Cùng với SU-122 (định danh của Việt Nam dành cho 2S1 Gvozdika), SU-152 (định danh dành cho 2S3 Akatsiya), SU-100 là một trong những loại pháo tự hành có hỏa lực mạnh, cơ động cao nằm trong biên chế lực lượng vũ trang Việt Nam. Hiện nay, SU-100 tìm thấy trong lực lượng hải quân và một bộ phận lực lượng thiết giáp các quân khu, quân đoàn. Nguồn ảnh: Tiền PhongĐiều đáng lưu ý, SU-100 là khẩu pháo tự hành xung kích được chế tạo từ thời chiến tranh thế giới thứ 2. Nhiều quốc gia hiện không còn sử dụng, thậm chí ở Nga SU-100 ra khỏi biên chế từ lâu. Thế mà, Việt Nam vẫn sử dụng tốt trong điều kiện chắc chắn là không còn linh kiện phụ tùng thay thế. Vậy, điều gì giúp chúng ta duy trì SU-100 như mới lâu tới như vậy? Nguồn ảnh: Tiền PhongĐể làm rõ điều này, trước tiên hãy đọc lại lịch sử pháo tự hành SU-100 một chút. Loại pháo tự hành này được Liên Xô thiết kế trên khung gầm xe tăng T-34 và trang bị khẩu pháo D-10S - dòng pháo của xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: Truyền hình Khu 5Mà hiện nay, Việt Nam chúng ta vẫn duy trì tốt xe tăng hạng trung T-34 cho các hoạt động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Thế nên để duy trì các thiết bị cơ khí SU-100 hoạt động tốt là điều trong tầm tay. Nguồn ảnh: QĐNDĐó là chưa kể, không ít linh kiện xe tăng T-34 và cả T-54 hiện nay chúng ta đã sản xuất lại được theo mẫu của nước bạn. Qua đó, góp phần đảm bảo việc thay linh kiện bị hỏng, hao mòn theo thời gian (nếu có). Nguồn ảnh: QĐNDVề mặt hỏa lực, SU-100 trang bị các khẩu pháo rãnh xoắn D-10S - thế hệ đầu của dòng pháo D-10 vốn sau này trang bị rộng rãi cho các xe tăng chủ lực T-54 và T-55. Thế nên, việc đảm bảo cơ cấu cơ khí, khí tài ngắm bắn và nhất là đạn dược cho pháo D-10 trên Su-100 là không quá khó với chúng ta. Nguồn ảnh: QĐNDThậm chí là đạn dược của xe tăng T-54/55 hiện nay chúng ta có thể tự chủ thì không khó khăn gì để đảm bảo cho Su-100 có đủ đạn để huấn luyện, chiến đấu. Trong ảnh, pháo D-10S trên SU-100 Việt Nam khai hỏa trong diễn tập. Nguồn ảnh: QĐNDSU-100 có trọng lượng 31 tấn, dài 9,45m, rộng 3m, cao 2,25m. Nó ban đầu được thiết kế cho nhiệm vụ chống tăng với khả năng xuyên 80mm giáp trước xe tăng hạng trung Panther của Đức cách 1.500m. Hiện nay, hỏa lực như vậy vẫn có thể hữu hiệu với một số loại xe tăng hạng nhẹ, xe thiết giáp hay các tàu đổ bộ trong nhiệm vụ bảo vệ bờ biển. Nguồn ảnh: QĐNDSU-100 được thiết kế theo kiểu cũ nên không tồn tại tháp pháo mà pháo chính được gắn chặt vào thân xe, mặt trước khá giày với giáp 75mm vát nghiêng tăng đáng kể khả năng bảo vệ trước đạn xuyên thép. Nguồn ảnh: Truyền hình Khu 5Pháo tự hành trang bị động cơ 500hp cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h, tầm hoạt động khoảng 200-250km. Nguồn ảnh: Truyền hình Khu 5Pháo tự hành SU-100 lăn bánh thời hiện đại. Nguồn: Youtube
Cùng với SU-122 (định danh của Việt Nam dành cho 2S1 Gvozdika), SU-152 (định danh dành cho 2S3 Akatsiya), SU-100 là một trong những loại pháo tự hành có hỏa lực mạnh, cơ động cao nằm trong biên chế lực lượng vũ trang Việt Nam. Hiện nay, SU-100 tìm thấy trong lực lượng hải quân và một bộ phận lực lượng thiết giáp các quân khu, quân đoàn. Nguồn ảnh: Tiền Phong
Điều đáng lưu ý, SU-100 là khẩu pháo tự hành xung kích được chế tạo từ thời chiến tranh thế giới thứ 2. Nhiều quốc gia hiện không còn sử dụng, thậm chí ở Nga SU-100 ra khỏi biên chế từ lâu. Thế mà, Việt Nam vẫn sử dụng tốt trong điều kiện chắc chắn là không còn linh kiện phụ tùng thay thế. Vậy, điều gì giúp chúng ta duy trì SU-100 như mới lâu tới như vậy? Nguồn ảnh: Tiền Phong
Để làm rõ điều này, trước tiên hãy đọc lại lịch sử pháo tự hành SU-100 một chút. Loại pháo tự hành này được Liên Xô thiết kế trên khung gầm xe tăng T-34 và trang bị khẩu pháo D-10S - dòng pháo của xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: Truyền hình Khu 5
Mà hiện nay, Việt Nam chúng ta vẫn duy trì tốt xe tăng hạng trung T-34 cho các hoạt động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Thế nên để duy trì các thiết bị cơ khí SU-100 hoạt động tốt là điều trong tầm tay. Nguồn ảnh: QĐND
Đó là chưa kể, không ít linh kiện xe tăng T-34 và cả T-54 hiện nay chúng ta đã sản xuất lại được theo mẫu của nước bạn. Qua đó, góp phần đảm bảo việc thay linh kiện bị hỏng, hao mòn theo thời gian (nếu có). Nguồn ảnh: QĐND
Về mặt hỏa lực, SU-100 trang bị các khẩu pháo rãnh xoắn D-10S - thế hệ đầu của dòng pháo D-10 vốn sau này trang bị rộng rãi cho các xe tăng chủ lực T-54 và T-55. Thế nên, việc đảm bảo cơ cấu cơ khí, khí tài ngắm bắn và nhất là đạn dược cho pháo D-10 trên Su-100 là không quá khó với chúng ta. Nguồn ảnh: QĐND
Thậm chí là đạn dược của xe tăng T-54/55 hiện nay chúng ta có thể tự chủ thì không khó khăn gì để đảm bảo cho Su-100 có đủ đạn để huấn luyện, chiến đấu. Trong ảnh, pháo D-10S trên SU-100 Việt Nam khai hỏa trong diễn tập. Nguồn ảnh: QĐND
SU-100 có trọng lượng 31 tấn, dài 9,45m, rộng 3m, cao 2,25m. Nó ban đầu được thiết kế cho nhiệm vụ chống tăng với khả năng xuyên 80mm giáp trước xe tăng hạng trung Panther của Đức cách 1.500m. Hiện nay, hỏa lực như vậy vẫn có thể hữu hiệu với một số loại xe tăng hạng nhẹ, xe thiết giáp hay các tàu đổ bộ trong nhiệm vụ bảo vệ bờ biển. Nguồn ảnh: QĐND
SU-100 được thiết kế theo kiểu cũ nên không tồn tại tháp pháo mà pháo chính được gắn chặt vào thân xe, mặt trước khá giày với giáp 75mm vát nghiêng tăng đáng kể khả năng bảo vệ trước đạn xuyên thép. Nguồn ảnh: Truyền hình Khu 5
Pháo tự hành trang bị động cơ 500hp cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h, tầm hoạt động khoảng 200-250km. Nguồn ảnh: Truyền hình Khu 5
Pháo tự hành SU-100 lăn bánh thời hiện đại. Nguồn: Youtube