Chiến đấu cơ Rafale của Pháp và các máy bay chiến đấu hạng trung hai động cơ Eurofighter của Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha được phát triển song song từ đầu thập niên 1980, như hai chương trình máy bay chiến đấu khác biệt; nhưng về nhiều mặt rất giống nhau.Liên Xô và Mỹ vào đầu những năm 1980 đã đưa vào biên chế máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiệu suất cao, như máy bay đánh chặn MiG-31 và các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27, F-14 và F-15; tất cả những máy bay này khiến máy bay châu Âu bị bỏ xa về hiệu suất.Khi hai siêu cường vào thời điểm này đã bước vào phát triển các chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầy tham vọng, những loại máy bay sau này trở thành F-22 Raptor của Mỹ và các nguyên mẫu MiG 1.44 và Su-47 của Liên Xô. Do nền tảng công nghệ của châu Âu hạn chế hơn nhiều, có nghĩa là họ sẽ phải hướng tới việc phát triển các máy bay chiến đấu có tính năng kém hơn; nhưng phần nào có thể thu hẹp khoảng cách với chiến đấu cơ của Mỹ và Liên Xô khi đó.Chính vì vậy, các máy bay chiến đấu của châu Âu luôn nhỏ hơn, tầm hoạt động ngắn hơn, do động cơ yếu hơn; thiếu khả năng tàng hình và không thể phá vỡ các kỷ lục mới, hoặc thiết lập các tiêu chuẩn mới như máy bay Mỹ và Liên Xô khi đó.Hai loại máy bay chiến đấu Eurofighter và Rafale được phát triển từ những năm 1980, ngày nay mang một nét giống nhau như đều sử dụng thiết kế cánh chính tam giác và cánh mũi. Lý do nguồn gốc của chúng xuất phát từ một chương trình máy bay chiến đấu chung và Pháp ban đầu là thành viên trong chương trình Eurofighter.Nhưng do những bất đồng về thiết kế và lợi ích, đến năm 1985, Pháp đã phân nhánh để phát triển một loại máy bay độc lập, đó chính là chương trình máy bay chiến đấu Rafale hiện nay.So sánh Eurofighter và Rafale, cả hai đều là loại chiến đấu cơ đắt nhất trên thế giới; không phải do tính năng quá hiện đại, mà do hiệu quả của lĩnh vực sản xuất quốc phòng kém xa Mỹ và Nga. Chỉ cần so sánh với những máy bay hạng trung hoặc hạng trung như F/A-18 của Mỹ và và MiG-29/35 của Nga. Cả hai loại máy bay chiến đấu của châu Âu đều gặp khó khăn trên thị trường xuất khẩu toàn cầu, đặc biệt là so với loại chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ như F-15 và F-35 luôn giành chiến thắng trong mọi cuộc đấu thầu so với máy bay của châu Âu.Mặc dù cả hai chiến đấu cơ sản xuất đều đắt tiền, tuy nhiên Rafale được chứng minh là “rẻ hơn” đáng kể so với Eurofighter khi bán ra thị trường xuất khẩu; do thiết kế của Rafale ít tham vọng và bảo thủ hơn. Nhìn vào sự khác biệt cơ bản giữa các thiết kế có thể cung cấp cái nhìn sâu về những ưu tiên khác nhau của hai chương trình máy bay chiến đấu của châu Âu; từ đó phản ánh sự khác biệt giữa yêu cầu giữa máy bay chiến đấu Pháp và của các nhà phát triển Eurofighter.Sự khác biệt nổi bật nhất giữa Rafale và Eurofighter là thiết kế động cơ mà chúng được sử dụng; với động cơ turbofans Snecma M88 của Pháp, tạo ra lực đẩy chỉ với 75kN khi sử dụng chế độ đốt sau; trong khi động cơ EJ200 của Anh, sử dụng trên máy bay Eurofighter, có lực đẩy nhiều hơn 30% so với động cơ M88 của Pháp. Sự khác biệt về sức mạnh động cơ, lý do phần lớn được cho là do những hạn chế mà thị trường quốc phòng trong nước nhỏ hơn của Pháp phải đối mặt. Trên thực tế, động cơ M88 là yếu nhất so với bất kỳ máy bay chiến đấu sản xuất nào trên thế giới. Từ việc sử dụng động cơ yếu, do vậy hiệu suất bay của Rafale dưới mức trung bình, đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư; với tốc độ leo cao chỉ khoảng 300 m/s, tốc độ tối đa Mach 1,8 và trần bay ở độ cao thấp (dưới 16 km).Tuy nhiên nhược điểm của Rafale được bù đắp phần nào, bởi động cơ Rafale tốn ít nhiên liệu hơn, nên bay xa hơn. Động cơ của Snecma M88 cũng dễ bảo dưỡng và rẻ hơn đáng kể so với động cơ EJ200 của châu Âu, góp phần giảm chi phí vận hành tổng thể của Rafale.Mặc dù chiếc Eurofighter có hiệu suất bay rất cao hơn Rafale, nhưng tầm bay và trọng lượng cũng chỉ ngang ngửa với MiG-29/35 của Nga, với tốc độ leo cao 320 m/s, tốc độ tối đa trên Mach 2 và trần bay gần 20 km.Mặc dù Rafale và Eurofighter đều được thiết kế với mục đích chi phí hoạt động thấp, nhưng cũng không rẻ được như các máy bay chiến đấu một động cơ F-16 hoặc Gripen; mà chi phí bay chỉ thấp hơn so với các loại chiến đấu cơ hạng nặng hiệu suất cao như F-15EX của Mỹ hay Su-35 của Nga; nên nhớ cả hai đều vượt trội các đối thủ châu Âu.Đánh giá chung, chi phí khai thác kết hợp với giá thấp hơn của Rafale, khiến nó trở nên hấp dẫn đối với một số khách hàng. Các phiên bản mới nhất của Rafale, ước tính có giá khoảng 245 triệu USD/chiếc khi bán ra nước ngoài, như một phần của gói xuất khẩu; bao gồm vũ khí, phụ tùng, cơ sở hạ tầng, đào tạo và bảo dưỡng.Eurofighter ở phiên bản cao cấp nhất là Tranche 3A, có giá cao hơn đáng kể, khoảng 321 triệu USD/chiếc với các gói tương tự như Rafale; hoặc gần gấp đôi một chiếc F-16 Block 72 (trong các gói tương tự được bán với giá khoảng 120 triệu USD/chiếc).Như vậy về giá của phiên bản Tranche 3A Eurofighter, khiến chi phí của nó tăng gấp đôi so với một chiếc chiến đấu cơ tàng hình nổi danh F-35, khiến nó quá khó tìm khách hành xuất khẩu; ngoại trừ Kuwait phải mua vì mục đích chính trị là chính.Với việc F-35A của Mỹ được sản xuất trên quy mô lớn hơn nhiều và tích hợp công nghệ đi trước các đối thủ châu Âu vài thập kỷ, F-35 dự kiến sẽ loại cả Rafale và Eurofighter kém hiệu quả hơn của châu Âu, ra khỏi bất kỳ thị trường xuất khẩu nào trên thế giới. Do vậy có thể khẳng định, chiến đấu cơ châu Âu không có cửa cạnh tranh với chiến đấu cơ Mỹ, Nga cả về tính năng, giá cả và với Mỹ về địa chính trị.
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp và các máy bay chiến đấu hạng trung hai động cơ Eurofighter của Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha được phát triển song song từ đầu thập niên 1980, như hai chương trình máy bay chiến đấu khác biệt; nhưng về nhiều mặt rất giống nhau.
Liên Xô và Mỹ vào đầu những năm 1980 đã đưa vào biên chế máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiệu suất cao, như máy bay đánh chặn MiG-31 và các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27, F-14 và F-15; tất cả những máy bay này khiến máy bay châu Âu bị bỏ xa về hiệu suất.
Khi hai siêu cường vào thời điểm này đã bước vào phát triển các chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầy tham vọng, những loại máy bay sau này trở thành F-22 Raptor của Mỹ và các nguyên mẫu MiG 1.44 và Su-47 của Liên Xô.
Do nền tảng công nghệ của châu Âu hạn chế hơn nhiều, có nghĩa là họ sẽ phải hướng tới việc phát triển các máy bay chiến đấu có tính năng kém hơn; nhưng phần nào có thể thu hẹp khoảng cách với chiến đấu cơ của Mỹ và Liên Xô khi đó.
Chính vì vậy, các máy bay chiến đấu của châu Âu luôn nhỏ hơn, tầm hoạt động ngắn hơn, do động cơ yếu hơn; thiếu khả năng tàng hình và không thể phá vỡ các kỷ lục mới, hoặc thiết lập các tiêu chuẩn mới như máy bay Mỹ và Liên Xô khi đó.
Hai loại máy bay chiến đấu Eurofighter và Rafale được phát triển từ những năm 1980, ngày nay mang một nét giống nhau như đều sử dụng thiết kế cánh chính tam giác và cánh mũi. Lý do nguồn gốc của chúng xuất phát từ một chương trình máy bay chiến đấu chung và Pháp ban đầu là thành viên trong chương trình Eurofighter.
Nhưng do những bất đồng về thiết kế và lợi ích, đến năm 1985, Pháp đã phân nhánh để phát triển một loại máy bay độc lập, đó chính là chương trình máy bay chiến đấu Rafale hiện nay.
So sánh Eurofighter và Rafale, cả hai đều là loại chiến đấu cơ đắt nhất trên thế giới; không phải do tính năng quá hiện đại, mà do hiệu quả của lĩnh vực sản xuất quốc phòng kém xa Mỹ và Nga. Chỉ cần so sánh với những máy bay hạng trung hoặc hạng trung như F/A-18 của Mỹ và và MiG-29/35 của Nga.
Cả hai loại máy bay chiến đấu của châu Âu đều gặp khó khăn trên thị trường xuất khẩu toàn cầu, đặc biệt là so với loại chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ như F-15 và F-35 luôn giành chiến thắng trong mọi cuộc đấu thầu so với máy bay của châu Âu.
Mặc dù cả hai chiến đấu cơ sản xuất đều đắt tiền, tuy nhiên Rafale được chứng minh là “rẻ hơn” đáng kể so với Eurofighter khi bán ra thị trường xuất khẩu; do thiết kế của Rafale ít tham vọng và bảo thủ hơn.
Nhìn vào sự khác biệt cơ bản giữa các thiết kế có thể cung cấp cái nhìn sâu về những ưu tiên khác nhau của hai chương trình máy bay chiến đấu của châu Âu; từ đó phản ánh sự khác biệt giữa yêu cầu giữa máy bay chiến đấu Pháp và của các nhà phát triển Eurofighter.
Sự khác biệt nổi bật nhất giữa Rafale và Eurofighter là thiết kế động cơ mà chúng được sử dụng; với động cơ turbofans Snecma M88 của Pháp, tạo ra lực đẩy chỉ với 75kN khi sử dụng chế độ đốt sau; trong khi động cơ EJ200 của Anh, sử dụng trên máy bay Eurofighter, có lực đẩy nhiều hơn 30% so với động cơ M88 của Pháp.
Sự khác biệt về sức mạnh động cơ, lý do phần lớn được cho là do những hạn chế mà thị trường quốc phòng trong nước nhỏ hơn của Pháp phải đối mặt. Trên thực tế, động cơ M88 là yếu nhất so với bất kỳ máy bay chiến đấu sản xuất nào trên thế giới.
Từ việc sử dụng động cơ yếu, do vậy hiệu suất bay của Rafale dưới mức trung bình, đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư; với tốc độ leo cao chỉ khoảng 300 m/s, tốc độ tối đa Mach 1,8 và trần bay ở độ cao thấp (dưới 16 km).
Tuy nhiên nhược điểm của Rafale được bù đắp phần nào, bởi động cơ Rafale tốn ít nhiên liệu hơn, nên bay xa hơn. Động cơ của Snecma M88 cũng dễ bảo dưỡng và rẻ hơn đáng kể so với động cơ EJ200 của châu Âu, góp phần giảm chi phí vận hành tổng thể của Rafale.
Mặc dù chiếc Eurofighter có hiệu suất bay rất cao hơn Rafale, nhưng tầm bay và trọng lượng cũng chỉ ngang ngửa với MiG-29/35 của Nga, với tốc độ leo cao 320 m/s, tốc độ tối đa trên Mach 2 và trần bay gần 20 km.
Mặc dù Rafale và Eurofighter đều được thiết kế với mục đích chi phí hoạt động thấp, nhưng cũng không rẻ được như các máy bay chiến đấu một động cơ F-16 hoặc Gripen; mà chi phí bay chỉ thấp hơn so với các loại chiến đấu cơ hạng nặng hiệu suất cao như F-15EX của Mỹ hay Su-35 của Nga; nên nhớ cả hai đều vượt trội các đối thủ châu Âu.
Đánh giá chung, chi phí khai thác kết hợp với giá thấp hơn của Rafale, khiến nó trở nên hấp dẫn đối với một số khách hàng. Các phiên bản mới nhất của Rafale, ước tính có giá khoảng 245 triệu USD/chiếc khi bán ra nước ngoài, như một phần của gói xuất khẩu; bao gồm vũ khí, phụ tùng, cơ sở hạ tầng, đào tạo và bảo dưỡng.
Eurofighter ở phiên bản cao cấp nhất là Tranche 3A, có giá cao hơn đáng kể, khoảng 321 triệu USD/chiếc với các gói tương tự như Rafale; hoặc gần gấp đôi một chiếc F-16 Block 72 (trong các gói tương tự được bán với giá khoảng 120 triệu USD/chiếc).
Như vậy về giá của phiên bản Tranche 3A Eurofighter, khiến chi phí của nó tăng gấp đôi so với một chiếc chiến đấu cơ tàng hình nổi danh F-35, khiến nó quá khó tìm khách hành xuất khẩu; ngoại trừ Kuwait phải mua vì mục đích chính trị là chính.
Với việc F-35A của Mỹ được sản xuất trên quy mô lớn hơn nhiều và tích hợp công nghệ đi trước các đối thủ châu Âu vài thập kỷ, F-35 dự kiến sẽ loại cả Rafale và Eurofighter kém hiệu quả hơn của châu Âu, ra khỏi bất kỳ thị trường xuất khẩu nào trên thế giới. Do vậy có thể khẳng định, chiến đấu cơ châu Âu không có cửa cạnh tranh với chiến đấu cơ Mỹ, Nga cả về tính năng, giá cả và với Mỹ về địa chính trị.