Theo báo chí Anh, Nga hiện đang tiến hành thử nghiệm những bước cuối cùng của mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat mới nhất; loại tên lửa mới này có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, và diện tích phá hủy do chỉ một quả RS-28 gây ra, đã tương đương với diện tích của toàn bộ lãnh thổ nước Pháp.Trên thực tế, nếu xét riêng từ góc độ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, sức mạnh của Nga chắc chắn thuộc hàng tốt nhất. Ví dụ, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-18 Satan, tiền thân của Sarmat, được phương Tây gán cho biệt hiệu "Ngày tận thế", là loại tên lửa chiến lược nặng nhất trên thế giới.Đầu đạn của tên lửa Satan là 8.800 kg, trong khi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nặng nhất của Mỹ là Minuteman-3, chỉ mang được đầu đạn nặng 4.000 kg, thậm chí chưa bằng một nửa so với Satan. Về tầm bắn, Satan cũng đánh bại được đối thủ tốt nhất, tầm bắn của Minuteman-3 của Mỹ là 9.700 km, và Satan là 16.000 km. Ảnh: Tên lửa Minuteman-3.Mặc dù tính năng của Satan còn rất mạnh, nhưng nó có "tuổi đời" quá cao, nên biết rằng Satan được triển khai lần đầu tiên vào giữa những năm 1970, tức là gần 50 năm trước. Hiện tại, tính năng của Satan đã được Mỹ khám phá và nó rất khó để đột phá qua môi trường chống tên lửa của Mỹ, vì vậy Nga cần phải có một loại tên lửa mới để thay thế nó.Là kế thừa của Satan, các chỉ số của tên lửa Sarmat đương nhiên là tốt hơn, theo báo chí Nga, tầm bắn tối đa của loại tên lửa này đã lên tới 18.000 km. Trọng lượng dự kiến so với tên lửa Satan tăng lên khoảng 10.000 kg. Không quá lời khi nói rằng Sarmat hiện là tên lửa xuyên lục địa nặng nhất thế giới. Ảnh: Tên lửa SS-18 Satan - Nguồn: SinaDự án Sarmat bắt đầu từ năm 2009 và tiến hành phóng thử thành công lần đầu tiên vào năm 2017. Năm 2018, Tổng thống Nga Putin đã công khai các thông tin liên quan. Putin cũng đã công bố tổng cộng 6 loại bao gồm tên lửa đạn đạo Sarmat, tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon, tên lửa siêu thanh Kinzhal.Ngoài việc lựa chọn mang theo 10 đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, tên lửa Sarmat cũng có thể chọn mang 15 đầu đạn hạt nhân hạng nhẹ, để đáp trả linh hoạt các hệ thống phòng không và thực hiện các cuộc tấn công bão hòa; hoặc mang đầu đạn siêu thanh Avangard, để đột phá qua hệ thống chống tên lửa của đối phương.Ngoài ra, giai đoạn tăng tốc của tên lửa Sarmat rất ngắn, có thể rút ngắn thời gian bị hệ thống hồng ngoại trên không gian của Mỹ theo dõi; khiến việc đánh chặn của các hệ thống tên lửa của Mỹ khó khăn hơn.Về tổng thể, tên lửa Sarmat được phát triển trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ hệ thống chống tên lửa của quân đội Mỹ và đồng minh hiện nay và khai thác tối đa những điểm yếu của hệ thống chống tên lửa của Mỹ và đồng minh.Được thiết kế với tính năng để có thể vượt qua mọi hệ thống đánh chặn mới nhất của Mỹ, với tầm bắn đến 18.000 km, Sarmat có thể lựa chọn đường bay (có thể vòng qua hai đầu cực); đặc biệt là với sức công phá khủng khiếp của tên lửa Sarmat, vì vậy việc giới truyền thông Anh hoang mang là điều dễ hiểu.Có thông tin cho rằng, Sarmat sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2022 và sẽ thay thế hoàn toàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Satan vào năm 2024 và đạt được khả năng chiến đấu đầy đủ vào năm 2025. Việc này cho thấy, Nga đã có sẵn một số lượng tên lửa Sarmat đáng kể, nếu không Nga khó có thể đạt được trang bị trong vòng 3 năm.Hiện tại, bộ đôi tên lửa và hệ thống chống tên lửa "giáo và khiên" đã bắt đầu mất cân bằng. Đối với Mỹ, nước luôn đi sau Nga trong việc phát triển các loại vũ khí như vậy, nên áp lực chiến lược đè lên giới lãnh đạo Mỹ là rất lớn.Khi Nga đưa tên lửa xuyên lục địa Sarmat và tên lửa chiến lược siêu thanh Avangard, Mỹ không có vũ khí có thể đánh chặn bộ đôi vũ khí này; đồng thời trong kho vũ khí chiến lược của Mỹ hiện nay, chưa có vũ khí nào để cân bằng chiến lược với Sarmat của Nga. Do đó, Sarmat sẽ là một trong những vũ khí răn đe mạnh nhất của Nga trong thời gian dài sắp tới. Nguồn ảnh: Topwar.
Theo báo chí Anh, Nga hiện đang tiến hành thử nghiệm những bước cuối cùng của mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat mới nhất; loại tên lửa mới này có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, và diện tích phá hủy do chỉ một quả RS-28 gây ra, đã tương đương với diện tích của toàn bộ lãnh thổ nước Pháp.
Trên thực tế, nếu xét riêng từ góc độ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, sức mạnh của Nga chắc chắn thuộc hàng tốt nhất. Ví dụ, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-18 Satan, tiền thân của Sarmat, được phương Tây gán cho biệt hiệu "Ngày tận thế", là loại tên lửa chiến lược nặng nhất trên thế giới.
Đầu đạn của tên lửa Satan là 8.800 kg, trong khi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nặng nhất của Mỹ là Minuteman-3, chỉ mang được đầu đạn nặng 4.000 kg, thậm chí chưa bằng một nửa so với Satan. Về tầm bắn, Satan cũng đánh bại được đối thủ tốt nhất, tầm bắn của Minuteman-3 của Mỹ là 9.700 km, và Satan là 16.000 km. Ảnh: Tên lửa Minuteman-3.
Mặc dù tính năng của Satan còn rất mạnh, nhưng nó có "tuổi đời" quá cao, nên biết rằng Satan được triển khai lần đầu tiên vào giữa những năm 1970, tức là gần 50 năm trước. Hiện tại, tính năng của Satan đã được Mỹ khám phá và nó rất khó để đột phá qua môi trường chống tên lửa của Mỹ, vì vậy Nga cần phải có một loại tên lửa mới để thay thế nó.
Là kế thừa của Satan, các chỉ số của tên lửa Sarmat đương nhiên là tốt hơn, theo báo chí Nga, tầm bắn tối đa của loại tên lửa này đã lên tới 18.000 km. Trọng lượng dự kiến so với tên lửa Satan tăng lên khoảng 10.000 kg. Không quá lời khi nói rằng Sarmat hiện là tên lửa xuyên lục địa nặng nhất thế giới. Ảnh: Tên lửa SS-18 Satan - Nguồn: Sina
Dự án Sarmat bắt đầu từ năm 2009 và tiến hành phóng thử thành công lần đầu tiên vào năm 2017. Năm 2018, Tổng thống Nga Putin đã công khai các thông tin liên quan. Putin cũng đã công bố tổng cộng 6 loại bao gồm tên lửa đạn đạo Sarmat, tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon, tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Ngoài việc lựa chọn mang theo 10 đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, tên lửa Sarmat cũng có thể chọn mang 15 đầu đạn hạt nhân hạng nhẹ, để đáp trả linh hoạt các hệ thống phòng không và thực hiện các cuộc tấn công bão hòa; hoặc mang đầu đạn siêu thanh Avangard, để đột phá qua hệ thống chống tên lửa của đối phương.
Ngoài ra, giai đoạn tăng tốc của tên lửa Sarmat rất ngắn, có thể rút ngắn thời gian bị hệ thống hồng ngoại trên không gian của Mỹ theo dõi; khiến việc đánh chặn của các hệ thống tên lửa của Mỹ khó khăn hơn.
Về tổng thể, tên lửa Sarmat được phát triển trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ hệ thống chống tên lửa của quân đội Mỹ và đồng minh hiện nay và khai thác tối đa những điểm yếu của hệ thống chống tên lửa của Mỹ và đồng minh.
Được thiết kế với tính năng để có thể vượt qua mọi hệ thống đánh chặn mới nhất của Mỹ, với tầm bắn đến 18.000 km, Sarmat có thể lựa chọn đường bay (có thể vòng qua hai đầu cực); đặc biệt là với sức công phá khủng khiếp của tên lửa Sarmat, vì vậy việc giới truyền thông Anh hoang mang là điều dễ hiểu.
Có thông tin cho rằng, Sarmat sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2022 và sẽ thay thế hoàn toàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Satan vào năm 2024 và đạt được khả năng chiến đấu đầy đủ vào năm 2025. Việc này cho thấy, Nga đã có sẵn một số lượng tên lửa Sarmat đáng kể, nếu không Nga khó có thể đạt được trang bị trong vòng 3 năm.
Hiện tại, bộ đôi tên lửa và hệ thống chống tên lửa "giáo và khiên" đã bắt đầu mất cân bằng. Đối với Mỹ, nước luôn đi sau Nga trong việc phát triển các loại vũ khí như vậy, nên áp lực chiến lược đè lên giới lãnh đạo Mỹ là rất lớn.
Khi Nga đưa tên lửa xuyên lục địa Sarmat và tên lửa chiến lược siêu thanh Avangard, Mỹ không có vũ khí có thể đánh chặn bộ đôi vũ khí này; đồng thời trong kho vũ khí chiến lược của Mỹ hiện nay, chưa có vũ khí nào để cân bằng chiến lược với Sarmat của Nga. Do đó, Sarmat sẽ là một trong những vũ khí răn đe mạnh nhất của Nga trong thời gian dài sắp tới. Nguồn ảnh: Topwar.