Đi vào hoạt động trong Không quân Nga từ năm 2014, tiêm kích chiến đấu Su-34 được nhiều người đánh giá là máy bay chiến đấu tấn công có năng lực nhất đang phục vụ trên thế giới. Máy bay này được thiết kế để thay thế và kế thừa nền tảng cường kích Su-24M rất thành công vốn được phát triển cho quân đội Liên Xô.Su-34 là máy bay chiến đấu hạng nặng, chỉ xếp sau máy bay ném bom và máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound, nhưng giá thành của nó tương đối thấp so với các loại máy bay phản lực Nga được chế tạo để không chiến như Su-35 và Su-57.Mặc dù không nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu nào, nhưng tiêm kích Su-34 vẫn đang được Nga đặt hàng, cùng với hơn 140 chiếc hiện đang được biên chế và gần 100 chiếc dự kiến sẽ gia nhập Không quân và Hải quân Nga trong thời gian tới.Thiết kế của Su-34 tiếp tục được cải tiến theo thời gian, gần đây nhất là việc đưa vào sản xuất biến thể tăng cường Su-34M mà theo Tổng giám đốc Tập đoàn máy bay thống nhất của Nga Yuri Slyusar, nó có khả năng chiến đấu gấp đôi Su-34 nguyên bản.Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã đặt hàng hai trung đoàn Su-34M vào tháng 5/2020 và các biến thể mới được trang bị giao diện chuyên dụng cho ba loại cảm biến khác nhau để cải thiện nhận thức tình huống. Chúng bao gồm UKR-RT pod mang các biện pháp tìm kiếm điện tử, UKR-OE là một camera pod và UKR-RL tích hợp một radar khẩu độ tổng hợp.Su-34M cũng được cho là cải thiện khả năng không đối không hơn so với Su-34 nguyên bản. Su-34M có khả năng triển khai hiệu quả cả tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar tầm xa và tầm ngắn như R-27 và R -77, điều này giúp Su-34 ít phụ thuộc nhiều vào máy bay chiến đấu hộ tống hơn so với Su-24.Điều này không chỉ làm cho chiến đấu cơ Su-34M trở thành một nền tảng hữu ích hơn cho Quân đội Nga, mà còn làm cho chiếc máy bay này có khả năng hấp dẫn hơn đối với các quốc gia có lực lượng không quân nhỏ hơn để xuất khẩu, vốn sẽ gặp khó khăn trong việc trang bị hiệu quả một loại máy bay chuyên dụng và thiếu khả năng không đối không như Su-24M.Mặc dù nhu cầu về máy bay tấn công tầm xa chuyên dụng nói chung còn hạn chế ở nước ngoài, do các dòng máy bay đa nhiệm đã trở nên phổ biến hơn như Su-30SM, Su-34, nhưng biến thể Su-34M mới vẫn có tiềm năng xuất khẩu đáng kể. Dưới đây là những khách hàng tiềm năng hàng đầu của Su-34M.Đầu tiên là Không quân Algeria, quốc gia Bắc Phi đã thể hiện sự quan tâm đến Su-34 kể từ trước khi nó được đưa vào biên chế trong Không quân Nga, với các báo cáo chưa được xác nhận cho thấy một đơn đặt hàng cho 14 máy bay chiến đấu có thể đã được thực hiện.Algeria hiện là nhà khai thác nước ngoài lớn nhất của Su-24 với 3 phi đội đang phục vụ với 36 chiếc, trong đó Su-34 được coi là người kế nhiệm đương nhiên. Khả năng chịu đựng cao hơn nhiều của Su-34 có thể sẽ được đánh giá đặc biệt cao do lãnh thổ Algeria rộng lớn.Vẫn chưa rõ liệu Algeria có thể mua được máy bay chiến đấu Su-34 hay không, họ sẽ thay thế tất cả các đơn vị Su-24 bằng máy bay mới hay giảm phi đội máy bay tấn công chuyên dụng để thay thế một số máy bay chiến đấu đa năng cân bằng hơn như Su-30 hoặc Su-57.Khách hàng tiềm năng thứ hai là Không quân Nhân dân Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á đang dự kiến thay thế nhiều loại máy bay chiến đấu hiện có trong biên chế, với các phương tiện truyền thông trong nước đã nhiều lần tuyên bố rằng việc mua máy bay Su-57 đang được lên kế hoạch.Việt Nam có khả năng sẽ thay thế các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-27 Flanker được mua từ những năm 1990. Phi đội máy bay chiến đấu của Việt Nam hiện bao gồm 7 trung đoàn, trong đó có 2 chiếc Su-27, 2 chiếc Su-30MK2 tương đối hiện đại dự kiến sẽ phục vụ đến những năm 2030 và 3 phi đội máy bay chiến đấu tấn công chuyên dụng gồm Su-22M3 hạng nhẹ hơn.Ngoài ra, còn có máy bay chiến đấu Su-22M4 và Su-22UM do Liên Xô chuyển giao vào cuối những năm 1980. Mặc dù Su-22 có thiết kế khung máy bay tương đối cũ, nhưng có ưu điểm là chi phí vận hành thấp và hệ thống điện tử hàng không của máy bay vẫn tương đối tiên tiến và rất phù hợp với các vai trò tấn công chính xác và tấn công hàng hải.Sau khi cung cấp cho Việt Nam hàng trăm máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba từ cuối những năm 1970, bao gồm 180 chiếc MiG-21 và một số chiếc Su-22, Liên Xô vào cuối những năm 1980 cũng đã chuyển giao máy bay Su-22M4 hiện đại hơn, với khả năng chiếm ưu thế trên không trên biển, đặc biệt là chống lại các mối đe dọa thù địch.Nhiều thông tin được truyền thông và ngoài nước cho biết, các máy bay hiện có của Việt Nam dự kiến sẽ được thay thế bằng các máy bay phản lực tầm xa hiện đại hơn trong tương lai gần, với các máy bay kế nhiệm như Su-30SM của Nga hoặc F-16 Block 70/72 của Mỹ.Tuy nhiên, nếu Không quân Việt Nam tìm cách duy trì các trung đoàn tấn công chuyên dụng và có ý định tối đa hóa tầm hoạt động của các máy bay có sức bền cao cho các hoạt động trên phạm vi Biển Đông, thì Su-34 có thể là lựa chọn phù hợp nhất để thay thế cho Su-22 (còn nữa). Nguồn ảnh: Airplanes.
Đi vào hoạt động trong Không quân Nga từ năm 2014, tiêm kích chiến đấu Su-34 được nhiều người đánh giá là máy bay chiến đấu tấn công có năng lực nhất đang phục vụ trên thế giới. Máy bay này được thiết kế để thay thế và kế thừa nền tảng cường kích Su-24M rất thành công vốn được phát triển cho quân đội Liên Xô.
Su-34 là máy bay chiến đấu hạng nặng, chỉ xếp sau máy bay ném bom và máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound, nhưng giá thành của nó tương đối thấp so với các loại máy bay phản lực Nga được chế tạo để không chiến như Su-35 và Su-57.
Mặc dù không nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu nào, nhưng tiêm kích Su-34 vẫn đang được Nga đặt hàng, cùng với hơn 140 chiếc hiện đang được biên chế và gần 100 chiếc dự kiến sẽ gia nhập Không quân và Hải quân Nga trong thời gian tới.
Thiết kế của Su-34 tiếp tục được cải tiến theo thời gian, gần đây nhất là việc đưa vào sản xuất biến thể tăng cường Su-34M mà theo Tổng giám đốc Tập đoàn máy bay thống nhất của Nga Yuri Slyusar, nó có khả năng chiến đấu gấp đôi Su-34 nguyên bản.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã đặt hàng hai trung đoàn Su-34M vào tháng 5/2020 và các biến thể mới được trang bị giao diện chuyên dụng cho ba loại cảm biến khác nhau để cải thiện nhận thức tình huống. Chúng bao gồm UKR-RT pod mang các biện pháp tìm kiếm điện tử, UKR-OE là một camera pod và UKR-RL tích hợp một radar khẩu độ tổng hợp.
Su-34M cũng được cho là cải thiện khả năng không đối không hơn so với Su-34 nguyên bản. Su-34M có khả năng triển khai hiệu quả cả tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar tầm xa và tầm ngắn như R-27 và R -77, điều này giúp Su-34 ít phụ thuộc nhiều vào máy bay chiến đấu hộ tống hơn so với Su-24.
Điều này không chỉ làm cho chiến đấu cơ Su-34M trở thành một nền tảng hữu ích hơn cho Quân đội Nga, mà còn làm cho chiếc máy bay này có khả năng hấp dẫn hơn đối với các quốc gia có lực lượng không quân nhỏ hơn để xuất khẩu, vốn sẽ gặp khó khăn trong việc trang bị hiệu quả một loại máy bay chuyên dụng và thiếu khả năng không đối không như Su-24M.
Mặc dù nhu cầu về máy bay tấn công tầm xa chuyên dụng nói chung còn hạn chế ở nước ngoài, do các dòng máy bay đa nhiệm đã trở nên phổ biến hơn như Su-30SM, Su-34, nhưng biến thể Su-34M mới vẫn có tiềm năng xuất khẩu đáng kể. Dưới đây là những khách hàng tiềm năng hàng đầu của Su-34M.
Đầu tiên là Không quân Algeria, quốc gia Bắc Phi đã thể hiện sự quan tâm đến Su-34 kể từ trước khi nó được đưa vào biên chế trong Không quân Nga, với các báo cáo chưa được xác nhận cho thấy một đơn đặt hàng cho 14 máy bay chiến đấu có thể đã được thực hiện.
Algeria hiện là nhà khai thác nước ngoài lớn nhất của Su-24 với 3 phi đội đang phục vụ với 36 chiếc, trong đó Su-34 được coi là người kế nhiệm đương nhiên. Khả năng chịu đựng cao hơn nhiều của Su-34 có thể sẽ được đánh giá đặc biệt cao do lãnh thổ Algeria rộng lớn.
Vẫn chưa rõ liệu Algeria có thể mua được máy bay chiến đấu Su-34 hay không, họ sẽ thay thế tất cả các đơn vị Su-24 bằng máy bay mới hay giảm phi đội máy bay tấn công chuyên dụng để thay thế một số máy bay chiến đấu đa năng cân bằng hơn như Su-30 hoặc Su-57.
Khách hàng tiềm năng thứ hai là Không quân Nhân dân Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á đang dự kiến thay thế nhiều loại máy bay chiến đấu hiện có trong biên chế, với các phương tiện truyền thông trong nước đã nhiều lần tuyên bố rằng việc mua máy bay Su-57 đang được lên kế hoạch.
Việt Nam có khả năng sẽ thay thế các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-27 Flanker được mua từ những năm 1990. Phi đội máy bay chiến đấu của Việt Nam hiện bao gồm 7 trung đoàn, trong đó có 2 chiếc Su-27, 2 chiếc Su-30MK2 tương đối hiện đại dự kiến sẽ phục vụ đến những năm 2030 và 3 phi đội máy bay chiến đấu tấn công chuyên dụng gồm Su-22M3 hạng nhẹ hơn.
Ngoài ra, còn có máy bay chiến đấu Su-22M4 và Su-22UM do Liên Xô chuyển giao vào cuối những năm 1980. Mặc dù Su-22 có thiết kế khung máy bay tương đối cũ, nhưng có ưu điểm là chi phí vận hành thấp và hệ thống điện tử hàng không của máy bay vẫn tương đối tiên tiến và rất phù hợp với các vai trò tấn công chính xác và tấn công hàng hải.
Sau khi cung cấp cho Việt Nam hàng trăm máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba từ cuối những năm 1970, bao gồm 180 chiếc MiG-21 và một số chiếc Su-22, Liên Xô vào cuối những năm 1980 cũng đã chuyển giao máy bay Su-22M4 hiện đại hơn, với khả năng chiếm ưu thế trên không trên biển, đặc biệt là chống lại các mối đe dọa thù địch.
Nhiều thông tin được truyền thông và ngoài nước cho biết, các máy bay hiện có của Việt Nam dự kiến sẽ được thay thế bằng các máy bay phản lực tầm xa hiện đại hơn trong tương lai gần, với các máy bay kế nhiệm như Su-30SM của Nga hoặc F-16 Block 70/72 của Mỹ.
Tuy nhiên, nếu Không quân Việt Nam tìm cách duy trì các trung đoàn tấn công chuyên dụng và có ý định tối đa hóa tầm hoạt động của các máy bay có sức bền cao cho các hoạt động trên phạm vi Biển Đông, thì Su-34 có thể là lựa chọn phù hợp nhất để thay thế cho Su-22 (còn nữa). Nguồn ảnh: Airplanes.