Máy bay chiến đấu hạng trung Rafale của Pháp, có một lịch sử ban đầu đầy khó khăn; được đưa vào phục vụ 15 năm sau chuyến bay đầu tiên, do những khó khăn trong quá trình phát triển và thị trường xuất khẩu gặp khó khăn. Rafale cũng tham gia nhiều cuộc đấu thầu, nhưng phần lớn giành thất bại, như ở Hàn Quốc và Singapore, nơi Rafale thua chiến đấu cơ F-15 của Mỹ; tại Morocco và UAE, Rafale thua F-16; tại Kuwait, Rafale thua F/A-18E; tại Brazil, Rafale thua Gripen E của Thụy Điển; còn tại Ả Rập Xê-út và Oman, Rafale thua Eurofighter của Anh-Đức.Một nỗ lực thất bại đáng chú ý, nhưng ít được biết đến khác của Rafale là vào những năm 2000, Pháp đề nghị bán cho Không quân Algeria, lúc này đang cho loại biên những chiếc chiến đấu cơ MiG-23 vì đã gần hết niên hạn sử dụng và Algeria đang cân nhắc các phương án thay thế.Luật pháp Algeria quy định rằng, tất cả các máy bay mới phải được thử nghiệm tại chính quốc gia này, và Rafales từ Pháp đã được cử đến nước này để Không quân Algeria đánh giá. Nhưng Không quân Algeria, giống như tất cả các khách hàng của Rafale vào thời điểm đó, đã từ chối máy bay chiến đấu của Pháp vì một số lý do. Trong khi hầu hết các hợp đồng Rafale đều bị ngáng chân bởi các máy bay hạng nhẹ hoặc hạng trung khác như F-16, Algeria đã từ chối loại máy bay chiến đấu này, để chuyển sang loại máy bay hạng nặng và cao cấp hơn nhiều, giống như Hàn Quốc và Singapore đã làm.Sự lựa chọn của Algeria là loại chiến đấu cơ hạng nặng, đối thủ của F-15 do Nga sản xuất, đó là Su-30; về nhiều mặt được coi là có khả năng hơn cả đối thủ của Mỹ. Lợi ích của việc lựa chọn Su-30 so với Rafale là rất đáng kể và sự lựa chọn của Algeria cũng có thể được dự đoán trước. Một trong những lý do chính để chọn Su-30 là tầm hoạt động của nó rộng hơn nhiều.Rafale có tầm bay tương đối xa đối với một máy bay chiến đấu hạng trung, nhưng nó vẫn thấp hơn nhiều so với các máy bay hạng nặng như Su-30 hoặc F-15. Đây là một bất lợi lớn, nếu xét trên diện tích lãnh thổ rộng lớn của Algeria. Algeria là quốc gia lớn nhất ở Bắc Phi, diện tích lãnh thổ mà lực lượng không quân Algeria cần tuần tra, tương đương với diện tích của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Thụy Sĩ và Hy Lạp cộng lại.Su-30 không chỉ có thể bay xa hơn và với tải trọng vũ khí cao hơn, mà khả năng nhận biết tình huống của nó cũng cao hơn đáng kể so với Rafale. Radar N011M BARS của Su-30MKA có kích thước gấp đôi so với radar RBE2 của Rafale (khi đó Rafale chưa trang bị radar AESA) và cả hai về công nghệ có mức độ tương tự.Động cơ M88 của Rafale là loại động cơ yếu nhất, đối với bất kỳ máy bay chiến đấu nào đang được sản xuất trên thế giới vào thời điểm đó; điều này cũng hạn chế tốc độ và độ cao hoạt động của Rafale, còn động cơ rất mạnh của Su-30, cho phép phản ứng với các mối đe dọa nhanh hơn. Một yếu tố quan trọng khác khiến Su-30 có ưu thế hơn nữa đó là Algeria có lịch sử sử dụng máy bay chiến đấu của Liên Xô/Nga; và nếu mua Su-30, Algeria sẽ tận dụng được hạ tầng hàng không của nước này.Hiện nay mối đe dọa chính đối với an ninh của Algeria là đến từ các bên phương Tây và các đồng minh với phương Tây; nhất là sau chiến dịch tấn công đẫm máu, do Pháp dẫn đầu nhằm vào nước láng giềng Libya. Do vậy việc mua vũ khí từ một nguồn đáng tin cậy, không phải là phương Tây, có lợi về nhiều mặt.Chưa hết, trong quá khứ, Pháp đã nhiều lần cung cấp thông tin chi tiết về các thông số kỹ thuật và điểm yếu của máy bay chiến đấu và vũ khí hàng không mà họ sản xuất, cho các đồng minh phương Tây, đặc biệt là với Mỹ và Anh trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và cho Anh trong Chiến tranh Falklands.Điểm mạnh duy nhất của Rafale đó là một máy bay hạng nhẹ, có chi phí hoạt động rẻ hơn nhiều so với Su-30. Tuy nhiên, điều này đã được bù đắp một phần bởi giá mua Su-30 thấp hơn nhiều so với Rafale. Biến thể Su-30 mà Algeria mua, dựa trên phiên bản Su-30MKI được phát triển cho Ấn Độ và là loại máy bay chiến đấu có tính năng tốt nhất của Nga, được bán trên thị trường xuất khẩu vào thời điểm đó và được coi là có khả năng hơn cả F-15.Su-30MKA đã đưa Algeria thành quốc gia có lực lượng không quân có khả năng nhất ở châu Phi, hoặc thế giới Ả Rập với một chi phí vừa phải; đồng thời đảm bảo rằng, một cuộc tấn công như của phương Tây vào Libya với Algeria, sẽ không khả thi. Su-30MKA được trang bị một loạt vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa Kh-31 để chế áp hệ thống phòng không của đối phương và chống hạm, có tính năng vượt trội hơn nhiều, so với bất kỳ loại vũ khí nào của châu Âu. Su-30MKA còn sử dụng tên lửa không đối không có tầm bắn tới 130km; trong khi đó, Rafale sử dụng tên lửa MICA, tầm bắn chỉ 80km.Quy mô của phi đội Su-30MKA của Algeria hiện có khoảng dưới 60 chiếc và dự kiến sẽ đạt trên 70 chiếc vào năm 2024 với các lô Su-30MKA mới, được cho là có lợi thế về hiệu suất đáng kể, so với các loại nguyên bản. Việc trang bị Su-30 với số lượng lớn, đã làm tăng sức mạnh của Không quân Algeria đứng đầu Châu Phi .Sau khi Algeria từ chối Rafale, nước láng giềng Ma-rốc cũng từ chối loại máy bay chiến đấu này, để chuyển sang sử dụng F-16 Fighting Falcon của Mỹ; giống như Su-30MKA được nhiều người cho là tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với máy bay chiến đấu của Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ Su-30 của Nga thử nghiệm khai hỏa tên lửa tầm siêu xa Kh-32. Nguồn: KQN.
Máy bay chiến đấu hạng trung Rafale của Pháp, có một lịch sử ban đầu đầy khó khăn; được đưa vào phục vụ 15 năm sau chuyến bay đầu tiên, do những khó khăn trong quá trình phát triển và thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Rafale cũng tham gia nhiều cuộc đấu thầu, nhưng phần lớn giành thất bại, như ở Hàn Quốc và Singapore, nơi Rafale thua chiến đấu cơ F-15 của Mỹ; tại Morocco và UAE, Rafale thua F-16; tại Kuwait, Rafale thua F/A-18E; tại Brazil, Rafale thua Gripen E của Thụy Điển; còn tại Ả Rập Xê-út và Oman, Rafale thua Eurofighter của Anh-Đức.
Một nỗ lực thất bại đáng chú ý, nhưng ít được biết đến khác của Rafale là vào những năm 2000, Pháp đề nghị bán cho Không quân Algeria, lúc này đang cho loại biên những chiếc chiến đấu cơ MiG-23 vì đã gần hết niên hạn sử dụng và Algeria đang cân nhắc các phương án thay thế.
Luật pháp Algeria quy định rằng, tất cả các máy bay mới phải được thử nghiệm tại chính quốc gia này, và Rafales từ Pháp đã được cử đến nước này để Không quân Algeria đánh giá. Nhưng Không quân Algeria, giống như tất cả các khách hàng của Rafale vào thời điểm đó, đã từ chối máy bay chiến đấu của Pháp vì một số lý do.
Trong khi hầu hết các hợp đồng Rafale đều bị ngáng chân bởi các máy bay hạng nhẹ hoặc hạng trung khác như F-16, Algeria đã từ chối loại máy bay chiến đấu này, để chuyển sang loại máy bay hạng nặng và cao cấp hơn nhiều, giống như Hàn Quốc và Singapore đã làm.
Sự lựa chọn của Algeria là loại chiến đấu cơ hạng nặng, đối thủ của F-15 do Nga sản xuất, đó là Su-30; về nhiều mặt được coi là có khả năng hơn cả đối thủ của Mỹ.
Lợi ích của việc lựa chọn Su-30 so với Rafale là rất đáng kể và sự lựa chọn của Algeria cũng có thể được dự đoán trước. Một trong những lý do chính để chọn Su-30 là tầm hoạt động của nó rộng hơn nhiều.
Rafale có tầm bay tương đối xa đối với một máy bay chiến đấu hạng trung, nhưng nó vẫn thấp hơn nhiều so với các máy bay hạng nặng như Su-30 hoặc F-15. Đây là một bất lợi lớn, nếu xét trên diện tích lãnh thổ rộng lớn của Algeria.
Algeria là quốc gia lớn nhất ở Bắc Phi, diện tích lãnh thổ mà lực lượng không quân Algeria cần tuần tra, tương đương với diện tích của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Thụy Sĩ và Hy Lạp cộng lại.
Su-30 không chỉ có thể bay xa hơn và với tải trọng vũ khí cao hơn, mà khả năng nhận biết tình huống của nó cũng cao hơn đáng kể so với Rafale. Radar N011M BARS của Su-30MKA có kích thước gấp đôi so với radar RBE2 của Rafale (khi đó Rafale chưa trang bị radar AESA) và cả hai về công nghệ có mức độ tương tự.
Động cơ M88 của Rafale là loại động cơ yếu nhất, đối với bất kỳ máy bay chiến đấu nào đang được sản xuất trên thế giới vào thời điểm đó; điều này cũng hạn chế tốc độ và độ cao hoạt động của Rafale, còn động cơ rất mạnh của Su-30, cho phép phản ứng với các mối đe dọa nhanh hơn.
Một yếu tố quan trọng khác khiến Su-30 có ưu thế hơn nữa đó là Algeria có lịch sử sử dụng máy bay chiến đấu của Liên Xô/Nga; và nếu mua Su-30, Algeria sẽ tận dụng được hạ tầng hàng không của nước này.
Hiện nay mối đe dọa chính đối với an ninh của Algeria là đến từ các bên phương Tây và các đồng minh với phương Tây; nhất là sau chiến dịch tấn công đẫm máu, do Pháp dẫn đầu nhằm vào nước láng giềng Libya. Do vậy việc mua vũ khí từ một nguồn đáng tin cậy, không phải là phương Tây, có lợi về nhiều mặt.
Chưa hết, trong quá khứ, Pháp đã nhiều lần cung cấp thông tin chi tiết về các thông số kỹ thuật và điểm yếu của máy bay chiến đấu và vũ khí hàng không mà họ sản xuất, cho các đồng minh phương Tây, đặc biệt là với Mỹ và Anh trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và cho Anh trong Chiến tranh Falklands.
Điểm mạnh duy nhất của Rafale đó là một máy bay hạng nhẹ, có chi phí hoạt động rẻ hơn nhiều so với Su-30. Tuy nhiên, điều này đã được bù đắp một phần bởi giá mua Su-30 thấp hơn nhiều so với Rafale.
Biến thể Su-30 mà Algeria mua, dựa trên phiên bản Su-30MKI được phát triển cho Ấn Độ và là loại máy bay chiến đấu có tính năng tốt nhất của Nga, được bán trên thị trường xuất khẩu vào thời điểm đó và được coi là có khả năng hơn cả F-15.
Su-30MKA đã đưa Algeria thành quốc gia có lực lượng không quân có khả năng nhất ở châu Phi, hoặc thế giới Ả Rập với một chi phí vừa phải; đồng thời đảm bảo rằng, một cuộc tấn công như của phương Tây vào Libya với Algeria, sẽ không khả thi.
Su-30MKA được trang bị một loạt vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa Kh-31 để chế áp hệ thống phòng không của đối phương và chống hạm, có tính năng vượt trội hơn nhiều, so với bất kỳ loại vũ khí nào của châu Âu. Su-30MKA còn sử dụng tên lửa không đối không có tầm bắn tới 130km; trong khi đó, Rafale sử dụng tên lửa MICA, tầm bắn chỉ 80km.
Quy mô của phi đội Su-30MKA của Algeria hiện có khoảng dưới 60 chiếc và dự kiến sẽ đạt trên 70 chiếc vào năm 2024 với các lô Su-30MKA mới, được cho là có lợi thế về hiệu suất đáng kể, so với các loại nguyên bản. Việc trang bị Su-30 với số lượng lớn, đã làm tăng sức mạnh của Không quân Algeria đứng đầu Châu Phi .
Sau khi Algeria từ chối Rafale, nước láng giềng Ma-rốc cũng từ chối loại máy bay chiến đấu này, để chuyển sang sử dụng F-16 Fighting Falcon của Mỹ; giống như Su-30MKA được nhiều người cho là tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với máy bay chiến đấu của Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ Su-30 của Nga thử nghiệm khai hỏa tên lửa tầm siêu xa Kh-32. Nguồn: KQN.