Theo báo chí Nga, do thất bại trong các hoạt động quân sự nhằm chống lại quân đội Syria, các tay súng đối lập ở Syria đã phải tiến hành một cuộc chiến thông tin.Được biết khoảng một ngày trước, phiến quân thánh chiến đã cho đăng tải một số bức ảnh được chú thích là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Syria đã bị phá hủy.Những tay súng phiến quân và cộng đồng cư dân mạng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã làm điều này, tuy nhiên các ý kiến tường thuật lại không rõ ràng.Nếu phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng tổ hợp S-300 đã bị phá hủy bởi một máy bay chiến đấu F-16, thì phiến quân lại khẳng định là chiếc công của một máy bay không người lái.Điều này cho thấy ngay từ dữ liệu đầu vào đã không có sự thống nhất, bởi vậy thông tin của phiến quân đối lập đưa ra đã ngay lập tức nhận được các ý kiến nghi ngờ.Trong bức ảnh được phiến quân công bố, có thể nhận thấy bệ phóng của hệ thống phòng không do Nga sản xuất thực sự bị phá hủy, tuy nhiên trên thực tế bức ảnh lại không liên quan gì đến Syria.Rất nhanh sự việc đã được làm sáng tỏ, bức ảnh đã được chụp lại vào năm 2016, và bệ phóng S-300 bị phá hủy do một vụ phóng tên lửa thất bại tại một trong các trường bắn trên lãnh thổ Nga.Cần phải làm rõ rằng điều này khác xa với những tuyên bố giả mạo đầu tiên của các phiến quân về thất bại của quân đội chính phủ Syria cũng như quân đội Nga.Đặc biệt, những kẻ khủng bố trước đó đã công bố một bức ảnh được cho là bắn hạ một máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, khiến chiếc phi rơi xuống biển Địa Trung Hải.Trong khi đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng tỏ ra không hề kém cạnh khi công bố các đoạn video giả mạo về chiến công phá hủy xe tăng và hệ thống phòng không của Syria.Theo nhận định của các chuyên gia và những nhà phân tích tình hình quân sự quốc tế, việc tung tin giả mạo nhằm phô trương thanh thế và làm ảnh hưởng tới đối phương là chiến thuật thường được sử dụng.Tuy nhiên vào thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì những "chiến công" giả mạo như trên sẽ rất dễ bị phát hiện và gây ra tác dụng ngược lại.Phía Nga cũng như Syria cho rằng đây là một thất bại nữa của Thổ Nhĩ Kỳ trên mặt trận truyền thông sau khi liên tiếp bị thiệt hại nặng tại chiến trường thực địa.Hiện tại Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lực lượng phiến quân đối lập vẫn chưa đưa ra bình luận gì trước việc thông tin giả của mình bị lật tẩy một cách quá dễ dàng.Nhưng ở chiều ngược lại, giới quan sát cũng cho rằng chưa chắc những chiến công của quân đội Syria đã là chính xác, khi phần lớn họ cũng chẳng đưa ra được bằng chứng nào ngoài những lời tuyên bố đơn phương.
Theo báo chí Nga, do thất bại trong các hoạt động quân sự nhằm chống lại quân đội Syria, các tay súng đối lập ở Syria đã phải tiến hành một cuộc chiến thông tin.
Được biết khoảng một ngày trước, phiến quân thánh chiến đã cho đăng tải một số bức ảnh được chú thích là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Syria đã bị phá hủy.
Những tay súng phiến quân và cộng đồng cư dân mạng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã làm điều này, tuy nhiên các ý kiến tường thuật lại không rõ ràng.
Nếu phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng tổ hợp S-300 đã bị phá hủy bởi một máy bay chiến đấu F-16, thì phiến quân lại khẳng định là chiếc công của một máy bay không người lái.
Điều này cho thấy ngay từ dữ liệu đầu vào đã không có sự thống nhất, bởi vậy thông tin của phiến quân đối lập đưa ra đã ngay lập tức nhận được các ý kiến nghi ngờ.
Trong bức ảnh được phiến quân công bố, có thể nhận thấy bệ phóng của hệ thống phòng không do Nga sản xuất thực sự bị phá hủy, tuy nhiên trên thực tế bức ảnh lại không liên quan gì đến Syria.
Rất nhanh sự việc đã được làm sáng tỏ, bức ảnh đã được chụp lại vào năm 2016, và bệ phóng S-300 bị phá hủy do một vụ phóng tên lửa thất bại tại một trong các trường bắn trên lãnh thổ Nga.
Cần phải làm rõ rằng điều này khác xa với những tuyên bố giả mạo đầu tiên của các phiến quân về thất bại của quân đội chính phủ Syria cũng như quân đội Nga.
Đặc biệt, những kẻ khủng bố trước đó đã công bố một bức ảnh được cho là bắn hạ một máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, khiến chiếc phi rơi xuống biển Địa Trung Hải.
Trong khi đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng tỏ ra không hề kém cạnh khi công bố các đoạn video giả mạo về chiến công phá hủy xe tăng và hệ thống phòng không của Syria.
Theo nhận định của các chuyên gia và những nhà phân tích tình hình quân sự quốc tế, việc tung tin giả mạo nhằm phô trương thanh thế và làm ảnh hưởng tới đối phương là chiến thuật thường được sử dụng.
Tuy nhiên vào thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì những "chiến công" giả mạo như trên sẽ rất dễ bị phát hiện và gây ra tác dụng ngược lại.
Phía Nga cũng như Syria cho rằng đây là một thất bại nữa của Thổ Nhĩ Kỳ trên mặt trận truyền thông sau khi liên tiếp bị thiệt hại nặng tại chiến trường thực địa.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lực lượng phiến quân đối lập vẫn chưa đưa ra bình luận gì trước việc thông tin giả của mình bị lật tẩy một cách quá dễ dàng.
Nhưng ở chiều ngược lại, giới quan sát cũng cho rằng chưa chắc những chiến công của quân đội Syria đã là chính xác, khi phần lớn họ cũng chẳng đưa ra được bằng chứng nào ngoài những lời tuyên bố đơn phương.