàu ngầm Mỹ cùng tính năng; ví dụ tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ có giá 2 tỷ USD, trong khi Borei chỉ có giá 890 triệu USD. Nhưng với Nga, ngân sách quốc phòng chưa bằng 1/10 của Mỹ, thì cái giá này cũng không phải là rẻ.
Trong khi đó, các nguồn tin Nga đưa tin, phiên bản tiếp theo của tàu ngầm Borei - Dự án 955B, đã bị hủy vì không đáp ứng được tiêu chí chi phí/ hiệu quả. Điều này gây ra nhiều nghi ngờ về tương lai của lớp tàu ngầm Borei. Có khả năng Hải quân Nga sẽ ký hợp đồng sản xuất chiếc tàu ngầm Borei cuối cùng vào năm 2020, trước khi chuyển sang một thế hệ tàu ngầm hoàn toàn mới.
Mặc dù có nhiều ưu điểm về chi phí/ hiệu quả, nhưng Nga buộc phải cân đối tài chính của Borei với một dự án tàu ngầm lớn khác đang diễn ra, đó là tàu ngầm lớp Yasen. Chi phí sản xuất cho tàu lớp Yasen đầu tiên, chiếc Severodvinsk, đã lên tới 1,5 tỷ USD, và chiếc thứ hai trong loạt dự kiến sẽ có giá gấp đôi.
Về cốt lõi, dòng Borei đóng vai trò quan trọng trong bộ ba hạt nhân Nga; nhưng với tình hình tài chính hiện tại (và cả trong tương lai gần), Nga vẫn phải dừng dự án tàu ngầm được coi là thành công nhất của họ.
Tàu ngầm lớp Borei II có chiều dài 170 m, lượng choán nước khi lặn 24.000 tấn, có thể lặn sâu 450 m và hoạt động liên tục 90 ngày đêm với thủy thủ đoàn khoảng 130 người. Vũ khí trên tàu là tên lửa Bulava, với tầm bắn tối đa khoảng 10.000 km.
Hiện nay Hải quân Nga có 4 chiếc tàu ngầm thuộc lớp này, đó là chiếc Hoàng tử Vladimir và Yuri Dolgorukiy phục vụ Hạm đội Phương Bắc và 2 tàu ngầm còn lại là Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Video Việt Nam công khai hình ảnh tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa - Nguồn: VTV