Sáng ngày hôm qua (20/1), tàu ngầm 187 Bà Rịa-Vũng Tàu đã được tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Storm vận chuyển thành công từ Nga về tới vịnh Cam Ranh, Việt Nam. Trong vài ngày tới, tàu ngầm sẽ được đội tàu kéo lai dắt về cầu cảng Lữ đoàn tàu ngầm 189 "hội quân" với 5 "anh em" 182 Hà Nội, 183 TP HCM, 184 Hải Phòng, 185 Khánh Hòa và 186 Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Tiền PhongTàu ngầm 187 Bà Rịa-Vũng Tàu được khởi đóng tại nhà máy Admiralty Verfi (đặt tại St Petersburg) vào ngày 28/5/2014, chính thức hạ thủy ngày 28/9/2015, được bàn giao kỹ thuật cho Việt Nam tại Nga vào cuối năm 2016. Nguồn ảnh: Sina187 Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc lớp tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel Project 636 Varshavyanka (NATO định là Kilo) có lượng giãn nước khi nổi lên tới 2.350 tấn, khi lặn là 4.000 tấn, dài 74m, rộng 9,9m, tốc độ hành trình 17-25 hải lý/h dưới mặt nước, lặn sâu 300m. Nguồn ảnh: SinaCũng như 5 chiếc tàu Kilo đã chuyển giao, 187 Bà Rịa-Vũng Tàu được thiết kế 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm nằm ở đầu mũi cho phép bắn nhiều loại ngư lôi, thủy lôi và cả tên lửa hành trình. Trong ảnh là khoang phóng ngư lôi trên tàu ngầm Kilo của Hải quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Wikipedia Tàu ngầm Kilo có khả năng mang 18 quả ngư lôi (có thể một hoặc nhiều loại, tùy quốc gia sử dụng) gồm các loại 53-65, TEST 71/76, VA-111 Shkval và một kiểu thủy lôi loại DM-1 (tàu có thể mang tổng cộng 24 quả, nhưng phải bỏ lại ngư lôi). Nguồn ảnh: deagelTrong ảnh là ngư lôi chống tàu ngầm và chống hạm nổi 53-65 do Liên Xô thiết kế và sản xuất từ giữa những năm 1960. Tuy nhiên, tới ngày nay, 53-65 và các biến thể vẫn được trang bị rộng rãi trên tàu ngầm Nga và nhiều nước khác. Ngư lôi 53-65 dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 2-2,3 tấn, lắp đầu nổ nặng 307kg, đạt tầm bắn từ 18-22km (tùy biến thể), tốc độ khoảng 80km/h, dùng đầu tự dẫn chủ động/bị động. Nguồn ảnh: deagelNgư lôi chống tàu ngầm TEST-71 có thể trang bị cho tàu ngầm Project 877EKM và Project 636. TEST-71 dài 7,8m, lắp đầu nổ nặng 205kg, đạt tầm bắn 20km, tốc độ tối đa 40 hải lý/h, hệ thống tự dẫn có thể phát hiện mục tiêu cách 1,5km. Nguồn ảnh: deagelĐặc biệt nhất trong các loại ngư lôi có thể trang bị trên tàu ngầm Kilo là VA-111 Shkval – ngư lôi nhanh nhất thế giới hiện nay. Nó được thiết kế từ những năm 1960 nhằm đối phó với tàu ngầm hạt nhân Mỹ. VA-111 có chiều dài 8,2m, đường kính thân 533mm, trọng lượng 2,7 tấn, lắp đầu đạn nặng 700kg cho phép đánh chìm tàu địch chỉ bằng một phát bắn. Nguồn ảnh: WikipediaVA-111 được áp dụng công nghệ tạo ra “siêu bọt khí” bao bọc xung quanh ngư lôi. Thiết kế này gần như làm triệt tiêu toàn bộ ma sát của nước tác động lên ngư lôi giúp nó đạt tốc độ nhanh hơn. Qua đó, ngư lôi VA-111 có thể đạt tốc độ dưới nước vượt quá 370km/h, một tốc độ mà không một loại ngư lôi nào trên thế giới có thể so sánh được. Với tốc độ cực cao như vậy, tàu địch sẽ càng khó có thể xoay sở chống đỡ. Tuy nhiên, đáng tiếc là VA-111 có tầm bắn hơi ngắn chỉ khoảng 7km, sau này có nâng cấp lên tầm 11-15km. Nguồn ảnh: WikipediaTàu ngầm Kilo của Việt Nam cũng sẽ được trang bị hệ thống tên lửa hành trình tấn công đa năng Klub-S giúp tàu mở rộng tầm tác chiến chống tàu mặt nước, dưới mặt nước, mục tiêu đất liền bằng nhiều loại đạn tên lửa. Tuy nhiên, trong chiến đấu, tàu Kilo Project 636 chỉ có thể mang tổng cộng 4 đạn tên lửa hệ thống Klub-S. Nguồn ảnh: IndianavĐạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E của hệ thống Klub-S có thể tấn công tiêu diệt mọi tàu mặt nước. Nó có chiều dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg, đạt tốc độ bay gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km. Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Theo một số nguồn tin, năm 2009, Việt Nam đã mua 40 quả đạn 3M-54E để trang bị cho các tàu ngầm Kilo. Nguồn ảnh: WikipediaĐạn tên lửa chống tàu 3M-54E1 dài 6,2m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 1,78 tấn. So với 3M54E, 3M54E1 tăng tầm lên 300km, mang đầu đạn nặng 400kg nhưng tốc độ bay chỉ đạt Mach 0,8. Tính toán trên lý thuyết thì có khả năng vô hiệu hóa (làm bị thương) hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương. Nguồn ảnh: WikipediaĐạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E dài 6,2m, lắp đầu nổ nặng 450kg, tầm bắn 300km, tốc độ cận âm Mach 0,8. Nguồn ảnh: WikipediaĐạn tên lửa hành trình chống tàu ngầm 91RE1 dài 7,65m, lắp đầu nổ nặng 76kg, tầm bắn xa đến 50km.Nguồn ảnh: WikipediaẢnh tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr (phiên bản nội địa Klub-S xuất khẩu cho Việt Nam). Ảnh: RussiadefenceNgoài vũ khí tấn công đáng sợ, tàu ngầm Kilo cũng sở hữu khả năng “đặc biệt” khác khiến giới quân sự phương Tây phải đặt biệt danh cho nó là “hố đen”. Đó là do nó được trang bị vỏ đặc biệt, hệ thống chân vịt tối ưu sản sinh rất ít tiếng ồn khi hoạt động. Việc ít tiếng ồn, đồng nghĩa với việc Kilo sẽ rất khó bị sonar (radar tàu ngầm) phát hiện và tấn công. Ảnh: Chân vịt tàu ngầm Kilo 636 của Nga. Nguồn ảnh: TASS
Sáng ngày hôm qua (20/1), tàu ngầm 187 Bà Rịa-Vũng Tàu đã được tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Storm vận chuyển thành công từ Nga về tới vịnh Cam Ranh, Việt Nam. Trong vài ngày tới, tàu ngầm sẽ được đội tàu kéo lai dắt về cầu cảng Lữ đoàn tàu ngầm 189 "hội quân" với 5 "anh em" 182 Hà Nội, 183 TP HCM, 184 Hải Phòng, 185 Khánh Hòa và 186 Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Tiền Phong
Tàu ngầm 187 Bà Rịa-Vũng Tàu được khởi đóng tại nhà máy Admiralty Verfi (đặt tại St Petersburg) vào ngày 28/5/2014, chính thức hạ thủy ngày 28/9/2015, được bàn giao kỹ thuật cho Việt Nam tại Nga vào cuối năm 2016. Nguồn ảnh: Sina
187 Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc lớp tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel Project 636 Varshavyanka (NATO định là Kilo) có lượng giãn nước khi nổi lên tới 2.350 tấn, khi lặn là 4.000 tấn, dài 74m, rộng 9,9m, tốc độ hành trình 17-25 hải lý/h dưới mặt nước, lặn sâu 300m. Nguồn ảnh: Sina
Cũng như 5 chiếc tàu Kilo đã chuyển giao, 187 Bà Rịa-Vũng Tàu được thiết kế 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm nằm ở đầu mũi cho phép bắn nhiều loại ngư lôi, thủy lôi và cả tên lửa hành trình. Trong ảnh là khoang phóng ngư lôi trên tàu ngầm Kilo của Hải quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm Kilo có khả năng mang 18 quả ngư lôi (có thể một hoặc nhiều loại, tùy quốc gia sử dụng) gồm các loại 53-65, TEST 71/76, VA-111 Shkval và một kiểu thủy lôi loại DM-1 (tàu có thể mang tổng cộng 24 quả, nhưng phải bỏ lại ngư lôi). Nguồn ảnh: deagel
Trong ảnh là ngư lôi chống tàu ngầm và chống hạm nổi 53-65 do Liên Xô thiết kế và sản xuất từ giữa những năm 1960. Tuy nhiên, tới ngày nay, 53-65 và các biến thể vẫn được trang bị rộng rãi trên tàu ngầm Nga và nhiều nước khác. Ngư lôi 53-65 dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 2-2,3 tấn, lắp đầu nổ nặng 307kg, đạt tầm bắn từ 18-22km (tùy biến thể), tốc độ khoảng 80km/h, dùng đầu tự dẫn chủ động/bị động. Nguồn ảnh: deagel
Ngư lôi chống tàu ngầm TEST-71 có thể trang bị cho tàu ngầm Project 877EKM và Project 636. TEST-71 dài 7,8m, lắp đầu nổ nặng 205kg, đạt tầm bắn 20km, tốc độ tối đa 40 hải lý/h, hệ thống tự dẫn có thể phát hiện mục tiêu cách 1,5km. Nguồn ảnh: deagel
Đặc biệt nhất trong các loại ngư lôi có thể trang bị trên tàu ngầm Kilo là VA-111 Shkval – ngư lôi nhanh nhất thế giới hiện nay. Nó được thiết kế từ những năm 1960 nhằm đối phó với tàu ngầm hạt nhân Mỹ. VA-111 có chiều dài 8,2m, đường kính thân 533mm, trọng lượng 2,7 tấn, lắp đầu đạn nặng 700kg cho phép đánh chìm tàu địch chỉ bằng một phát bắn. Nguồn ảnh: Wikipedia
VA-111 được áp dụng công nghệ tạo ra “siêu bọt khí” bao bọc xung quanh ngư lôi. Thiết kế này gần như làm triệt tiêu toàn bộ ma sát của nước tác động lên ngư lôi giúp nó đạt tốc độ nhanh hơn. Qua đó, ngư lôi VA-111 có thể đạt tốc độ dưới nước vượt quá 370km/h, một tốc độ mà không một loại ngư lôi nào trên thế giới có thể so sánh được. Với tốc độ cực cao như vậy, tàu địch sẽ càng khó có thể xoay sở chống đỡ. Tuy nhiên, đáng tiếc là VA-111 có tầm bắn hơi ngắn chỉ khoảng 7km, sau này có nâng cấp lên tầm 11-15km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam cũng sẽ được trang bị hệ thống tên lửa hành trình tấn công đa năng Klub-S giúp tàu mở rộng tầm tác chiến chống tàu mặt nước, dưới mặt nước, mục tiêu đất liền bằng nhiều loại đạn tên lửa. Tuy nhiên, trong chiến đấu, tàu Kilo Project 636 chỉ có thể mang tổng cộng 4 đạn tên lửa hệ thống Klub-S. Nguồn ảnh: Indianav
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E của hệ thống Klub-S có thể tấn công tiêu diệt mọi tàu mặt nước. Nó có chiều dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg, đạt tốc độ bay gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km. Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Theo một số nguồn tin, năm 2009, Việt Nam đã mua 40 quả đạn 3M-54E để trang bị cho các tàu ngầm Kilo. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đạn tên lửa chống tàu 3M-54E1 dài 6,2m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 1,78 tấn. So với 3M54E, 3M54E1 tăng tầm lên 300km, mang đầu đạn nặng 400kg nhưng tốc độ bay chỉ đạt Mach 0,8. Tính toán trên lý thuyết thì có khả năng vô hiệu hóa (làm bị thương) hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E dài 6,2m, lắp đầu nổ nặng 450kg, tầm bắn 300km, tốc độ cận âm Mach 0,8. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đạn tên lửa hành trình chống tàu ngầm 91RE1 dài 7,65m, lắp đầu nổ nặng 76kg, tầm bắn xa đến 50km.Nguồn ảnh: Wikipedia
Ảnh tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr (phiên bản nội địa Klub-S xuất khẩu cho Việt Nam). Ảnh: Russiadefence
Ngoài vũ khí tấn công đáng sợ, tàu ngầm Kilo cũng sở hữu khả năng “đặc biệt” khác khiến giới quân sự phương Tây phải đặt biệt danh cho nó là “hố đen”. Đó là do nó được trang bị vỏ đặc biệt, hệ thống chân vịt tối ưu sản sinh rất ít tiếng ồn khi hoạt động. Việc ít tiếng ồn, đồng nghĩa với việc Kilo sẽ rất khó bị sonar (radar tàu ngầm) phát hiện và tấn công. Ảnh: Chân vịt tàu ngầm Kilo 636 của Nga. Nguồn ảnh: TASS