Vào giữa tháng 11/2020, tình hình ở Tây Sahara đã nóng lên hơn bao giờ hết sau nhiều hành động quân sự liều lĩnh của Morocco khiến hiệp định ngừng bắn giữa nước này với Algeria bên bờ vực phá sản, khu vực đã cận kề miệng hố chiến trang sau 21 năm không tiếng súng. Dẫu vậy, là một quốc gia có tiềm lực quân sự lớn mạnh đứng thứ hai tại Châu Phi hiện nay, lực lượng tăng thiết giáp Algeria cũng sở hữu một số lượng hùng hậu với sức tác chiến cao, sẵn sàng chống lại sự đe dọa của mọi kẻ thù trên mặt đất. Ảnh: Binh sĩ Algeria.Có thể nói rằng, lực lượng xe tăng của Algeria không những là đứng nhất nhì tại Châu Phi mà còn có thể thuộc Top hàng đầu trên thế giới. Chủ lực của họ là hơn 500 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại T-90SA nhập khẩu từ Nga qua 3 đợt mua sắm, đợt 1 với 185 xa, đợt 2 với 187 xe và đợt 3 ký kết năm 2016 với khoảng hơn 200 xe. Ảnh: Hàng dài xe tăng T-90SA của lục quân Algeria.Xe tăng T-90SA là phiên bản xuất khẩu của T-90A mà Nga dành riêng cho Algeria. Xe được trang bị một pháo chính 2A46M nòng trơn cỡ 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, bọc giáp phản ứng nổ thế hệ 2 Kontakt-5 ở mặt trước tháp pháo và giáp, phần trước hai bên hông, sử dụng động cơ V-92S2 công suất 1.000 mã lực mạnh mẽ cùng với đó là hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Tuy nhiên, ở các lô xe tăng T-90SA đầu mà Algeria nhập khẩu không được trang bị đèn nhiễu hồng ngoại OTShU-1-7, các xe sau thuộc lô ký kết năm 2016 đã được bổ sung chi tiết này. Ảnh: Xe tăng T-90SA của Algeria trên thao trường.T-90A/S là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu của Nga hiện nay, được xuất khẩu mạnh mẽ và rộng rãi đến nhiều nước trên thế giới với số lượng lớn như Ấn Độ, Iraq, Uganda, Algeria, Việt Nam,… và sự đáng tin cậy của nó đã liên tục được chứng minh trên chiến trường Syria, chiến trường Nargono - Karabakh hay chính trong quân đội Nga qua sự cố bắn nhầm tên lửa chống tăng vào xe tăng quân mình nhưng chiếc T-90A vẫn không thể bị xuyên thủng dẫu cho bị tấn công ở khu vực không có giáp phản ứng nổ. Ảnh: Xe tăng T-90SA của lục quân Algeria.Lục quân Algeria cũng được cho là đang vận hành hơn 500 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1. T-72M1 là phiên bản xuất khẩu của dòng xe tăng T-72A chủ lực trong biên chế quân đội Liên Xô trong những năm sau 1970. Xe được trang bị một pháo chính 2A46 nòng trơn cỡ 125mm có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, tuy nhiên chưa được trang bị giáp phản ứng nổ. Ảnh: Xe tăng T-72M1 của Algeria.Trước khi Algeria ký kết hợp đồng mua sắm T-90SA lô đầu tiên vào năm 2006, thì T-72M1 chính là loại chiến xa chủ lực có sức mạnh tốt nhất lực lượng lục quân nước này. Pháo của T-72M1 và T-90SA đều là pháo 125mm nòng trơn nên có thể dùng chung nhiều loại đạn của nhau, giảm bớt rất nhiều cho gánh nặng về hậu cần đạn dược cũng như bảo trì bảo dưỡng. Ảnh: T-72M1 (trái) và T-90SA (phải) của lục quân Algeria.Lục quân Algeria cũng đã nhờ Ukraine nâng cấp giúp một số lượng hạn chế T-72M1 lên chuẩn T-72AG, theo nhiều nguồn tin thì có thể lên tới 88 chiếc. Xe được trang bị thêm giáp phản ứng nổ, hệ thống kiểm soát hỏa lực và nhiều loại kính ngắm mới giúp nâng cao đáng kể khả năng tác chiến, đáp ứng nhu cầu chiến đấu trong môi trường hiện đại. Ảnh: Xe tăng T-72AG do Ukraine nâng cấp cho Algeria.Algeria cũng có trong biên chế tới hơn 300 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 là một cuộc cách mạng của Liên Xô khi họ đã chuyển từ dùng pháo nòng xoắn sang pháo nòng trơn và đây cũng là loại xe tăng Liên Xô đầu tiên có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Dẫu vậy, hạn chế của T-62 là dùng mẫu pháo cỡ 115mm cực kỳ đặc trưng, trong khi đó hiện nay dây chuyền sản xuất loại đạn này ở Nga đã không còn, nó không hề dễ dàng tìm kiếm như đạn 100mm cho T-54/55 hay 125mm cho T-72/90. Gần đây, T-62 của Algeria đã cực kỳ hiếm thấy, nhiều khả năng đã bị loại biên cho vào niêm cất hoặc bán cho bên thứ 3. Ảnh: Xe tăng T-62 của Algeria trong những năm cuối 1960.Là mẫu xe tăng cũ nhất trong biên chế nhưng vẫn được nâng cấp mạnh mẽ để có thể tiếp tục chiến đấu thêm nhiều năm nữa là mẫu T-55 AMV. Quân đội Algeria cũng đang có khoảng hơn 300 xe loại này. Xe được nâng cấp với việc bọc giáp phản ứng nổ Kontakt-1, nâng cao đáng kể khả năng kiểm soát hỏa lực cùng hệ thống đo xa laser,… Ảnh: Đội hình xe tăng T-55 AMV của Algeria.Cuối cùng là hợp đồng cực kỳ đáng chú ý của lục quân Algeria được ký kết vào năm 2016, mua mới 300 xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT-72. Những chiếc đầu tiên thuộc lô hàng đã được bàn giao trong năm 2020 này. Xe được sử dụng đan xen chiến đấu cùng đội hình xe tăng với mục tiêu tiêu diệt sinh lực địch và xe tăng đối phương, bảo vệ xe tăng quân ta trong các môi trường tác chiến đặc biệt như môi trường đô thị, vốn là điểm yếu của xe tăng. Ảnh: Xe chiến đấu BMPT-72 của Algeria được bàn giao trong năm 2020.BMPT-72 “Terminator - Kẻ hủy diệt” là một phương tiện chiến tranh độc đáo và có tính thực tế cao, dựa trên kinh nghiệm mà người Nga rút ra trong các cuộc chiến tranh trong suốt thời gian qua. Về vũ khí, xe sử dụng pháo tự động nòng đôi 2A42 cỡ 30mm với tốc độ bắn lên tới 600 phát/phút, cùng với 4 ống phóng tên lửa chống tăng Ataka-T được đặt đối xứng ở 2 bên pháo chính với khả năng tấn công tối đa 6.000m, sử dụng đầu đạn lõm nổ kép có thể dễ dàng tiêu diệt xe tăng có trang bị giáp phản ứng nổ. Ảnh: BMPT-72 phối hợp tác chiến với T-80UD.Có thể nói rằng, lục quân Algeria với nòng cốt là lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của họ có một sức mạnh vô cùng ghê gớm cả về số lượng lẫn chất lượng, với nòng cốt là hàng trăm chiếc T-90SA hiện đại nhập khẩu từ Nga, hàng trăm chiếc T-72M1 cùng với đó là T-55 AMV tạo một thế trận áp đảo hoàn toàn bất kỳ đối thủ nào đối đầu trên mặt đất. Ảnh: Đội hình xe tăng T-55 AMV của Algeria xung phong tấn công. Video Đặc công Quân đội Việt Nam lần đầu tham gia Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - Nguồn: QPVN
Vào giữa tháng 11/2020, tình hình ở Tây Sahara đã nóng lên hơn bao giờ hết sau nhiều hành động quân sự liều lĩnh của Morocco khiến hiệp định ngừng bắn giữa nước này với Algeria bên bờ vực phá sản, khu vực đã cận kề miệng hố chiến trang sau 21 năm không tiếng súng. Dẫu vậy, là một quốc gia có tiềm lực quân sự lớn mạnh đứng thứ hai tại Châu Phi hiện nay, lực lượng tăng thiết giáp Algeria cũng sở hữu một số lượng hùng hậu với sức tác chiến cao, sẵn sàng chống lại sự đe dọa của mọi kẻ thù trên mặt đất. Ảnh: Binh sĩ Algeria.
Có thể nói rằng, lực lượng xe tăng của Algeria không những là đứng nhất nhì tại Châu Phi mà còn có thể thuộc Top hàng đầu trên thế giới. Chủ lực của họ là hơn 500 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại T-90SA nhập khẩu từ Nga qua 3 đợt mua sắm, đợt 1 với 185 xa, đợt 2 với 187 xe và đợt 3 ký kết năm 2016 với khoảng hơn 200 xe. Ảnh: Hàng dài xe tăng T-90SA của lục quân Algeria.
Xe tăng T-90SA là phiên bản xuất khẩu của T-90A mà Nga dành riêng cho Algeria. Xe được trang bị một pháo chính 2A46M nòng trơn cỡ 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, bọc giáp phản ứng nổ thế hệ 2 Kontakt-5 ở mặt trước tháp pháo và giáp, phần trước hai bên hông, sử dụng động cơ V-92S2 công suất 1.000 mã lực mạnh mẽ cùng với đó là hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Tuy nhiên, ở các lô xe tăng T-90SA đầu mà Algeria nhập khẩu không được trang bị đèn nhiễu hồng ngoại OTShU-1-7, các xe sau thuộc lô ký kết năm 2016 đã được bổ sung chi tiết này. Ảnh: Xe tăng T-90SA của Algeria trên thao trường.
T-90A/S là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu của Nga hiện nay, được xuất khẩu mạnh mẽ và rộng rãi đến nhiều nước trên thế giới với số lượng lớn như Ấn Độ, Iraq, Uganda, Algeria, Việt Nam,… và sự đáng tin cậy của nó đã liên tục được chứng minh trên chiến trường Syria, chiến trường Nargono - Karabakh hay chính trong quân đội Nga qua sự cố bắn nhầm tên lửa chống tăng vào xe tăng quân mình nhưng chiếc T-90A vẫn không thể bị xuyên thủng dẫu cho bị tấn công ở khu vực không có giáp phản ứng nổ. Ảnh: Xe tăng T-90SA của lục quân Algeria.
Lục quân Algeria cũng được cho là đang vận hành hơn 500 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1. T-72M1 là phiên bản xuất khẩu của dòng xe tăng T-72A chủ lực trong biên chế quân đội Liên Xô trong những năm sau 1970. Xe được trang bị một pháo chính 2A46 nòng trơn cỡ 125mm có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, tuy nhiên chưa được trang bị giáp phản ứng nổ. Ảnh: Xe tăng T-72M1 của Algeria.
Trước khi Algeria ký kết hợp đồng mua sắm T-90SA lô đầu tiên vào năm 2006, thì T-72M1 chính là loại chiến xa chủ lực có sức mạnh tốt nhất lực lượng lục quân nước này. Pháo của T-72M1 và T-90SA đều là pháo 125mm nòng trơn nên có thể dùng chung nhiều loại đạn của nhau, giảm bớt rất nhiều cho gánh nặng về hậu cần đạn dược cũng như bảo trì bảo dưỡng. Ảnh: T-72M1 (trái) và T-90SA (phải) của lục quân Algeria.
Lục quân Algeria cũng đã nhờ Ukraine nâng cấp giúp một số lượng hạn chế T-72M1 lên chuẩn T-72AG, theo nhiều nguồn tin thì có thể lên tới 88 chiếc. Xe được trang bị thêm giáp phản ứng nổ, hệ thống kiểm soát hỏa lực và nhiều loại kính ngắm mới giúp nâng cao đáng kể khả năng tác chiến, đáp ứng nhu cầu chiến đấu trong môi trường hiện đại. Ảnh: Xe tăng T-72AG do Ukraine nâng cấp cho Algeria.
Algeria cũng có trong biên chế tới hơn 300 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 là một cuộc cách mạng của Liên Xô khi họ đã chuyển từ dùng pháo nòng xoắn sang pháo nòng trơn và đây cũng là loại xe tăng Liên Xô đầu tiên có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Dẫu vậy, hạn chế của T-62 là dùng mẫu pháo cỡ 115mm cực kỳ đặc trưng, trong khi đó hiện nay dây chuyền sản xuất loại đạn này ở Nga đã không còn, nó không hề dễ dàng tìm kiếm như đạn 100mm cho T-54/55 hay 125mm cho T-72/90. Gần đây, T-62 của Algeria đã cực kỳ hiếm thấy, nhiều khả năng đã bị loại biên cho vào niêm cất hoặc bán cho bên thứ 3. Ảnh: Xe tăng T-62 của Algeria trong những năm cuối 1960.
Là mẫu xe tăng cũ nhất trong biên chế nhưng vẫn được nâng cấp mạnh mẽ để có thể tiếp tục chiến đấu thêm nhiều năm nữa là mẫu T-55 AMV. Quân đội Algeria cũng đang có khoảng hơn 300 xe loại này. Xe được nâng cấp với việc bọc giáp phản ứng nổ Kontakt-1, nâng cao đáng kể khả năng kiểm soát hỏa lực cùng hệ thống đo xa laser,… Ảnh: Đội hình xe tăng T-55 AMV của Algeria.
Cuối cùng là hợp đồng cực kỳ đáng chú ý của lục quân Algeria được ký kết vào năm 2016, mua mới 300 xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT-72. Những chiếc đầu tiên thuộc lô hàng đã được bàn giao trong năm 2020 này. Xe được sử dụng đan xen chiến đấu cùng đội hình xe tăng với mục tiêu tiêu diệt sinh lực địch và xe tăng đối phương, bảo vệ xe tăng quân ta trong các môi trường tác chiến đặc biệt như môi trường đô thị, vốn là điểm yếu của xe tăng. Ảnh: Xe chiến đấu BMPT-72 của Algeria được bàn giao trong năm 2020.
BMPT-72 “Terminator - Kẻ hủy diệt” là một phương tiện chiến tranh độc đáo và có tính thực tế cao, dựa trên kinh nghiệm mà người Nga rút ra trong các cuộc chiến tranh trong suốt thời gian qua. Về vũ khí, xe sử dụng pháo tự động nòng đôi 2A42 cỡ 30mm với tốc độ bắn lên tới 600 phát/phút, cùng với 4 ống phóng tên lửa chống tăng Ataka-T được đặt đối xứng ở 2 bên pháo chính với khả năng tấn công tối đa 6.000m, sử dụng đầu đạn lõm nổ kép có thể dễ dàng tiêu diệt xe tăng có trang bị giáp phản ứng nổ. Ảnh: BMPT-72 phối hợp tác chiến với T-80UD.
Có thể nói rằng, lục quân Algeria với nòng cốt là lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của họ có một sức mạnh vô cùng ghê gớm cả về số lượng lẫn chất lượng, với nòng cốt là hàng trăm chiếc T-90SA hiện đại nhập khẩu từ Nga, hàng trăm chiếc T-72M1 cùng với đó là T-55 AMV tạo một thế trận áp đảo hoàn toàn bất kỳ đối thủ nào đối đầu trên mặt đất. Ảnh: Đội hình xe tăng T-55 AMV của Algeria xung phong tấn công.
Video Đặc công Quân đội Việt Nam lần đầu tham gia Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - Nguồn: QPVN