Tiêm kích MiG-19 là máy bay chiến đấu có tốc độ siêu thanh đầu tiên của Liên Xô, do Phòng thiết kế Mikoyan và Gurevich (MiG) phát triển; MiG-19 cũng đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên máy bay chiến đấu cánh xuôi, mà bắt đầu từ MiG-15 nổi tiếng, rồi đến MiG-17.Mặc dù có những đặc tính bay tuyệt vời, nhưng tiêm kích MiG-19 chỉ là một "hình mẫu chuyển tiếp”, làm bước đệm cho một thế hệ máy bay chiến đấu siêu thanh tiếp theo, tiên tiến hơn về khả năng chiến đấu, đó là MiG-21.MiG-19 cũng là cơ sở để thử nghiệm các hệ thống và nhiều giải pháp thiết kế quan trọng như ghế phóng, tiếp nhiên liệu trên không, tên lửa dẫn đường. Chiến đấu cơ MiG-19 chỉ được sử dụng hạn chế trong lực lượng phòng không Liên Xô và đã được xuất khẩu ra nước ngoài; đồng thời tham gia nhiều cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ.Lịch sử phát triển của MiG-19 bắt đầu vào ngày 30/7/1950, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin, đặt ra nhiệm vụ tạo ra một loại máy bay chiến đấu mới, có tầm hoạt động lớn hơn MiG-15 và MiG-17. Ngay năm sau, nguyên mẫu hai động cơ đầu tiên của máy bay SM-1, đã được tạo ra và bắt đầu được thử nghiệm.Vào tháng 1/1954, mẫu thử nghiệm SM-9 được đánh giá là thành công và có khả năng vượt tốc độ âm thanh liên tục. Ngay sau đó, Không quân Liên Xô đã phê duyệt việc đưa SM-9 vào biên chế, với tên gọi MiG-19.Ngoài ra, do tình hình chiến tranh Lạnh căng thẳng, giới lãnh đạo quân sự-chính trị Liên Xô, đã quyết định đưa máy bay MiG-19 vào sản xuất hàng loạt, mà không cần đợi đến khi kết thúc chương trình thử nghiệm cấp nhà máy và cấp nhà nước, kéo dài hết năm 1954.Những chiếc MiG-19 đầu tiên biên chế cho Không quân Liên Xô là vào tháng 7/1955; lúc này NATO đã phát hiện ra MiG-19 trong không quân Liên Xô và đặt tên là Farmer-A. Từ năm 1958, Liên Xô bắt đầu trang bị MiG-19 với vũ khí là tên lửa.Việc sản xuất MiG-19 tiếp tục cho đến tháng 12/1960, sau đó nhà máy ở Gorky (nay là Nizhny Novgorod) chuyển sang sản xuất MiG-21, và nhà máy ở Novosibirsk từ năm 1959 bắt đầu sản xuất Su-9. Tổng cộng có 2.069 chiếc MiG-19, với nhiều cải tiến khác nhau đã được sản xuất tại Liên Xô.Liên Xô cũng chuyển giao công nghệ để sản xuất MiG-19 ở nước ngoài, trong đó có hơn 100 chiếc MiG-19 được sản xuất theo giấy phép ở Tiệp Khắc; và ở Trung Quốc, số lượng của sản xuất MiG-19 với cái tên J-6, đã lên tới hơn 4000 chiếc. Do số lượng sản xuất không nhiều, nên MiG-19 được xuất khẩu để trang bị cho lực lượng không quân của các quốc gia đồng minh của Liên Xô thuộc Hiệp ước Warsaw và một số quốc gia thân Liên Xô như Afghanistan, Indonesia, Cuba và Syria.Một số quốc gia như Albania, Ai Cập, Iraq, Triều Tiên, đã nhận MiG-19 của Liên Xô; ngoài ra họ cũng đã bổ sung cho phi đội máy bay chiến đấu MiG-19, bằng phiên bản J-6 của Trung Quốc.Nhìn chung, số lượng máy bay chiến đấu MiG-19 được sản xuất tại Liên Xô ít hơn nhiều so với MiG-15 và MiG-17 và cũng chỉ có một số ít đơn vị của Không quân Liên Xô, được trang bị MiG-19, trong vai trò tiêm kích đánh chặn; và ngay từ đầu thập niên 1960, MiG-19 đã bị thay thế bởi MiG-21 hiện đại hơn.Tuy nhiên đến đầu những năm 1970, vẫn còn khoảng 350 chiếc MiG-19 vẫn còn phục vụ trong Không quân Liên Xô và nó bị nhanh chóng thay thế bằng Su-15 và MiG-25. MiG-19 được Không quân Liên Xô loại hoàn toàn khỏi biên chế vào đầu thập niên 1980.Lần đầu tiên MiG-19 tham gia chiến đấu là vào mùa thu năm 1957 trong lực lượng phòng không Liên Xô. MiG-19 xuất kích từ sân bay Andijan, để đánh chặn máy bay trinh sát U-2 của Mỹ; nhưng phi công MiG-19 chỉ có thể quan sát được chiếc U2 xâm nhập, vì U2 bay cao hơn MiG-19 đến 3 km.Một số nỗ lực sau đó của MiG-19 để đánh chặn U-2 cũng không thành công; tuy nhiên một vụ bắn nhầm đáng tiếc xảy ra, trong ngày 1/5/1960, một chiếc U2 tiến hành xâm nhập không phận Liên Xô, 2 chiếc MiG-19 được lệnh đánh chặn, nhưng một chiếc đã trúng đạn tên lửa của hệ thống phòng không S-75, khiến phi công thiệt mạng.Bên ngoài lãnh thổ Liên Xô, MiG-19 không thể hiện được nhiều phẩm chất của một chiến đấu cơ siêu thanh; nhiều chiếc MiG-19 của Không quân Ai Cập, thậm chí chưa kịp xuất kích, đã bị Không quân Israel vô hiệu hóa trong các cuộc tiến công bất ngờ.Đối với KQND Việt Nam, lúc đầu khi mới thành lập, chúng ta được Liên Xô viện trợ cho máy bay chiến đấu MiG-17, đây là chiến đấu cơ có tốc độ cận âm, vũ khí chỉ có pháo và không có radar. Đến khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc, KQND Việt Nam được Liên Xô viện trợ thẳng chiến đấu cơ thế hệ ba MiG-21.Thực tế là khi Không quân Mỹ thực hiện chiến dịch “Sấm rền”, lúc này họ đã hoàn toàn sử dụng chiến đấu cơ thế hệ 3, chủ yếu là F-4 và F-105; do vậy MiG-19 khó có thể chiếm lợi thế trước những máy bay chiến đấu của không quân Mỹ. Có thể vì lý do này, Liên Xô không viện trợ MiG-19 cho Việt Nam.Tuy nhiên trong biên chế của KQND Việt Nam vẫn có MiG-19. Vào đầu những năm 1970, Trung Quốc đã viện trợ một trung đoàn MiG-19 cho Việt Nam, nhưng đây là phiên bản mang định danh J-6 do Trung Quốc sản xuất. Số tiêm kích loại này của KQND Việt Nam đã tác chiến hiệu quả với F-4 Phantom của Mỹ.Phát huy lối đánh “bám thắt lưng địch” mà đánh, tận dụng khả năng cơ động, những chiếc MiG-19 do các phi công Việt Nam điều khiển, đã bắn rơi một số chiếc F-4, và tổn thất của MiG-19 trong các trận không chiến, chỉ khoảng 5-6 chiếc.Trong biên chế Không quân Trung Quốc, MiG-19 (J-6) đã bắn hạ máy bay Đài Loan ba lần mà không bị tổn thất gì. Nhìn chung, MiG-19 đã thực sự trở thành "huyền thoại" đối với Lực lượng Không quân Trung Quốc và đã phục vụ trong biên chế của họ gần nửa thế kỷ.Phiên bản MiG-19 cuối cùng mới chỉ ngừng hoạt động trong Không quân Trung Quốc vào năm 2010. Hiện tại, Triều Tiên vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới tiếp tục có tên trong danh sách, còn sử dụng loại chiến đấu cơ thế hệ 2 này. Nguồn ảnh: TH. Những kỷ lục vô tiền khoáng hậu của tiêm kích MiG-21 chỉ có ở Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Tiêm kích MiG-19 là máy bay chiến đấu có tốc độ siêu thanh đầu tiên của Liên Xô, do Phòng thiết kế Mikoyan và Gurevich (MiG) phát triển; MiG-19 cũng đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên máy bay chiến đấu cánh xuôi, mà bắt đầu từ MiG-15 nổi tiếng, rồi đến MiG-17.
Mặc dù có những đặc tính bay tuyệt vời, nhưng tiêm kích MiG-19 chỉ là một "hình mẫu chuyển tiếp”, làm bước đệm cho một thế hệ máy bay chiến đấu siêu thanh tiếp theo, tiên tiến hơn về khả năng chiến đấu, đó là MiG-21.
MiG-19 cũng là cơ sở để thử nghiệm các hệ thống và nhiều giải pháp thiết kế quan trọng như ghế phóng, tiếp nhiên liệu trên không, tên lửa dẫn đường. Chiến đấu cơ MiG-19 chỉ được sử dụng hạn chế trong lực lượng phòng không Liên Xô và đã được xuất khẩu ra nước ngoài; đồng thời tham gia nhiều cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ.
Lịch sử phát triển của MiG-19 bắt đầu vào ngày 30/7/1950, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin, đặt ra nhiệm vụ tạo ra một loại máy bay chiến đấu mới, có tầm hoạt động lớn hơn MiG-15 và MiG-17. Ngay năm sau, nguyên mẫu hai động cơ đầu tiên của máy bay SM-1, đã được tạo ra và bắt đầu được thử nghiệm.
Vào tháng 1/1954, mẫu thử nghiệm SM-9 được đánh giá là thành công và có khả năng vượt tốc độ âm thanh liên tục. Ngay sau đó, Không quân Liên Xô đã phê duyệt việc đưa SM-9 vào biên chế, với tên gọi MiG-19.
Ngoài ra, do tình hình chiến tranh Lạnh căng thẳng, giới lãnh đạo quân sự-chính trị Liên Xô, đã quyết định đưa máy bay MiG-19 vào sản xuất hàng loạt, mà không cần đợi đến khi kết thúc chương trình thử nghiệm cấp nhà máy và cấp nhà nước, kéo dài hết năm 1954.
Những chiếc MiG-19 đầu tiên biên chế cho Không quân Liên Xô là vào tháng 7/1955; lúc này NATO đã phát hiện ra MiG-19 trong không quân Liên Xô và đặt tên là Farmer-A. Từ năm 1958, Liên Xô bắt đầu trang bị MiG-19 với vũ khí là tên lửa.
Việc sản xuất MiG-19 tiếp tục cho đến tháng 12/1960, sau đó nhà máy ở Gorky (nay là Nizhny Novgorod) chuyển sang sản xuất MiG-21, và nhà máy ở Novosibirsk từ năm 1959 bắt đầu sản xuất Su-9. Tổng cộng có 2.069 chiếc MiG-19, với nhiều cải tiến khác nhau đã được sản xuất tại Liên Xô.
Liên Xô cũng chuyển giao công nghệ để sản xuất MiG-19 ở nước ngoài, trong đó có hơn 100 chiếc MiG-19 được sản xuất theo giấy phép ở Tiệp Khắc; và ở Trung Quốc, số lượng của sản xuất MiG-19 với cái tên J-6, đã lên tới hơn 4000 chiếc.
Do số lượng sản xuất không nhiều, nên MiG-19 được xuất khẩu để trang bị cho lực lượng không quân của các quốc gia đồng minh của Liên Xô thuộc Hiệp ước Warsaw và một số quốc gia thân Liên Xô như Afghanistan, Indonesia, Cuba và Syria.
Một số quốc gia như Albania, Ai Cập, Iraq, Triều Tiên, đã nhận MiG-19 của Liên Xô; ngoài ra họ cũng đã bổ sung cho phi đội máy bay chiến đấu MiG-19, bằng phiên bản J-6 của Trung Quốc.
Nhìn chung, số lượng máy bay chiến đấu MiG-19 được sản xuất tại Liên Xô ít hơn nhiều so với MiG-15 và MiG-17 và cũng chỉ có một số ít đơn vị của Không quân Liên Xô, được trang bị MiG-19, trong vai trò tiêm kích đánh chặn; và ngay từ đầu thập niên 1960, MiG-19 đã bị thay thế bởi MiG-21 hiện đại hơn.
Tuy nhiên đến đầu những năm 1970, vẫn còn khoảng 350 chiếc MiG-19 vẫn còn phục vụ trong Không quân Liên Xô và nó bị nhanh chóng thay thế bằng Su-15 và MiG-25. MiG-19 được Không quân Liên Xô loại hoàn toàn khỏi biên chế vào đầu thập niên 1980.
Lần đầu tiên MiG-19 tham gia chiến đấu là vào mùa thu năm 1957 trong lực lượng phòng không Liên Xô. MiG-19 xuất kích từ sân bay Andijan, để đánh chặn máy bay trinh sát U-2 của Mỹ; nhưng phi công MiG-19 chỉ có thể quan sát được chiếc U2 xâm nhập, vì U2 bay cao hơn MiG-19 đến 3 km.
Một số nỗ lực sau đó của MiG-19 để đánh chặn U-2 cũng không thành công; tuy nhiên một vụ bắn nhầm đáng tiếc xảy ra, trong ngày 1/5/1960, một chiếc U2 tiến hành xâm nhập không phận Liên Xô, 2 chiếc MiG-19 được lệnh đánh chặn, nhưng một chiếc đã trúng đạn tên lửa của hệ thống phòng không S-75, khiến phi công thiệt mạng.
Bên ngoài lãnh thổ Liên Xô, MiG-19 không thể hiện được nhiều phẩm chất của một chiến đấu cơ siêu thanh; nhiều chiếc MiG-19 của Không quân Ai Cập, thậm chí chưa kịp xuất kích, đã bị Không quân Israel vô hiệu hóa trong các cuộc tiến công bất ngờ.
Đối với KQND Việt Nam, lúc đầu khi mới thành lập, chúng ta được Liên Xô viện trợ cho máy bay chiến đấu MiG-17, đây là chiến đấu cơ có tốc độ cận âm, vũ khí chỉ có pháo và không có radar. Đến khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc, KQND Việt Nam được Liên Xô viện trợ thẳng chiến đấu cơ thế hệ ba MiG-21.
Thực tế là khi Không quân Mỹ thực hiện chiến dịch “Sấm rền”, lúc này họ đã hoàn toàn sử dụng chiến đấu cơ thế hệ 3, chủ yếu là F-4 và F-105; do vậy MiG-19 khó có thể chiếm lợi thế trước những máy bay chiến đấu của không quân Mỹ. Có thể vì lý do này, Liên Xô không viện trợ MiG-19 cho Việt Nam.
Tuy nhiên trong biên chế của KQND Việt Nam vẫn có MiG-19. Vào đầu những năm 1970, Trung Quốc đã viện trợ một trung đoàn MiG-19 cho Việt Nam, nhưng đây là phiên bản mang định danh J-6 do Trung Quốc sản xuất. Số tiêm kích loại này của KQND Việt Nam đã tác chiến hiệu quả với F-4 Phantom của Mỹ.
Phát huy lối đánh “bám thắt lưng địch” mà đánh, tận dụng khả năng cơ động, những chiếc MiG-19 do các phi công Việt Nam điều khiển, đã bắn rơi một số chiếc F-4, và tổn thất của MiG-19 trong các trận không chiến, chỉ khoảng 5-6 chiếc.
Trong biên chế Không quân Trung Quốc, MiG-19 (J-6) đã bắn hạ máy bay Đài Loan ba lần mà không bị tổn thất gì. Nhìn chung, MiG-19 đã thực sự trở thành "huyền thoại" đối với Lực lượng Không quân Trung Quốc và đã phục vụ trong biên chế của họ gần nửa thế kỷ.
Phiên bản MiG-19 cuối cùng mới chỉ ngừng hoạt động trong Không quân Trung Quốc vào năm 2010. Hiện tại, Triều Tiên vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới tiếp tục có tên trong danh sách, còn sử dụng loại chiến đấu cơ thế hệ 2 này. Nguồn ảnh: TH.
Những kỷ lục vô tiền khoáng hậu của tiêm kích MiG-21 chỉ có ở Việt Nam. Nguồn: QPVN.