Báo chí Nga cho biết, để đối phó với việc điều động quân đội Mỹ tới sát biên giới, Hải quân Nga dự định sẽ nối lại sự hiện diện thường trực ngoài khơi nước Mỹ.Bước đi cụ thể của Nga đó là sẽ gửi tàu chiến và cả tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Kalibr (và cả Zircon trong tương lai) tới lãnh thổ Cuba.Theo các nguồn tin, chúng ta đang nói về trung tâm điện tử vô tuyến ở Lourdes (các cuộc đàm phán đã được tiến hành từ năm 2014), cũng như căn cứ hải quân ở vịnh nước sâu ở thành phố Cienfuegos.“Các cuộc đàm phán về việc tàu chiến Nga dự định quay trở lại các căn cứ quân sự cũ trên đất Cuba đã diễn ra ít nhất trong 5 năm qua. Trở lại năm 2016, Thứ trưởng Quốc phòng Nikolai Pankov đã lên tiếng về ý tưởng như vậy"."Tuy nhiên kế hoạch của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga về vấn đề này chưa được giải mã. Họ nói rằng cam kết sẽ gửi những quan điểm chiến lược này, dựa trên lợi ích của Nga tới những quan chức cấp cao nhất"."Tuy nhiên cho đến khi thành lập một căn cứ quân sự chính thức, chẳng hạn như căn cứ không quân Hmeimim (tại tỉnh Latakia của Syria), mọi thứ vẫn chưa đi đến đâu”.“Không ai nghi ngờ rằng chuyến thăm của Tư lệnh hải quân Nga có liên quan đến việc hiện đại hóa các cảng biển ở Cuba, nơi tàu mặt nước và tàu ngầm của hạm đội Nga có thể tiếp cận", trang Free Press cho biết.Đáng chú ý là khi ở ngoài khơi Cuba, hạm đội Nga có thể dễ dàng tấn công bằng tên lửa hành trình ở khoảng cách lên tới 2 - 3 nghìn km, và các căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ sẽ nằm trong tầm ngắm.Tàu ngầm hạt nhân Nga sau đó cũng có thể xuất hiện ở đây, tuy nhiên hiện tại thì có lẽ không cần thiết, bởi vì Mỹ lưu ý rằng họ sẽ không đặt vũ khí hạt nhân quá gần biên giới nước Nga.Cần nói thêm, mặc dù không có tuyên bố chính thức, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga không bác bỏ dữ liệu về khả năng sắp xuất hiện các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Cuba, đặc biệt khi nước chủ nhà không tỏ ra phản đối.Mặc dù vậy, việc duy trì một căn cứ quân sự lớn cách nước Nga nửa vòng trái đất là vấn đề rất nan giải, khác hẳn với việc lập căn cứ ở cảng Tartus của Syria vốn cách không xa biển Đen.Hiện nay hải quân Nga thiếu rất nhiều những con tàu chiến cỡ lớn có khả năng viễn dương, khi từ thời điểm Liên Xô tan rã đến nay họ chưa đóng được chiến hạm nào có lượng giãn nước đủ lớn.Các tàu mặt nước thế hệ mới của Nga chỉ chuyên cho mục đích tác chiến ven bờ, trong khi những chiến hạm từ thời Liên Xô hiện đã quá cao tuổi, khó lòng triển khai lâu dài cách xa đất nước, cần nhắc lại rằng trong nhiều nhiệm vụ chúng luôn yêu cầu phải có tàu kéo đi bên cạnh.Hơn thế nữa, việc Nga thiết lập căn cứ quân sự với những khu trục hạm có khả năng mang tên lửa Kalibr sát nước Mỹ sẽ dẫn tới phản ứng mạnh hơn từ Washington mà Moskva chưa chắc đã đủ lực để đáp trả trong tình hình hiện nay.
Báo chí Nga cho biết, để đối phó với việc điều động quân đội Mỹ tới sát biên giới, Hải quân Nga dự định sẽ nối lại sự hiện diện thường trực ngoài khơi nước Mỹ.
Bước đi cụ thể của Nga đó là sẽ gửi tàu chiến và cả tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Kalibr (và cả Zircon trong tương lai) tới lãnh thổ Cuba.
Theo các nguồn tin, chúng ta đang nói về trung tâm điện tử vô tuyến ở Lourdes (các cuộc đàm phán đã được tiến hành từ năm 2014), cũng như căn cứ hải quân ở vịnh nước sâu ở thành phố Cienfuegos.
“Các cuộc đàm phán về việc tàu chiến Nga dự định quay trở lại các căn cứ quân sự cũ trên đất Cuba đã diễn ra ít nhất trong 5 năm qua. Trở lại năm 2016, Thứ trưởng Quốc phòng Nikolai Pankov đã lên tiếng về ý tưởng như vậy".
"Tuy nhiên kế hoạch của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga về vấn đề này chưa được giải mã. Họ nói rằng cam kết sẽ gửi những quan điểm chiến lược này, dựa trên lợi ích của Nga tới những quan chức cấp cao nhất".
"Tuy nhiên cho đến khi thành lập một căn cứ quân sự chính thức, chẳng hạn như căn cứ không quân Hmeimim (tại tỉnh Latakia của Syria), mọi thứ vẫn chưa đi đến đâu”.
“Không ai nghi ngờ rằng chuyến thăm của Tư lệnh hải quân Nga có liên quan đến việc hiện đại hóa các cảng biển ở Cuba, nơi tàu mặt nước và tàu ngầm của hạm đội Nga có thể tiếp cận", trang Free Press cho biết.
Đáng chú ý là khi ở ngoài khơi Cuba, hạm đội Nga có thể dễ dàng tấn công bằng tên lửa hành trình ở khoảng cách lên tới 2 - 3 nghìn km, và các căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ sẽ nằm trong tầm ngắm.
Tàu ngầm hạt nhân Nga sau đó cũng có thể xuất hiện ở đây, tuy nhiên hiện tại thì có lẽ không cần thiết, bởi vì Mỹ lưu ý rằng họ sẽ không đặt vũ khí hạt nhân quá gần biên giới nước Nga.
Cần nói thêm, mặc dù không có tuyên bố chính thức, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga không bác bỏ dữ liệu về khả năng sắp xuất hiện các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Cuba, đặc biệt khi nước chủ nhà không tỏ ra phản đối.
Mặc dù vậy, việc duy trì một căn cứ quân sự lớn cách nước Nga nửa vòng trái đất là vấn đề rất nan giải, khác hẳn với việc lập căn cứ ở cảng Tartus của Syria vốn cách không xa biển Đen.
Hiện nay hải quân Nga thiếu rất nhiều những con tàu chiến cỡ lớn có khả năng viễn dương, khi từ thời điểm Liên Xô tan rã đến nay họ chưa đóng được chiến hạm nào có lượng giãn nước đủ lớn.
Các tàu mặt nước thế hệ mới của Nga chỉ chuyên cho mục đích tác chiến ven bờ, trong khi những chiến hạm từ thời Liên Xô hiện đã quá cao tuổi, khó lòng triển khai lâu dài cách xa đất nước, cần nhắc lại rằng trong nhiều nhiệm vụ chúng luôn yêu cầu phải có tàu kéo đi bên cạnh.
Hơn thế nữa, việc Nga thiết lập căn cứ quân sự với những khu trục hạm có khả năng mang tên lửa Kalibr sát nước Mỹ sẽ dẫn tới phản ứng mạnh hơn từ Washington mà Moskva chưa chắc đã đủ lực để đáp trả trong tình hình hiện nay.