Ngày 1/5/1960, một chiếc máy bay trinh sát chiến lược tầm cao U-2 của Mỹ, xâm phạm bầu trời Liên Xô và bị bắn rơi, gây chấn động toàn thế giới. Phi công Francis Gary Powers nhảy dù và bị bắt sống, Liên Xô đã kết án Powers 10 năm tù về tội làm gián điệp. Ảnh: Phi công Francis Gary Powers - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên đã có hàng loạt tin đồn về việc máy bay bị bắn rơi, trong đó nổi tiếng nhất là việc máy bay bị mật vụ Liên Xô cài đặt lại bảng điều khiển, khiến độ cao máy bay không đạt 20.000 mét, nhưng bảng điều khiển cho thấy nó vẫn đạt độ cao 20.000 mét và cuối cùng bị tên lửa phòng không S-75 của Liên Xô bắn hạ. Ảnh: Máy bay U-2 do Powers điều khiển bị rơi - Nguồn: Wikipedia.Trên thực tế, một màn che giấu khổng lồ đã được dựng đằng sau chuyện này; tuy nhiên, vào ngày 1/11/1996, những người trong cuộc của vụ việc này cuối cùng đã phá vỡ sự im lặng kéo dài suốt 36 năm. Ảnh: Xác chiếc máy bay U-2 bị rơi trên lãnh thổ Liên Xô ngày 1/5/1960 - Nguồn: Wikipedia.Máy bay trinh sát U-2 là loại máy bay trinh sát chiến lược tầm cao, một chỗ ngồi, một động cơ của Không quân Mỹ; nó có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết, ngày, đêm và ở độ cao đến 21.336 mét. U-2 bí mật hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/1955 và bắt đầu trang bị cho Không quân Mỹ vào năm 1956. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.Vào cuối thập niên 1950, các loại vũ khí phòng không của Liên Xô không thể bắn hạ được U-2 do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là máy bay đánh chặn chủ lực MiG của Liên Xô không thể đạt độ cao 20.000 mét; độ cao mà U-2 được phép bay. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.Do chủ quan, Mỹ tin tưởng với máy bay U-2, nên họ tự do ra vào trinh sát sâu trong không phận Liên Xô, khiến lãnh đạo Liên Xô khó chịu và ra lệnh cho lực lượng phòng không, không quân quyết tâm bắn hạ U-2. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.Ngày 1/5/1960, máy bay trinh sát U-2 một lần nữa được lệnh tiến hành trinh sát quân sự sâu trong lãnh thổ Liên Xô. Bốn giờ sau khi cất cánh, thân máy bay U-2 bị va đập mạnh, phi công tưởng máy bay bị trúng đạn, nên nhảy dù thoát thân, chiếc U-2 rơi tại chỗ. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.Và ngay chiều hôm đó, báo chí Liên Xô khẩn trương đưa tin: “Tên lửa đất đối không của Liên Xô đã bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ, phi công CIA Powers bị bắt sống”. Tuy nhiên chiếc U-2 trên có thực sự là công của tên lửa phòng không bắn rơi hay là nguyên nhân khác? Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.Về sau, thuyết âm mưu cũng lưu truyền nguồn tin cho rằng, thời điểm đó là do đặc vụ Liên Xô bí mật đột nhập vào chiếc U-2 và điều chỉnh lại bảng điều khiển, khiến độ cao của chuyến bay không đạt 20.000 mét, nhưng bảng điều khiển cho thấy độ cao đã đạt độ cao 20.000 mét, nên mới tạo cơ hội cho tên lửa S-75 bắn hạ. Ảnh: Buồng lái chiếc U-2. Nguồn: Wikipedia.Ngày 1/11/1996, cựu phi công Liên Xô Menchukoff kể lại bí mật, đã được giữ kín 36 năm. Vào lúc 10h40 ngày 1/5/1960, Menchukov được lệnh điều khiển chiếc tiêm kích đánh chặn Su-9 lập tức cất cánh, cùng xuất kích với ông là Đại úy Chuliuqi lái chiếc tiêm kích MiG-19. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-9 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Theo mệnh lệnh của chỉ huy, Menchukov và Chuliuqi cùng nhau phối hợp đánh chặn chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ xâm nhập. Trên thực tế, cả Su-9 và MiG-19 đều không thể đạt tới độ cao của máy bay do thám U-2. Hơn nữa, Su-9 lúc đó không được trang bị tên lửa tấn công đường không, do vậy hầu hết các hoạt động đánh chặn này đều thất bại. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-9 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Lúc 10h50, Menchukov phát hiện chiếc máy bay do thám U-2 đang bay ở độ cao lớn trên vùng trời Tây Nam vùng Sverdlovsk, ông xác định nhanh khó có thể tấn công chiếc U-2 ở độ cao như vậy; tuy nhiên may mắn đã xảy ra, chiếc Su-9 được đẩy lên độ cao bằng chiếc U-2, nhưng có tốc độ nhanh hơn. Ảnh: Chiếc U-2 của Mỹ bị rơi trên vùng trời Liên Xô - Nguồn: TopwarMenchukov đã tận dụng cơ hội nhất thời này, đâm thẳng vào U-2. Kết quả là cánh của U-2 bị gãy ngay tại chỗ và máy bay của Menchukov cũng bị ảnh hưởng một chút thương tích. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-9 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Gần như cùng lúc, lực lượng tên lửa đất đối không cũng mở cuộc tấn công vào U-2. Đáng tiếc, những tên lửa này không chỉ bắn trượt U-2 mà còn bắn rơi chiếc tiêm kích MiG-19 do phi công Chuliuqi bay sau, làm chiếc MiG-19 rơi tại chỗ, phi công thiệt mạng. Ảnh: Bảo tàng trưng bày chiếc U-2 bị bắn rơi - Nguồn: TopwarChiếc U-2 rõ ràng đã bị Su-9 va chạm khiến nó rơi; tuy nhiên, để lấy lòng nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev, người luôn mê tên lửa, Lãnh đạo Quân chủng Phòng không Liên Xô, đã cố tình giấu nhẹm chuyện U-2 bị va chạm với chiếc Su-9 nên bị rơi. Khrushchev thậm chí còn không biết rằng mình đã bị lừa cho đến khi chết. Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN
Ngày 1/5/1960, một chiếc máy bay trinh sát chiến lược tầm cao U-2 của Mỹ, xâm phạm bầu trời Liên Xô và bị bắn rơi, gây chấn động toàn thế giới. Phi công Francis Gary Powers nhảy dù và bị bắt sống, Liên Xô đã kết án Powers 10 năm tù về tội làm gián điệp. Ảnh: Phi công Francis Gary Powers - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên đã có hàng loạt tin đồn về việc máy bay bị bắn rơi, trong đó nổi tiếng nhất là việc máy bay bị mật vụ Liên Xô cài đặt lại bảng điều khiển, khiến độ cao máy bay không đạt 20.000 mét, nhưng bảng điều khiển cho thấy nó vẫn đạt độ cao 20.000 mét và cuối cùng bị tên lửa phòng không S-75 của Liên Xô bắn hạ. Ảnh: Máy bay U-2 do Powers điều khiển bị rơi - Nguồn: Wikipedia.
Trên thực tế, một màn che giấu khổng lồ đã được dựng đằng sau chuyện này; tuy nhiên, vào ngày 1/11/1996, những người trong cuộc của vụ việc này cuối cùng đã phá vỡ sự im lặng kéo dài suốt 36 năm. Ảnh: Xác chiếc máy bay U-2 bị rơi trên lãnh thổ Liên Xô ngày 1/5/1960 - Nguồn: Wikipedia.
Máy bay trinh sát U-2 là loại máy bay trinh sát chiến lược tầm cao, một chỗ ngồi, một động cơ của Không quân Mỹ; nó có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết, ngày, đêm và ở độ cao đến 21.336 mét. U-2 bí mật hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/1955 và bắt đầu trang bị cho Không quân Mỹ vào năm 1956. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.
Vào cuối thập niên 1950, các loại vũ khí phòng không của Liên Xô không thể bắn hạ được U-2 do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là máy bay đánh chặn chủ lực MiG của Liên Xô không thể đạt độ cao 20.000 mét; độ cao mà U-2 được phép bay. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.
Do chủ quan, Mỹ tin tưởng với máy bay U-2, nên họ tự do ra vào trinh sát sâu trong không phận Liên Xô, khiến lãnh đạo Liên Xô khó chịu và ra lệnh cho lực lượng phòng không, không quân quyết tâm bắn hạ U-2. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.
Ngày 1/5/1960, máy bay trinh sát U-2 một lần nữa được lệnh tiến hành trinh sát quân sự sâu trong lãnh thổ Liên Xô. Bốn giờ sau khi cất cánh, thân máy bay U-2 bị va đập mạnh, phi công tưởng máy bay bị trúng đạn, nên nhảy dù thoát thân, chiếc U-2 rơi tại chỗ. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.
Và ngay chiều hôm đó, báo chí Liên Xô khẩn trương đưa tin: “Tên lửa đất đối không của Liên Xô đã bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ, phi công CIA Powers bị bắt sống”. Tuy nhiên chiếc U-2 trên có thực sự là công của tên lửa phòng không bắn rơi hay là nguyên nhân khác? Ảnh: Máy bay trinh sát U-2. Nguồn: Wikipedia.
Về sau, thuyết âm mưu cũng lưu truyền nguồn tin cho rằng, thời điểm đó là do đặc vụ Liên Xô bí mật đột nhập vào chiếc U-2 và điều chỉnh lại bảng điều khiển, khiến độ cao của chuyến bay không đạt 20.000 mét, nhưng bảng điều khiển cho thấy độ cao đã đạt độ cao 20.000 mét, nên mới tạo cơ hội cho tên lửa S-75 bắn hạ. Ảnh: Buồng lái chiếc U-2. Nguồn: Wikipedia.
Ngày 1/11/1996, cựu phi công Liên Xô Menchukoff kể lại bí mật, đã được giữ kín 36 năm. Vào lúc 10h40 ngày 1/5/1960, Menchukov được lệnh điều khiển chiếc tiêm kích đánh chặn Su-9 lập tức cất cánh, cùng xuất kích với ông là Đại úy Chuliuqi lái chiếc tiêm kích MiG-19. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-9 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Theo mệnh lệnh của chỉ huy, Menchukov và Chuliuqi cùng nhau phối hợp đánh chặn chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ xâm nhập. Trên thực tế, cả Su-9 và MiG-19 đều không thể đạt tới độ cao của máy bay do thám U-2. Hơn nữa, Su-9 lúc đó không được trang bị tên lửa tấn công đường không, do vậy hầu hết các hoạt động đánh chặn này đều thất bại. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-9 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Lúc 10h50, Menchukov phát hiện chiếc máy bay do thám U-2 đang bay ở độ cao lớn trên vùng trời Tây Nam vùng Sverdlovsk, ông xác định nhanh khó có thể tấn công chiếc U-2 ở độ cao như vậy; tuy nhiên may mắn đã xảy ra, chiếc Su-9 được đẩy lên độ cao bằng chiếc U-2, nhưng có tốc độ nhanh hơn. Ảnh: Chiếc U-2 của Mỹ bị rơi trên vùng trời Liên Xô - Nguồn: Topwar
Menchukov đã tận dụng cơ hội nhất thời này, đâm thẳng vào U-2. Kết quả là cánh của U-2 bị gãy ngay tại chỗ và máy bay của Menchukov cũng bị ảnh hưởng một chút thương tích. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-9 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Gần như cùng lúc, lực lượng tên lửa đất đối không cũng mở cuộc tấn công vào U-2. Đáng tiếc, những tên lửa này không chỉ bắn trượt U-2 mà còn bắn rơi chiếc tiêm kích MiG-19 do phi công Chuliuqi bay sau, làm chiếc MiG-19 rơi tại chỗ, phi công thiệt mạng. Ảnh: Bảo tàng trưng bày chiếc U-2 bị bắn rơi - Nguồn: Topwar
Chiếc U-2 rõ ràng đã bị Su-9 va chạm khiến nó rơi; tuy nhiên, để lấy lòng nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev, người luôn mê tên lửa, Lãnh đạo Quân chủng Phòng không Liên Xô, đã cố tình giấu nhẹm chuyện U-2 bị va chạm với chiếc Su-9 nên bị rơi. Khrushchev thậm chí còn không biết rằng mình đã bị lừa cho đến khi chết.
Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN