Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh những mẫu súng máy do nước ngoài viện trợ, ngành Quân khí Việt Nam cũng đã cố gắng tự chế tạo cho mình một mẫu súng máy riêng đó là TUL-1 dựa trên trung liên RPK của Liên Xô.
Ảnh: Chiến sĩ bộ binh với súng máy RPK.RPK được nhà thiết kế lừng danh Mikhail Kalashnikov tạo ra nhằm thay thế cho súng máy DP và RPD đang phục vụ trong quân đội Liên Xô những năm 1960. Súng được thiết kế dựa trên súng trường tấn công AKM. Việt Nam được viện trợ số lượng súng trung liên này và những năm cuối 1960, Cục quân giới đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo súng trung liên TUL-1 dựa trên mẫu súng hiện đại này của Liên Xô.
Ảnh: Chiến sĩ với súng trung liên RPK.Súng TUL-1 được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 3/9/1969 và được nhà máy Z111 đưa vào sản xuất đại trà từ năm 1970 dựa theo bản vẽ của Cục quân giới trên cơ sở dây chuyền sản xuất súng AK-47.
Ảnh: Súng TUL-1 của Việt Nam.Có một điều đặc biệt là những khẩu RPK của Liên Xô được chế tạo dựa trên nền tảng súng AKM, trong khi các súng TUL-1 do Việt Nam sản xuất lại dựa trên nền tảng của súng AK-47.
Ảnh: Một khẩu TUL-1 của Việt Nam.Còn lại, tính năng kỹ chiến thuật của súng đều tương đương nguyên mẫu RPK của Liên Xô.
Ảnh: Cận cảnh số hiệu của súng được khắc chìm ở vị trí thước ngắm.Súng sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm tương tự súng AK, thuận tiện cho việc tiếp tế hậu cần đạn dược, súng có thể sử dụng chung hộp tiếp đạn 30 viên của AK, hộp tiếp đạn 40 viên hoặc hộp tiếp đạn tròn 75 viên. Nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng hộp đạn 40 viên.
Ảnh: Kho súng của 1 đơn vị trong đó có súng máy DP và súng máy TUL-1, AK-47, CKC,…Máy súng tương tự dòng AK-47, với 2 chế độ bắn là phát một và liên thanh, nòng súng cố định và không thể thay thế trên chiến trường. Cơ cấu hoạt động là trích khí xung, khóa nòng then xoay 2 tai, bắn khi bệ khóa nòng đóng. Có thể nói, đây là súng AK kéo dài nòng để tăng tầm bắn xa và có thể bắn nhiều đạn hơn.
Ảnh: Các bộ phận của TUL-1.Tốc độ bắn trên lý thuyết của súng có thể đạt 600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 745m/s, tầm bắn hiệu quả 800m và tầm bắn xa nhất hơn 2000m. Thước ngắm của súng cũng tương tự như AKM tuy nhiên bổ sung thêm cơ chế chỉnh lượng gió.
Ảnh: Cận cảnh số hiệu của 1 khẩu TUL-1, súng được sản xuất năm 1974. Nguồn: Comcom.Qua hai năm từ 1970 - 1972, nhà máy Z111 đã kịp sản xuất hàng ngàn khẩu TUL-1, góp phần chi viện vũ khí cho miền nam chiến đấu. Cho đến nay, rất nhiều súng TUL-1 và RPK vẫn còn đang hoạt động tích cực trong biên chế quân đội ta.
Ảnh: Một khẩu TUL-1.Dù hiện nay, trung liên RPK và TUL-1 đã được biên chế đại trà cho cấp tiểu đội của lục quân Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa thể thay thế hết được các súng máy RPD cũ trong trang bị. Việt Nam vẫn đang tiếp tục sử dụng song song cả hai loại súng này trong vai trò trung liên chi viện hỏa lực.
Ảnh: Xạ thủ huấn luyện với súng máy RPD.Hiện nay, Việt Nam đã nhập khẩu các loại trung liên mới như IWI Negev của Israel, hay tự chế tạo súng máy ĐL-7 dựa trên PKM của Liên Xô. Hi vọng trong thời gian sắp tới, những loại trung liên hiện đại hơn sẽ tiếp tục được chế tạo và biên chế để thay thế cho cả RPK lẫn RPD đang dần lạc hậu trong biên chế quân đội ta, nâng cao thêm khả năng tác chiến của binh sĩ trên chiến trường.
Ảnh: Một chiến sĩ Hải quân đánh bộ với trung liên IWI Negev. Video Top súng máy đa nong có tốc độ xả đạn lớn nhất - Nguồn: QPVN
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh những mẫu súng máy do nước ngoài viện trợ, ngành Quân khí Việt Nam cũng đã cố gắng tự chế tạo cho mình một mẫu súng máy riêng đó là TUL-1 dựa trên trung liên RPK của Liên Xô.
Ảnh: Chiến sĩ bộ binh với súng máy RPK.
RPK được nhà thiết kế lừng danh Mikhail Kalashnikov tạo ra nhằm thay thế cho súng máy DP và RPD đang phục vụ trong quân đội Liên Xô những năm 1960. Súng được thiết kế dựa trên súng trường tấn công AKM. Việt Nam được viện trợ số lượng súng trung liên này và những năm cuối 1960, Cục quân giới đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo súng trung liên TUL-1 dựa trên mẫu súng hiện đại này của Liên Xô.
Ảnh: Chiến sĩ với súng trung liên RPK.
Súng TUL-1 được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 3/9/1969 và được nhà máy Z111 đưa vào sản xuất đại trà từ năm 1970 dựa theo bản vẽ của Cục quân giới trên cơ sở dây chuyền sản xuất súng AK-47.
Ảnh: Súng TUL-1 của Việt Nam.
Có một điều đặc biệt là những khẩu RPK của Liên Xô được chế tạo dựa trên nền tảng súng AKM, trong khi các súng TUL-1 do Việt Nam sản xuất lại dựa trên nền tảng của súng AK-47.
Ảnh: Một khẩu TUL-1 của Việt Nam.
Còn lại, tính năng kỹ chiến thuật của súng đều tương đương nguyên mẫu RPK của Liên Xô.
Ảnh: Cận cảnh số hiệu của súng được khắc chìm ở vị trí thước ngắm.
Súng sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm tương tự súng AK, thuận tiện cho việc tiếp tế hậu cần đạn dược, súng có thể sử dụng chung hộp tiếp đạn 30 viên của AK, hộp tiếp đạn 40 viên hoặc hộp tiếp đạn tròn 75 viên. Nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng hộp đạn 40 viên.
Ảnh: Kho súng của 1 đơn vị trong đó có súng máy DP và súng máy TUL-1, AK-47, CKC,…
Máy súng tương tự dòng AK-47, với 2 chế độ bắn là phát một và liên thanh, nòng súng cố định và không thể thay thế trên chiến trường. Cơ cấu hoạt động là trích khí xung, khóa nòng then xoay 2 tai, bắn khi bệ khóa nòng đóng. Có thể nói, đây là súng AK kéo dài nòng để tăng tầm bắn xa và có thể bắn nhiều đạn hơn.
Ảnh: Các bộ phận của TUL-1.
Tốc độ bắn trên lý thuyết của súng có thể đạt 600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 745m/s, tầm bắn hiệu quả 800m và tầm bắn xa nhất hơn 2000m. Thước ngắm của súng cũng tương tự như AKM tuy nhiên bổ sung thêm cơ chế chỉnh lượng gió.
Ảnh: Cận cảnh số hiệu của 1 khẩu TUL-1, súng được sản xuất năm 1974. Nguồn: Comcom.
Qua hai năm từ 1970 - 1972, nhà máy Z111 đã kịp sản xuất hàng ngàn khẩu TUL-1, góp phần chi viện vũ khí cho miền nam chiến đấu. Cho đến nay, rất nhiều súng TUL-1 và RPK vẫn còn đang hoạt động tích cực trong biên chế quân đội ta.
Ảnh: Một khẩu TUL-1.
Dù hiện nay, trung liên RPK và TUL-1 đã được biên chế đại trà cho cấp tiểu đội của lục quân Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa thể thay thế hết được các súng máy RPD cũ trong trang bị. Việt Nam vẫn đang tiếp tục sử dụng song song cả hai loại súng này trong vai trò trung liên chi viện hỏa lực.
Ảnh: Xạ thủ huấn luyện với súng máy RPD.
Hiện nay, Việt Nam đã nhập khẩu các loại trung liên mới như IWI Negev của Israel, hay tự chế tạo súng máy ĐL-7 dựa trên PKM của Liên Xô. Hi vọng trong thời gian sắp tới, những loại trung liên hiện đại hơn sẽ tiếp tục được chế tạo và biên chế để thay thế cho cả RPK lẫn RPD đang dần lạc hậu trong biên chế quân đội ta, nâng cao thêm khả năng tác chiến của binh sĩ trên chiến trường.
Ảnh: Một chiến sĩ Hải quân đánh bộ với trung liên IWI Negev.
Video Top súng máy đa nong có tốc độ xả đạn lớn nhất - Nguồn: QPVN