Ra đời từ khoảng giữa thế kỷ 14 - 15 và đến thế kỷ 18 thì súng hỏa mai đã trở thành vũ khí chính của mọi quân đội trên toàn Châu Âu. Đây là khẩu súng đã giúp Napoleon chinh phạt khắp Châu Âu và cũng là vũ khí chính trong cuộc nội chiến ở Mỹ. Nguồn ảnh: Colonial.Cơ chế hoạt động của súng rất đơn giản, một liều thuốc súng nhỏ sẽ được nhồi vào buồng đốt từ nòng súng, tiếp theo là một viên bi bằng chì cũng được nhồi vào từ nòng súng bằng một cái que. Khi người lính bóp cò kíp hỏa sẽ đốt cháy thuốc súng và đẩy viên đạn bay ra ngoài. Nguồn ảnh: SCI.Tất cả các loại súng hỏa mai đều sử dụng nòng trơn đạn bi hình tròn, cỡ nòng nằm trong khoảng từ 13 cho tới 23 mm tùy từng loại súng của từng quốc gia khác nhau. Nguồn ảnh: Living.Những viên đạn của súng hỏa mai, tùy từng loại đạn, từng loại súng và từng loại thuốc súng mà khoảng cách bắn hiệu quả của súng hỏa mai sẽ nằm trong khoảng 70 mét. Một xạ thủ được huấn luyện bài bản và có kinh nghiệm chiến đấu có thể vừa bắn vừa nạp đạn khoảng 4 phát mỗi phút. Nguồn ảnh: Treasure.Chính vì tầm bắn quá ngắn, độ chính xác không cao (do không có rãnh nòng xoắn và không có cả... thước ngắm) nên cách tận dụng tốt nhất sức mạnh của loại vũ khí này chính là dàn hàng bắn đồng loạt với hỏa lực tập trung nhất có thể. Nguồn ảnh: Revolution.Việc bắn đồng loạt sẽ giúp hỏa lực tập trung hơn và bù trừ cho sự thiếu chính xác của súng. Thêm vào đó do thời gian này kỵ binh vẫn còn có sức mạnh cực kỳ đáng nể trên chiến trường nên người lính phải đứng có hàng lối trên chiến trường để tạo thành bức tường người, cản kỵ binh của đối phương. Nguồn ảnh: Dryden.Đây cũng là lúc nghệ thuật chiến tranh phương tây đạt tới đỉnh cao của sự thiên biến vạn hóa với rất nhiều cách xếp quân để đối phó với đối phương. Một đội quân có kỷ luật cao và sử dụng chiến thuật hợp lý hoàn toàn có thể đánh bại đối phương đông gấp đôi, gấp ba lần một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Romania.Những đội hình xếp thành hình vuông và hình tròn như thế này sẽ rất hữu hiệu khi phải đối phó với kỵ binh đối phương do lúc này toán quân sẽ không bị kỵ binh đánh thọc sườn nữa (vì không còn sườn) và những chú ngựa của đối phương sẽ sợ hãi không dám xông thẳng vào đội hình vuông vắn tập trung này. Nguồn ảnh: Army.Cho đến thế kỷ 19, khi súng trường có rãnh và viên đạn có vỏ được ra đời thì cách thức chiến tranh này đã lùi vào dĩ vãng, tuy nhiên hiện nay những trận đánh kinh điển của nghệ thuật chiến tranh theo kiểu xếp quân dàn hàng vẫn còn được giảng dậy trong những cuốn sách giáo khoa ở các trường quân sự. Nguồn ảnh: Galife.
Ra đời từ khoảng giữa thế kỷ 14 - 15 và đến thế kỷ 18 thì súng hỏa mai đã trở thành vũ khí chính của mọi quân đội trên toàn Châu Âu. Đây là khẩu súng đã giúp Napoleon chinh phạt khắp Châu Âu và cũng là vũ khí chính trong cuộc nội chiến ở Mỹ. Nguồn ảnh: Colonial.
Cơ chế hoạt động của súng rất đơn giản, một liều thuốc súng nhỏ sẽ được nhồi vào buồng đốt từ nòng súng, tiếp theo là một viên bi bằng chì cũng được nhồi vào từ nòng súng bằng một cái que. Khi người lính bóp cò kíp hỏa sẽ đốt cháy thuốc súng và đẩy viên đạn bay ra ngoài. Nguồn ảnh: SCI.
Tất cả các loại súng hỏa mai đều sử dụng nòng trơn đạn bi hình tròn, cỡ nòng nằm trong khoảng từ 13 cho tới 23 mm tùy từng loại súng của từng quốc gia khác nhau. Nguồn ảnh: Living.
Những viên đạn của súng hỏa mai, tùy từng loại đạn, từng loại súng và từng loại thuốc súng mà khoảng cách bắn hiệu quả của súng hỏa mai sẽ nằm trong khoảng 70 mét. Một xạ thủ được huấn luyện bài bản và có kinh nghiệm chiến đấu có thể vừa bắn vừa nạp đạn khoảng 4 phát mỗi phút. Nguồn ảnh: Treasure.
Chính vì tầm bắn quá ngắn, độ chính xác không cao (do không có rãnh nòng xoắn và không có cả... thước ngắm) nên cách tận dụng tốt nhất sức mạnh của loại vũ khí này chính là dàn hàng bắn đồng loạt với hỏa lực tập trung nhất có thể. Nguồn ảnh: Revolution.
Việc bắn đồng loạt sẽ giúp hỏa lực tập trung hơn và bù trừ cho sự thiếu chính xác của súng. Thêm vào đó do thời gian này kỵ binh vẫn còn có sức mạnh cực kỳ đáng nể trên chiến trường nên người lính phải đứng có hàng lối trên chiến trường để tạo thành bức tường người, cản kỵ binh của đối phương. Nguồn ảnh: Dryden.
Đây cũng là lúc nghệ thuật chiến tranh phương tây đạt tới đỉnh cao của sự thiên biến vạn hóa với rất nhiều cách xếp quân để đối phó với đối phương. Một đội quân có kỷ luật cao và sử dụng chiến thuật hợp lý hoàn toàn có thể đánh bại đối phương đông gấp đôi, gấp ba lần một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Romania.
Những đội hình xếp thành hình vuông và hình tròn như thế này sẽ rất hữu hiệu khi phải đối phó với kỵ binh đối phương do lúc này toán quân sẽ không bị kỵ binh đánh thọc sườn nữa (vì không còn sườn) và những chú ngựa của đối phương sẽ sợ hãi không dám xông thẳng vào đội hình vuông vắn tập trung này. Nguồn ảnh: Army.
Cho đến thế kỷ 19, khi súng trường có rãnh và viên đạn có vỏ được ra đời thì cách thức chiến tranh này đã lùi vào dĩ vãng, tuy nhiên hiện nay những trận đánh kinh điển của nghệ thuật chiến tranh theo kiểu xếp quân dàn hàng vẫn còn được giảng dậy trong những cuốn sách giáo khoa ở các trường quân sự. Nguồn ảnh: Galife.