Máy bay chiến đấu thường có “tuổi thọ” rất ngắn, nhất là trong thời đại công nghệ như hiện nay. Nhưng một số thiết kế vẫn “bền vững với thời gian” như máy bay ném bom B-52 bay lần đầu tiên vào năm 1952, nhưng vẫn được phục vụ cho đến ngày nay. Máy bay chở hàng C-130 vẫn tiếp tục được sản xuất, dựa trên thiết kế cơ bản từ năm 1954.Nhưng đó là máy bay ném bom và máy bay vận tải, không phải tham gia chiến đấu chiến đấu. Máy bay chiến đấu phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt về “tuổi thọ”, vì chúng phải chiến đấu trực tiếp với các mẫu máy bay mới hơn. Do đó, rất ít máy bay chiến đấu có tuổi thọ cao, kể cả trong quá trình sản xuất và phục vụ. Nhưng MiG-21 là một ngoại lệ.Các nghiên cứu phát triển tiêm kích MiG-21 bắt đầu vào năm 1953. Sự thành công của MiG-15 và MiG-17 cho thấy rằng, các kỹ sư hàng không quân sự Liên Xô có thể cạnh tranh với các đối tác phương Tây. Chiến đấu cơ MiG-19, là máy bay chiến đấu siêu thanh đầu tiên của Liên Xô.Tuy nhiên, công nghệ đã thay đổi quá nhanh trong hai thập kỷ máy bay phản lực đầu tiên ra đời; đến nỗi các máy bay chiến đấu từng thống trị Chiến tranh Triều Tiên, đã lạc hậu ngay vào giữa những năm 1950.Những chiếc chiến đấu cơ MiG-15 có thể chia cắt đội hình máy bay ném bom B-29 của Mỹ, nhưng không thể đuổi kịp các máy bay ném bom hiện đại của Mỹ. Liên Xô dự định MiG-21 sẽ thay đổi điều đó, đồng thời cung cấp một phương án chiếm ưu thế trên không hiệu quả.Máy bay tiêm kích MiG-21 có tốc độ đã vượt quá Mach 2.0, với một khẩu pháo bên trong và khả năng mang từ hai đến sáu tên lửa. Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu, MiG-21 cuối cùng cũng đảm nhiệm vai trò tấn công mặt đất, khi nó có thể mang theo một số lượng hạn chế bom và tên lửa.Cũng như nhiều máy bay chiến đấu của Liên Xô, họ muốn chỉ huy phi công từ dưới mặt đất; do vậy MiG-21 cũng không phải là ngoại lệ. MiG-21 giai đoạn đầu không có những hệ thống radar cồng kềnh, phức tạp và nặng nề.Tổng cộng từ năm 1959 đến năm 1985, Liên Xô đã chế tạo 10.645 chiếc MiG-21. Ấn Độ chế tạo 657 chiếc khác theo thỏa thuận cấp phép và chuyển giao công nghệ với Moscow, trong khi Tiệp Khắc chế tạo 194 chiếc theo giấy phép.Trung Quốc trước kia là đồng minh thân thiết của Liên Xô, do vậy Liên Xô đã chuyển giao kỹ thuật để Trung Quốc tự sản xuất MiG-21 với cái tên Trung Quốc là Chengdu J-7 (phiên bản Trung Quốc xuất khẩu là F-7).Trung Quốc đã sản xuất khoảng 2.400 chiếc MiG-21/J-7 trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 2013. Những con số cộng lại khiến cho MiG-21 trở thành chiếc máy bay chiến đấu phản lực siêu thanh được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử thế giới.Với MiG-21, các kỹ sư đã giải quyết một loạt các vấn đề thiết kế cơ bản, mà những thiết kế trong tương lai không cần cải thiện. Máy bay chiến đấu hiện đại ngày nay không bay nhanh hơn MiG-21 hoặc cơ động tốt hơn. Điểm khác biệt các chiến đấu cơ thế hệ 4 và 5 hiện nay, là mang nhiều vũ khí hơn và có nhiều thiết bị điện tử phức tạp hơn.Tuy nhiên nhiều lực lượng không quân có thể coi những thứ này như những thứ xa xỉ; họ chỉ đơn giản muốn một loại máy bay rẻ, bay nhanh, dễ bảo trì, có thể tuần tra không phận và “thỉnh thoảng thả vài quả bom”.Chắc chắn MiG-21 không phải là mẫu máy bay chiến đấu đặc biệt hữu ích trong không quân phương Tây, khi tầm hoạt động của nó rất ngắn, không thể mang nhiều vũ khí và thiếu không gian để bố trí các thiết bị điện tử tinh vi. Kính buồng lái của nó hạn chế tầm quan sát của phi công.Tuy nhiên, MiG-21 đã đáp ứng yêu cầu của Không quân Liên Xô về một máy bay chiến đấu đánh chặn, tiến công mặt đất có thể bay và chiến đấu trên các chiến trường Tây Âu, đặc biệt là khả năng có thể sản xuất loạt với số lượng lớn.MiG-21 chưa bao giờ tham chiến ở chiến trường châu Âu trong cuộc chiến giữa khối NATO và Warsaw, nhưng tại chiến trường Việt Nam, những chiếc MiG-21 “mỏng như bút chì”, đã lợi dụng sự vụng về những máy bay chiến đấu của Mỹ, bằng chiến thuật khôn ngoan và tốc độ, để bắn hạ những máy bay chiến đấu cồng kềnh của Không quân Mỹ.Kích thước và khả năng cơ động của MiG-21 cũng cho phép chúng tránh được các tên lửa không đối không giai đoạn đầu. Sau khi chiến đấu với máy bay Mỹ, những chiếc MiG-21 của KQND Việt Nam sẽ nhanh chóng hạ cánh ở một sân bay gần đó.Phi công lái MiG-21 bắn hạ được nhiều đối phương nhất là Nguyễn Văn Cốc của KQND Việt Nam, khi đã bắn hạ được 9 máy bay các loại của đối phương, và được vinh danh là phi công MiG-21 thành công nhất mọi thời đại.MiG-21 được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tại Trung Đông đến tận ngày nay, nhưng nhìn chung bị tổn thất nặng nề dưới tay các phi công xuất sắc của Israel. Trong một trường hợp, máy bay chiến đấu của Israel đã phục kích và tiêu diệt một số máy bay MiG-21 do chính các phi công Liên Xô điều khiển.Số lượng máy bay MiG-21 hoạt động bắt đầu giảm vào cuối những năm 1980, khi các mẫu máy bay hiện đại hơn thay thế chúng trong biên chế tuyến đầu, Liên Xô đã dừng sản xuất MiG-21 vào cuối thập niên 1970 và chỉ cung cấp phụ tùng cho Ấn Độ.Sau khi Liên Xô tan rã, các quốc gia sử dụng MiG-21 cảm thấy khó khăn và không thể giữ máy bay của họ hoạt động được nữa. Tuy nhiên, nhiều lực lượng không quân vẫn tiếp tục sử dụng MiG-21 và các biến thể của nó do Trung Quốc sản xuất.MiG-21 hiện đang phục vụ trong 18 lực lượng không quân trên toàn thế giới, bao gồm hai thành viên của NATO (Romania và Croatia). MiG-21 đã biên chế trong khoảng 40 lực lượng không quân khác nhau kể từ năm 1960.Những chiếc MiG-21 hiện đang được sử dụng ngày nay, có nhiều điểm khác với chiếc máy bay chiến đấu xuất xưởng năm 1959. Chúng sử dụng những vũ khí hiện đại hơn nhiều, như tên lửa R-60, Magic 2 và Python III.Với những vũ khí mới, khiến MiG-21 hiện nay nguy hiểm hơn nhiều so với những phiên bản đời đầu. Hơn nữa, các nâng cấp về thiết bị điện tử của MiG-21 như radar và thông tin liên lạc, dẫn đường, điều khiển, giúp MiG-21 có thể sử dụng nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác.Trung Quốc đã ngừng sản xuất J-7, có nghĩa là biến thể MiG-21 cuối cùng đã ngừng sản xuất. Các quốc gia cũng đang tiến hành loại dần MiG-21 ra khỏi biên chế do hết niên hạn. Những chiếc J-7 của Trung Quốc đã được chuyển giao nhiệm vụ huấn luyện và dự bị tuyến sau.Nhưng như vậy không có nghĩa là sự kết thúc kỷ nguyên của MiG-21; nhiều mẫu J-7 và F-7 vẫn còn có thể hoạt động trong thời gian khá lâu. Bangladesh đã mua được hàng chục chiếc F-7 cuối cùng vào năm 2013 và sẽ không cần thay thế sớm.Có thể không bao giờ có máy bay chiến đấu trăm năm; tuy nhiên, MiG-21 sẽ dễ dàng đạt được sáu mươi, và có thể là bảy mươi mà không cần phải tiến hành cải tạo hay nâng cấp; và MiG-21 vẫn là một trong những máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của thời đại máy bay chiến đấu siêu thanh. Nguồn ảnh: TheArchive.
Hàn Quốc vẫn duy trì một phi đội tiêm kích MiG-21 khá lớn, chủ yếu là phiên bản F-7 do Trung Quốc sản xuất. Nguồn: KCNA.
Máy bay chiến đấu thường có “tuổi thọ” rất ngắn, nhất là trong thời đại công nghệ như hiện nay. Nhưng một số thiết kế vẫn “bền vững với thời gian” như máy bay ném bom B-52 bay lần đầu tiên vào năm 1952, nhưng vẫn được phục vụ cho đến ngày nay. Máy bay chở hàng C-130 vẫn tiếp tục được sản xuất, dựa trên thiết kế cơ bản từ năm 1954.
Nhưng đó là máy bay ném bom và máy bay vận tải, không phải tham gia chiến đấu chiến đấu. Máy bay chiến đấu phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt về “tuổi thọ”, vì chúng phải chiến đấu trực tiếp với các mẫu máy bay mới hơn. Do đó, rất ít máy bay chiến đấu có tuổi thọ cao, kể cả trong quá trình sản xuất và phục vụ. Nhưng MiG-21 là một ngoại lệ.
Các nghiên cứu phát triển tiêm kích MiG-21 bắt đầu vào năm 1953. Sự thành công của MiG-15 và MiG-17 cho thấy rằng, các kỹ sư hàng không quân sự Liên Xô có thể cạnh tranh với các đối tác phương Tây. Chiến đấu cơ MiG-19, là máy bay chiến đấu siêu thanh đầu tiên của Liên Xô.
Tuy nhiên, công nghệ đã thay đổi quá nhanh trong hai thập kỷ máy bay phản lực đầu tiên ra đời; đến nỗi các máy bay chiến đấu từng thống trị Chiến tranh Triều Tiên, đã lạc hậu ngay vào giữa những năm 1950.
Những chiếc chiến đấu cơ MiG-15 có thể chia cắt đội hình máy bay ném bom B-29 của Mỹ, nhưng không thể đuổi kịp các máy bay ném bom hiện đại của Mỹ. Liên Xô dự định MiG-21 sẽ thay đổi điều đó, đồng thời cung cấp một phương án chiếm ưu thế trên không hiệu quả.
Máy bay tiêm kích MiG-21 có tốc độ đã vượt quá Mach 2.0, với một khẩu pháo bên trong và khả năng mang từ hai đến sáu tên lửa. Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu, MiG-21 cuối cùng cũng đảm nhiệm vai trò tấn công mặt đất, khi nó có thể mang theo một số lượng hạn chế bom và tên lửa.
Cũng như nhiều máy bay chiến đấu của Liên Xô, họ muốn chỉ huy phi công từ dưới mặt đất; do vậy MiG-21 cũng không phải là ngoại lệ. MiG-21 giai đoạn đầu không có những hệ thống radar cồng kềnh, phức tạp và nặng nề.
Tổng cộng từ năm 1959 đến năm 1985, Liên Xô đã chế tạo 10.645 chiếc MiG-21. Ấn Độ chế tạo 657 chiếc khác theo thỏa thuận cấp phép và chuyển giao công nghệ với Moscow, trong khi Tiệp Khắc chế tạo 194 chiếc theo giấy phép.
Trung Quốc trước kia là đồng minh thân thiết của Liên Xô, do vậy Liên Xô đã chuyển giao kỹ thuật để Trung Quốc tự sản xuất MiG-21 với cái tên Trung Quốc là Chengdu J-7 (phiên bản Trung Quốc xuất khẩu là F-7).
Trung Quốc đã sản xuất khoảng 2.400 chiếc MiG-21/J-7 trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 2013. Những con số cộng lại khiến cho MiG-21 trở thành chiếc máy bay chiến đấu phản lực siêu thanh được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử thế giới.
Với MiG-21, các kỹ sư đã giải quyết một loạt các vấn đề thiết kế cơ bản, mà những thiết kế trong tương lai không cần cải thiện. Máy bay chiến đấu hiện đại ngày nay không bay nhanh hơn MiG-21 hoặc cơ động tốt hơn. Điểm khác biệt các chiến đấu cơ thế hệ 4 và 5 hiện nay, là mang nhiều vũ khí hơn và có nhiều thiết bị điện tử phức tạp hơn.
Tuy nhiên nhiều lực lượng không quân có thể coi những thứ này như những thứ xa xỉ; họ chỉ đơn giản muốn một loại máy bay rẻ, bay nhanh, dễ bảo trì, có thể tuần tra không phận và “thỉnh thoảng thả vài quả bom”.
Chắc chắn MiG-21 không phải là mẫu máy bay chiến đấu đặc biệt hữu ích trong không quân phương Tây, khi tầm hoạt động của nó rất ngắn, không thể mang nhiều vũ khí và thiếu không gian để bố trí các thiết bị điện tử tinh vi. Kính buồng lái của nó hạn chế tầm quan sát của phi công.
Tuy nhiên, MiG-21 đã đáp ứng yêu cầu của Không quân Liên Xô về một máy bay chiến đấu đánh chặn, tiến công mặt đất có thể bay và chiến đấu trên các chiến trường Tây Âu, đặc biệt là khả năng có thể sản xuất loạt với số lượng lớn.
MiG-21 chưa bao giờ tham chiến ở chiến trường châu Âu trong cuộc chiến giữa khối NATO và Warsaw, nhưng tại chiến trường Việt Nam, những chiếc MiG-21 “mỏng như bút chì”, đã lợi dụng sự vụng về những máy bay chiến đấu của Mỹ, bằng chiến thuật khôn ngoan và tốc độ, để bắn hạ những máy bay chiến đấu cồng kềnh của Không quân Mỹ.
Kích thước và khả năng cơ động của MiG-21 cũng cho phép chúng tránh được các tên lửa không đối không giai đoạn đầu. Sau khi chiến đấu với máy bay Mỹ, những chiếc MiG-21 của KQND Việt Nam sẽ nhanh chóng hạ cánh ở một sân bay gần đó.
Phi công lái MiG-21 bắn hạ được nhiều đối phương nhất là Nguyễn Văn Cốc của KQND Việt Nam, khi đã bắn hạ được 9 máy bay các loại của đối phương, và được vinh danh là phi công MiG-21 thành công nhất mọi thời đại.
MiG-21 được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tại Trung Đông đến tận ngày nay, nhưng nhìn chung bị tổn thất nặng nề dưới tay các phi công xuất sắc của Israel. Trong một trường hợp, máy bay chiến đấu của Israel đã phục kích và tiêu diệt một số máy bay MiG-21 do chính các phi công Liên Xô điều khiển.
Số lượng máy bay MiG-21 hoạt động bắt đầu giảm vào cuối những năm 1980, khi các mẫu máy bay hiện đại hơn thay thế chúng trong biên chế tuyến đầu, Liên Xô đã dừng sản xuất MiG-21 vào cuối thập niên 1970 và chỉ cung cấp phụ tùng cho Ấn Độ.
Sau khi Liên Xô tan rã, các quốc gia sử dụng MiG-21 cảm thấy khó khăn và không thể giữ máy bay của họ hoạt động được nữa. Tuy nhiên, nhiều lực lượng không quân vẫn tiếp tục sử dụng MiG-21 và các biến thể của nó do Trung Quốc sản xuất.
MiG-21 hiện đang phục vụ trong 18 lực lượng không quân trên toàn thế giới, bao gồm hai thành viên của NATO (Romania và Croatia). MiG-21 đã biên chế trong khoảng 40 lực lượng không quân khác nhau kể từ năm 1960.
Những chiếc MiG-21 hiện đang được sử dụng ngày nay, có nhiều điểm khác với chiếc máy bay chiến đấu xuất xưởng năm 1959. Chúng sử dụng những vũ khí hiện đại hơn nhiều, như tên lửa R-60, Magic 2 và Python III.
Với những vũ khí mới, khiến MiG-21 hiện nay nguy hiểm hơn nhiều so với những phiên bản đời đầu. Hơn nữa, các nâng cấp về thiết bị điện tử của MiG-21 như radar và thông tin liên lạc, dẫn đường, điều khiển, giúp MiG-21 có thể sử dụng nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác.
Trung Quốc đã ngừng sản xuất J-7, có nghĩa là biến thể MiG-21 cuối cùng đã ngừng sản xuất. Các quốc gia cũng đang tiến hành loại dần MiG-21 ra khỏi biên chế do hết niên hạn. Những chiếc J-7 của Trung Quốc đã được chuyển giao nhiệm vụ huấn luyện và dự bị tuyến sau.
Nhưng như vậy không có nghĩa là sự kết thúc kỷ nguyên của MiG-21; nhiều mẫu J-7 và F-7 vẫn còn có thể hoạt động trong thời gian khá lâu. Bangladesh đã mua được hàng chục chiếc F-7 cuối cùng vào năm 2013 và sẽ không cần thay thế sớm.
Có thể không bao giờ có máy bay chiến đấu trăm năm; tuy nhiên, MiG-21 sẽ dễ dàng đạt được sáu mươi, và có thể là bảy mươi mà không cần phải tiến hành cải tạo hay nâng cấp; và MiG-21 vẫn là một trong những máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của thời đại máy bay chiến đấu siêu thanh. Nguồn ảnh: TheArchive.
Hàn Quốc vẫn duy trì một phi đội tiêm kích MiG-21 khá lớn, chủ yếu là phiên bản F-7 do Trung Quốc sản xuất. Nguồn: KCNA.