Là đơn vị có trách nhiệm tuần tra, bảo vệ Quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, Vùng 4 Hải quân có thể đã được Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân quan tâm, đầu tư hiện đại vượt bậc nhằm đảm bảo cho ta có đủ tiềm lực, sức mạnh giữ gìn toàn vẹn lãnh hải đất nước. Bên cạnh những ưu ái, đây cũng là trọng trách vô cùng cao cả và nặng nề của cán bộ chiến sĩ lực lượng. Nhìn từ Vùng 4, ta có thể thấy được bước phát triển vượt bậc của Hải quân ta sau gần 20 năm qua.Sau chiến dịch CQ-88, Hải quân Việt Nam đã nhận thấy rằng mình thiếu tàu tên lửa mạnh mẽ có thể tác chiến ở quần đảo Trường Sa, trong khi các tàu tên lửa tấn công nhanh Osa II (đề án 205) ta có trước đó không đủ sức vươn tới khu vực này. Năm 1996, Việt Nam đã chính thức tiếp nhận các tàu tên lửa tấn công nhanh 1241RE có lượng giãn nước hơn 400 tấn, trang bị 4 tên lửa chống hạm P-20M tầm bắn 80km. Sang đến những năm 2000, Hải quân ta đã nhận đủ 4 chiếc loại này và biên chế về cho Lữ đoàn 162 đóng tại cảng Vùng 4 Hải quân.
Ảnh: Tàu tên lửa tấn công nhanh 1241RE của Hải quân Việt Nam.Ngoài ra, tại thời điểm đó, Việt Nam đã tự đóng mới trong nước các tàu vận tải cỡ lớn lớp Trường Sa. Tàu được thiết kế từ đầu những năm 1990, có tải trọng lớn, chuyên dùng để tiếp tế hàng hóa, lương thực, thực phẩm, vật tư, hậu cần cho các đảo ở Trường Sa và nhà dàn DK-1 đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn ngư dân trên biển trong trường hợp đặc biệt. Lớp Trường Sa có lượng giãn nước đầy tải khoảng 2000 tấn, được đóng với số lượng khoảng 20 chiếc. Các tàu này cũng được biên chế cho Vùng 4 Hải quân.
Ảnh: Tàu Trường Sa tiếp tế hàng hóa cho đảo tiền tiêu.Đầu thập niên 2010, Việt Nam chính thức tiếp nhận các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. HQ-011 Đinh Tiên Hoàng chính là chiếc đầu tiên của lớp này đi vào phục vụ trong Hải quân ta, được phía Nga chuyển giao vào năm 2011. Tàu có lượng giãn nước đầy tải khoảng 2000 tấn, trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35 với tầm bắn lên tới 130km, là loại vũ khí chống tàu mặt nước mạnh mẽ nhất của ta thời điểm bấy giờ. Ngoài ra, tàu còn có một pháo hạm AK-176M cỡ 76mm, một hệ thống CIWS Palma-SU phòng không tầm gần và hai pháo cao tốc AK-630 6 nòng cỡ 30mm cùng một sàn đáp có thể tiếp nhận trực thăng săn ngầm Ka-28.Cùng với đó, sau năm 2000 ta cũng tiếp nhận một số tàu pháo lớp Svetlyak . Đây là các tàu pháo hiện đại lần đầu tiên được Việt Nam nhập khẩu từ Nga với hợp đồng ký kết cuối những năm 1990. Tàu nhiệm vụ tuần tra lãnh hải nước ta, hộ tống, yểm trợ đội tàu đổ bộ, bảo vệ căn cứ trước các cuộc tấn công của đối phương. Sau năm 2012, Việt Nam đã nhận đủ 4 chiếc loại này, do ta đã có thể tự đóng loại tàu pháo TT-400TP có tính năng tương đương thậm chí vượt trội Svetlyak nên ta đã không nhập khẩu thêm chiếc nào.
Ảnh: Tàu pháo Svetlyak của Hải quân Việt Nam.Các tàu Svetlyak cặp đầu tiên ban đầu được biên chế về cho Lữ đoàn 162 Vùng 4 Hải quân để phối hợp tác chiến cùng biên đội tàu tên lửa. Tuy nhiên sau đó, do đã có sự bổ sung từ số lượng lớn các tàu tên lửa mới, cặp tàu pháo Svetlyak đã được thuyên chuyển về cho Vùng 1 Hải quân tiếp nhận và huấn luyện, chiến đấu.
Ảnh: Tàu Svetlyak tác chiến cùng biên đội tàu tên lửa lúc còn trong biên chế Lữ đoàn 162.Và hiện nay, sau 20 năm Lữ đoàn 162 được quan tâm đầu tư, với những vốn liếng phải nói là đáng gờm. Đơn vị đã đưa vào trang bị, biên chế tổng cộng 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, 2 tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya, tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500 bên cạnh 4 tàu tên lửa 1241RE có sẵn trước đó. Có thể nói rằng, Lữ đoàn 162 chính là nắm đấm thép chủ lực trên biển của Hải quân Việt Nam hiện nay, là đơn vị sở hữu đội tàu mặt nước mạnh mẽ nhất và thuộc Top trong khu vực.
Ảnh: Biên đội tàu của Lữ đoàn 162 huấn luyện tác chiến trên biển.Hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mang số hiệu 011 và 012 thuộc cặp đầu tiên đã được bàn giao đầy đủ từ năm 2013, sau đó Hải quân ta tiếp tục đặt mua cặp Gepard 3.9 thứ hai mang số hiệu 015 và 016 cũng đã được bàn giao đầy đủ từ năm 2018. Hai tàu cặp sau bên cạnh việc sở hữu những sức mạnh vượt bậc như hai tàu đầu tiên đã được nâng cấp thêm để có thể mang sonar và ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm chuyên biệt cho nhiệm vụ săn ngầm.
Ảnh: Biên đội 4 tàu Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam đậu tại Quân cảng Vùng 4.Tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya là phiên bản nâng cấp của tàu 1241RE, với việc thay thế 2x4 tên lửa P-20M bằng 4 bệ phóng KT-184 với 16 tên lửa chống hạm Kh-35 hiện đại. Tàu có lượng giãn nước hơn 400 tấn, có khả năng tác chiến hiệp đồng biên đội hoặc độc lập tác chiến với vũ khí vô cùng mạnh mẽ, có thể nói là tàu mặt nước có năng lực chống hạm khủng nhất Hải quân Việt Nam hiện nay. Ngoài 2 tàu tại Lữ đoàn 162, Việt Nam cũng đang có 6 tàu 12418 Molniya khác biên chế cho Vùng 2 Hải quân.
Ảnh: Tàu 12418 Molniya của Vùng 4 Hải quân trong một lễ duyệt binh.Tàu BPS-500 là tàu tên lửa tấn công nhanh do Việt Nam tự đóng mới trong nước với sự giúp đỡ của bạn Nga. Tàu có thiết kế góc cạnh tàng hình hiện đại, trang bị 2 bệ phóng KT-184 có thể chứa 8 tên lửa chống hạm Kh-35, đồng thời sử dụng hệ thống Pump-Jet thay cho thiết kế chân vịt truyền thống, giúp tàu có thể cơ động, di chuyển tốt trong những khu vực nước nông tại quần đảo Trường Sa.
Ảnh: Tàu tên lửa BPS-500 bên cạnh tàu Gepard 3.9 của Lữ đoàn 162.Như vậy, trong suốt 20 năm qua, Lữ đoàn 162 với căn cứ đặt tại quân cảng Vùng 4 Hải quân - Cam Ranh đã được cấp trên quan tâm, đầu tư đồng bộ, hiện đại, xứng đáng là Lữ đoàn tàu mặt nước mạnh mẽ hàng đầu của Hải quân Việt Nam hiện nay, đủ sức để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ khó khăn nhất.
Ảnh: Đội hình tàu mặt nước của Lữ đoàn 162 thực hành công kích mục tiêu trên biển với đầy đủ đội hình gồm tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu tên lửa 12418 Molniya, tàu tên lửa BPS-500, tàu tên lửa 1241RE. Video Xây dựng "Chi bộ Tàu 4 tốt" ở Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân - Nguồn: QPVN
Là đơn vị có trách nhiệm tuần tra, bảo vệ Quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, Vùng 4 Hải quân có thể đã được Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân quan tâm, đầu tư hiện đại vượt bậc nhằm đảm bảo cho ta có đủ tiềm lực, sức mạnh giữ gìn toàn vẹn lãnh hải đất nước. Bên cạnh những ưu ái, đây cũng là trọng trách vô cùng cao cả và nặng nề của cán bộ chiến sĩ lực lượng. Nhìn từ Vùng 4, ta có thể thấy được bước phát triển vượt bậc của Hải quân ta sau gần 20 năm qua.
Sau chiến dịch CQ-88, Hải quân Việt Nam đã nhận thấy rằng mình thiếu tàu tên lửa mạnh mẽ có thể tác chiến ở quần đảo Trường Sa, trong khi các tàu tên lửa tấn công nhanh Osa II (đề án 205) ta có trước đó không đủ sức vươn tới khu vực này. Năm 1996, Việt Nam đã chính thức tiếp nhận các tàu tên lửa tấn công nhanh 1241RE có lượng giãn nước hơn 400 tấn, trang bị 4 tên lửa chống hạm P-20M tầm bắn 80km. Sang đến những năm 2000, Hải quân ta đã nhận đủ 4 chiếc loại này và biên chế về cho Lữ đoàn 162 đóng tại cảng Vùng 4 Hải quân.
Ảnh: Tàu tên lửa tấn công nhanh 1241RE của Hải quân Việt Nam.
Ngoài ra, tại thời điểm đó, Việt Nam đã tự đóng mới trong nước các tàu vận tải cỡ lớn lớp Trường Sa. Tàu được thiết kế từ đầu những năm 1990, có tải trọng lớn, chuyên dùng để tiếp tế hàng hóa, lương thực, thực phẩm, vật tư, hậu cần cho các đảo ở Trường Sa và nhà dàn DK-1 đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn ngư dân trên biển trong trường hợp đặc biệt. Lớp Trường Sa có lượng giãn nước đầy tải khoảng 2000 tấn, được đóng với số lượng khoảng 20 chiếc. Các tàu này cũng được biên chế cho Vùng 4 Hải quân.
Ảnh: Tàu Trường Sa tiếp tế hàng hóa cho đảo tiền tiêu.
Đầu thập niên 2010, Việt Nam chính thức tiếp nhận các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. HQ-011 Đinh Tiên Hoàng chính là chiếc đầu tiên của lớp này đi vào phục vụ trong Hải quân ta, được phía Nga chuyển giao vào năm 2011. Tàu có lượng giãn nước đầy tải khoảng 2000 tấn, trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35 với tầm bắn lên tới 130km, là loại vũ khí chống tàu mặt nước mạnh mẽ nhất của ta thời điểm bấy giờ. Ngoài ra, tàu còn có một pháo hạm AK-176M cỡ 76mm, một hệ thống CIWS Palma-SU phòng không tầm gần và hai pháo cao tốc AK-630 6 nòng cỡ 30mm cùng một sàn đáp có thể tiếp nhận trực thăng săn ngầm Ka-28.
Cùng với đó, sau năm 2000 ta cũng tiếp nhận một số tàu pháo lớp Svetlyak . Đây là các tàu pháo hiện đại lần đầu tiên được Việt Nam nhập khẩu từ Nga với hợp đồng ký kết cuối những năm 1990. Tàu nhiệm vụ tuần tra lãnh hải nước ta, hộ tống, yểm trợ đội tàu đổ bộ, bảo vệ căn cứ trước các cuộc tấn công của đối phương. Sau năm 2012, Việt Nam đã nhận đủ 4 chiếc loại này, do ta đã có thể tự đóng loại tàu pháo TT-400TP có tính năng tương đương thậm chí vượt trội Svetlyak nên ta đã không nhập khẩu thêm chiếc nào.
Ảnh: Tàu pháo Svetlyak của Hải quân Việt Nam.
Các tàu Svetlyak cặp đầu tiên ban đầu được biên chế về cho Lữ đoàn 162 Vùng 4 Hải quân để phối hợp tác chiến cùng biên đội tàu tên lửa. Tuy nhiên sau đó, do đã có sự bổ sung từ số lượng lớn các tàu tên lửa mới, cặp tàu pháo Svetlyak đã được thuyên chuyển về cho Vùng 1 Hải quân tiếp nhận và huấn luyện, chiến đấu.
Ảnh: Tàu Svetlyak tác chiến cùng biên đội tàu tên lửa lúc còn trong biên chế Lữ đoàn 162.
Và hiện nay, sau 20 năm Lữ đoàn 162 được quan tâm đầu tư, với những vốn liếng phải nói là đáng gờm. Đơn vị đã đưa vào trang bị, biên chế tổng cộng 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, 2 tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya, tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500 bên cạnh 4 tàu tên lửa 1241RE có sẵn trước đó. Có thể nói rằng, Lữ đoàn 162 chính là nắm đấm thép chủ lực trên biển của Hải quân Việt Nam hiện nay, là đơn vị sở hữu đội tàu mặt nước mạnh mẽ nhất và thuộc Top trong khu vực.
Ảnh: Biên đội tàu của Lữ đoàn 162 huấn luyện tác chiến trên biển.
Hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mang số hiệu 011 và 012 thuộc cặp đầu tiên đã được bàn giao đầy đủ từ năm 2013, sau đó Hải quân ta tiếp tục đặt mua cặp Gepard 3.9 thứ hai mang số hiệu 015 và 016 cũng đã được bàn giao đầy đủ từ năm 2018. Hai tàu cặp sau bên cạnh việc sở hữu những sức mạnh vượt bậc như hai tàu đầu tiên đã được nâng cấp thêm để có thể mang sonar và ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm chuyên biệt cho nhiệm vụ săn ngầm.
Ảnh: Biên đội 4 tàu Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam đậu tại Quân cảng Vùng 4.
Tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya là phiên bản nâng cấp của tàu 1241RE, với việc thay thế 2x4 tên lửa P-20M bằng 4 bệ phóng KT-184 với 16 tên lửa chống hạm Kh-35 hiện đại. Tàu có lượng giãn nước hơn 400 tấn, có khả năng tác chiến hiệp đồng biên đội hoặc độc lập tác chiến với vũ khí vô cùng mạnh mẽ, có thể nói là tàu mặt nước có năng lực chống hạm khủng nhất Hải quân Việt Nam hiện nay. Ngoài 2 tàu tại Lữ đoàn 162, Việt Nam cũng đang có 6 tàu 12418 Molniya khác biên chế cho Vùng 2 Hải quân.
Ảnh: Tàu 12418 Molniya của Vùng 4 Hải quân trong một lễ duyệt binh.
Tàu BPS-500 là tàu tên lửa tấn công nhanh do Việt Nam tự đóng mới trong nước với sự giúp đỡ của bạn Nga. Tàu có thiết kế góc cạnh tàng hình hiện đại, trang bị 2 bệ phóng KT-184 có thể chứa 8 tên lửa chống hạm Kh-35, đồng thời sử dụng hệ thống Pump-Jet thay cho thiết kế chân vịt truyền thống, giúp tàu có thể cơ động, di chuyển tốt trong những khu vực nước nông tại quần đảo Trường Sa.
Ảnh: Tàu tên lửa BPS-500 bên cạnh tàu Gepard 3.9 của Lữ đoàn 162.
Như vậy, trong suốt 20 năm qua, Lữ đoàn 162 với căn cứ đặt tại quân cảng Vùng 4 Hải quân - Cam Ranh đã được cấp trên quan tâm, đầu tư đồng bộ, hiện đại, xứng đáng là Lữ đoàn tàu mặt nước mạnh mẽ hàng đầu của Hải quân Việt Nam hiện nay, đủ sức để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ khó khăn nhất.
Ảnh: Đội hình tàu mặt nước của Lữ đoàn 162 thực hành công kích mục tiêu trên biển với đầy đủ đội hình gồm tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu tên lửa 12418 Molniya, tàu tên lửa BPS-500, tàu tên lửa 1241RE.
Video Xây dựng "Chi bộ Tàu 4 tốt" ở Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân - Nguồn: QPVN