Kể từ khi có mặt tại khu vực biển Đông đến nay, tàu sân bay USS Carl Vinson đã tham gia một loạt các hoạt động huấn luyện cường độ cao với các phi vụ cất cánh máy bay chiến đấu liên tục cả ngày lẫn đêm. Nguồn ảnh: QQ.Lần này đến lượt các máy bay chiến đấu F/A-18 tham gia vào hoạt động huấn luyện thường kỳ. Nguồn ảnh: QQ.Tàu sân bay USS Carl Vinson có sức chứa tổng cộng tới 90 máy bay phản lực và trực thăng, với số lượng máy bay lớn như vậy, đường băng trên chiếc tàu sân bay này phải gồng mình hoạt động hết công suất để phục vụ các hoạt động huấn luyện cường độ cao trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: QQ.Được ra đời từ năm 1978, chiến đấu cơ F/A-18 dù tuổi đời đã gần 40 nhưng vẫn phục vụ tốt trong lực lượng Không quân Hải quân Mỹ. Đây là chiến đấu cơ đa năng, siêu thanh, có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 1.8. Nguồn ảnh: QQ.Những chiếc phi cơ F/A-18 đời mới nhất có chi phí sản xuất lên tới 61 triệu USD (chưa bao gồm vũ khí) và lên tới 95 triệu USD khi được trang bị đầy đủ vũ khí (tùy từng cấu hình vũ khí mà giá có thể thấp hơn). Nguồn ảnh: QQ.F/A-18 có chiều dài 16,8 mét, sải cánh 13,5 mét và có trọng lượng cất cánh tối đa 23,5 tấn bao gồm 6,2 tấn vũ khí gắn ngoài dưới giá treo. Nguồn ảnh: QQ.Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động 2000 km (2800 km với bình xăng phụ), bán kính chiến đấu đạt 700 km, phi hành đoàn 1 người và được vũ trang với 1 súng máy Vulcan 20mm với cơ số 520 viên đạn. Nguồn ảnh: QQ.Mặc dù được coi là một chiếc phi cơ bền bỉ, "lỳ đòn" và cơ động cao trên không, tuy nhiên chiếc F/A-18 lại bị chỉ trích nhiều do có tầm bay quá hạn chế và trần bay thấp hơn so với các mẫu tiêm kích cùng thời (trần bay của F/A-18 chỉ là 15 km). Nguồn ảnh: QQ.Mặc dù vậy, bên cạnh F-16, F/A-18 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực của lực lượng Không quân Hải quân Mỹ trên các tàu sân bay, sải cánh của nó đã "phủ" gần như khắp thế giới qua mỗi đợt huấn luyện như thế này. Nguồn ảnh: QQ.
Kể từ khi có mặt tại khu vực biển Đông đến nay, tàu sân bay USS Carl Vinson đã tham gia một loạt các hoạt động huấn luyện cường độ cao với các phi vụ cất cánh máy bay chiến đấu liên tục cả ngày lẫn đêm. Nguồn ảnh: QQ.
Lần này đến lượt các máy bay chiến đấu F/A-18 tham gia vào hoạt động huấn luyện thường kỳ. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu sân bay USS Carl Vinson có sức chứa tổng cộng tới 90 máy bay phản lực và trực thăng, với số lượng máy bay lớn như vậy, đường băng trên chiếc tàu sân bay này phải gồng mình hoạt động hết công suất để phục vụ các hoạt động huấn luyện cường độ cao trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: QQ.
Được ra đời từ năm 1978, chiến đấu cơ F/A-18 dù tuổi đời đã gần 40 nhưng vẫn phục vụ tốt trong lực lượng Không quân Hải quân Mỹ. Đây là chiến đấu cơ đa năng, siêu thanh, có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 1.8. Nguồn ảnh: QQ.
Những chiếc phi cơ F/A-18 đời mới nhất có chi phí sản xuất lên tới 61 triệu USD (chưa bao gồm vũ khí) và lên tới 95 triệu USD khi được trang bị đầy đủ vũ khí (tùy từng cấu hình vũ khí mà giá có thể thấp hơn). Nguồn ảnh: QQ.
F/A-18 có chiều dài 16,8 mét, sải cánh 13,5 mét và có trọng lượng cất cánh tối đa 23,5 tấn bao gồm 6,2 tấn vũ khí gắn ngoài dưới giá treo. Nguồn ảnh: QQ.
Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động 2000 km (2800 km với bình xăng phụ), bán kính chiến đấu đạt 700 km, phi hành đoàn 1 người và được vũ trang với 1 súng máy Vulcan 20mm với cơ số 520 viên đạn. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù được coi là một chiếc phi cơ bền bỉ, "lỳ đòn" và cơ động cao trên không, tuy nhiên chiếc F/A-18 lại bị chỉ trích nhiều do có tầm bay quá hạn chế và trần bay thấp hơn so với các mẫu tiêm kích cùng thời (trần bay của F/A-18 chỉ là 15 km). Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, bên cạnh F-16, F/A-18 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực của lực lượng Không quân Hải quân Mỹ trên các tàu sân bay, sải cánh của nó đã "phủ" gần như khắp thế giới qua mỗi đợt huấn luyện như thế này. Nguồn ảnh: QQ.