Trên bầu trời Ukraine, một trận chiến vô hình đang diễn ra. Xung đột Nga-Ukraine không chỉ giới hạn trên mặt đất mà còn kéo dài đến độ cao 10.000 mét.Mới đây, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo đã bắn rơi 13 máy bay Nga chỉ trong 13 ngày, trong đó có 10 máy bay tiêm kích bom Su-34, gây áp lực rất lớn cho Không quân Nga. Tin tức này không chỉ bộc lộ sự tàn khốc của chiến trường, mà còn phản ánh tầm quan trọng của sức mạnh không quân trong chiến tranh hiện đại.Lực lượng phòng không Ukraine đã hoàn thành tốt vài trò của mình trong cuộc xung đột này và bắn hạ thành công một số máy bay quân sự Nga. Đây không chỉ là lời khẳng định sức mạnh quân sự của Ukraine, mà còn là đòn giáng nặng nề vào Không quân Nga. Theo "Newsweek", việc trở thành phi công lái máy bay quân sự Nga dường như đã trở thành công việc “tồi tệ nhất thế giới”, đủ cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay mà lực lượng Không quân Nga đang phải đối mặt.Trong trận không chiến này, tiêm kíchn ém bom Su-34 của Nga đã trở thành mục tiêu chính của Ukraine. Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo đã tiêu diệt 35 chiếc Su-34; nếu thông tin này là sự thật, thì phi đội Su-34 của Không quân Nga sẽ bị giảm đáng kể.Nếu đúng như thông tin phía Ukraine thông báo với số lượng máy bay bị bắn hạ lớn như vậy, thì số phi công chiến đấu của Nga cũng sẽ bị thiếu hụt và việc yêu cầu xuất kích lớn, thì số lượng Su-34 thực tế có khả năng thực hiện nhiệm vụ có thể còn thấp hơn.Tiêm kích bom Su-34 đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng Không quân Nga, đặc biệt là khi hỗ trợ các cuộc tấn công mặt đất bằng bom lượn có điều khiển, đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống phòng thủ của Ukraine.Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều Su-34 bị bắn hạ (do Ukraine công bố), thì tần suất sử dụng không quân của Nga lại càng tăng cao. Hiện các cuộc tiến công của bộ binh Nga không chỉ được hỗ trợ bởi hỏa lực của pháo binh, mà không quân chiến thuật Nga cũng tích cực thả hàng trăm quả bom nổ mạnh một ngày, xuống các vị trí công sự kiên cố của quân Ukraine.Theo các binh lính Ukraine chiến đấu tại chiến trường, khi trả lời phỏng vấn của hãng tin CNN cho biết, bom lượn có điều khiển của Nga đã thả chính xác xuống các vị trí của họ và khi những quả bom lượn này bay đến, họ rất ít có cơ hội sống sót.Theo các chỉ huy chiến trường của Ukraine, trong những ngày qua, Không quân Nga đang ồ ạt thả bom lượn có điều khiển vào các vị trí của họ. Theo một số ước tính, trong một ngày, Không quân Nga có thể thả tới 150 quả bom các cỡ xuống các vị trí của quân Ukraine.Còn nếu như theo thông tin của Ukraine, với tần suất bắn hạ chiến đấu cơ Su-34 của Nga như vậy, thì khả năng tấn công của Nga ở chiến trường Ukraine chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này không chỉ làm suy yếu lợi thế chiến trường của Nga mà còn có thể ảnh hưởng đến diễn biến của toàn bộ tình hình chiến tranh.Nếu thành công của Ukraine trong việc bắn hạ máy bay Nga như họ tuyên bố, phản ánh sự cải thiện đáng kể về năng lực phòng không của nước này. Kể từ tháng 10/2022, Ukraine đã đạt được kết quả đáng chú ý, thể hiện trong việc “tuyên bố bắn hạ” nhiều máy bay Nga. Nếu đúng như vậy, điều này cho thấy Ukraine đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc xây dựng hệ thống phòng không, thu thập thông tin tình báo và ứng dụng chiến thuật. Đây chắc chắn là một thách thức rất lớn đối với Không quân Nga. Như vậy, Nga có thể cần phải đánh giá lại chiến lược tác chiến trên không của mình, trước khả năng phòng không ngày càng tăng của Ukraine. Trong tương lai, Nga có thể tăng cường tấn công vào các hệ thống phòng không của Ukraine nhằm làm suy yếu khả năng phòng không của nước này, nhằm đảm bảo hiệu quả chiến đấu của lực lượng Không quân Nga.Theo logic, nếu máy bay Nga bị bắn hạ, thì ngoài việc mất máy bay, Nga còn phải đối mặt với vấn đề tổn thất nặng nề về phi công. Như vậy, đây là một đòn giáng nặng nề đối với Không quân Nga.Việc đào tạo phi công cần có thời gian và nguồn lực, và khó có thể thay thế được những phi công có kinh nghiệm. Vì vậy, việc mất đi những phi công ưu tú, có thể làm giảm thêm hiệu quả chiến đấu của Không quân Nga.Để bù đắp lượng phi công bị mất, Nga có thể tăng cường đào tạo phi công và đưa phi công mới vào chiến trường trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Các phi công mới cần có thời gian để làm quen và nắm vững tính năng hoạt động cũng như ứng dụng chiến thuật của máy bay.Hơn nữa, môi trường chiến trường rất phức tạp và hay thay đổi, các phi công mới có thể gặp rủi ro lớn hơn. Vì vậy, Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nặng nề trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt phi công.Trong thời gian tới, cuộc cạnh tranh trên không giữa Ukraine và Nga có thể sẽ tiếp tục leo thang. Khi năng lực phòng không của Ukraine tiếp tục được cải thiện, thì Không quân Nga phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau; sự cạnh tranh trên không sẽ trở nên khốc liệt hơn.Ngoài ra, tình hình trên chiến trường trên bộ cũng có thể tác động quan trọng đến chiến trường trên không, khiến cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên phức tạp, dễ thay đổi và khó dự báo hơn.Trong cuộc chiến trên không này, ai cuối cùng có thể kiểm soát được không trung sẽ có tác động sâu sắc đến toàn bộ tình hình chiến tranh. Vì vậy, hai bên sẽ nỗ lực tăng cường xây dựng sức mạnh không quân, nhằm giành được lợi thế lớn hơn trên chiến trường (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Topwar).
Trên bầu trời Ukraine, một trận chiến vô hình đang diễn ra. Xung đột Nga-Ukraine không chỉ giới hạn trên mặt đất mà còn kéo dài đến độ cao 10.000 mét.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo đã bắn rơi 13 máy bay Nga chỉ trong 13 ngày, trong đó có 10 máy bay tiêm kích bom Su-34, gây áp lực rất lớn cho Không quân Nga. Tin tức này không chỉ bộc lộ sự tàn khốc của chiến trường, mà còn phản ánh tầm quan trọng của sức mạnh không quân trong chiến tranh hiện đại.
Lực lượng phòng không Ukraine đã hoàn thành tốt vài trò của mình trong cuộc xung đột này và bắn hạ thành công một số máy bay quân sự Nga. Đây không chỉ là lời khẳng định sức mạnh quân sự của Ukraine, mà còn là đòn giáng nặng nề vào Không quân Nga.
Theo "Newsweek", việc trở thành phi công lái máy bay quân sự Nga dường như đã trở thành công việc “tồi tệ nhất thế giới”, đủ cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay mà lực lượng Không quân Nga đang phải đối mặt.
Trong trận không chiến này, tiêm kíchn ém bom Su-34 của Nga đã trở thành mục tiêu chính của Ukraine. Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo đã tiêu diệt 35 chiếc Su-34; nếu thông tin này là sự thật, thì phi đội Su-34 của Không quân Nga sẽ bị giảm đáng kể.
Nếu đúng như thông tin phía Ukraine thông báo với số lượng máy bay bị bắn hạ lớn như vậy, thì số phi công chiến đấu của Nga cũng sẽ bị thiếu hụt và việc yêu cầu xuất kích lớn, thì số lượng Su-34 thực tế có khả năng thực hiện nhiệm vụ có thể còn thấp hơn.
Tiêm kích bom Su-34 đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng Không quân Nga, đặc biệt là khi hỗ trợ các cuộc tấn công mặt đất bằng bom lượn có điều khiển, đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống phòng thủ của Ukraine.
Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều Su-34 bị bắn hạ (do Ukraine công bố), thì tần suất sử dụng không quân của Nga lại càng tăng cao. Hiện các cuộc tiến công của bộ binh Nga không chỉ được hỗ trợ bởi hỏa lực của pháo binh, mà không quân chiến thuật Nga cũng tích cực thả hàng trăm quả bom nổ mạnh một ngày, xuống các vị trí công sự kiên cố của quân Ukraine.
Theo các binh lính Ukraine chiến đấu tại chiến trường, khi trả lời phỏng vấn của hãng tin CNN cho biết, bom lượn có điều khiển của Nga đã thả chính xác xuống các vị trí của họ và khi những quả bom lượn này bay đến, họ rất ít có cơ hội sống sót.
Theo các chỉ huy chiến trường của Ukraine, trong những ngày qua, Không quân Nga đang ồ ạt thả bom lượn có điều khiển vào các vị trí của họ. Theo một số ước tính, trong một ngày, Không quân Nga có thể thả tới 150 quả bom các cỡ xuống các vị trí của quân Ukraine.
Còn nếu như theo thông tin của Ukraine, với tần suất bắn hạ chiến đấu cơ Su-34 của Nga như vậy, thì khả năng tấn công của Nga ở chiến trường Ukraine chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này không chỉ làm suy yếu lợi thế chiến trường của Nga mà còn có thể ảnh hưởng đến diễn biến của toàn bộ tình hình chiến tranh.
Nếu thành công của Ukraine trong việc bắn hạ máy bay Nga như họ tuyên bố, phản ánh sự cải thiện đáng kể về năng lực phòng không của nước này. Kể từ tháng 10/2022, Ukraine đã đạt được kết quả đáng chú ý, thể hiện trong việc “tuyên bố bắn hạ” nhiều máy bay Nga.
Nếu đúng như vậy, điều này cho thấy Ukraine đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc xây dựng hệ thống phòng không, thu thập thông tin tình báo và ứng dụng chiến thuật. Đây chắc chắn là một thách thức rất lớn đối với Không quân Nga.
Như vậy, Nga có thể cần phải đánh giá lại chiến lược tác chiến trên không của mình, trước khả năng phòng không ngày càng tăng của Ukraine. Trong tương lai, Nga có thể tăng cường tấn công vào các hệ thống phòng không của Ukraine nhằm làm suy yếu khả năng phòng không của nước này, nhằm đảm bảo hiệu quả chiến đấu của lực lượng Không quân Nga.
Theo logic, nếu máy bay Nga bị bắn hạ, thì ngoài việc mất máy bay, Nga còn phải đối mặt với vấn đề tổn thất nặng nề về phi công. Như vậy, đây là một đòn giáng nặng nề đối với Không quân Nga.
Việc đào tạo phi công cần có thời gian và nguồn lực, và khó có thể thay thế được những phi công có kinh nghiệm. Vì vậy, việc mất đi những phi công ưu tú, có thể làm giảm thêm hiệu quả chiến đấu của Không quân Nga.
Để bù đắp lượng phi công bị mất, Nga có thể tăng cường đào tạo phi công và đưa phi công mới vào chiến trường trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Các phi công mới cần có thời gian để làm quen và nắm vững tính năng hoạt động cũng như ứng dụng chiến thuật của máy bay.
Hơn nữa, môi trường chiến trường rất phức tạp và hay thay đổi, các phi công mới có thể gặp rủi ro lớn hơn. Vì vậy, Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nặng nề trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt phi công.
Trong thời gian tới, cuộc cạnh tranh trên không giữa Ukraine và Nga có thể sẽ tiếp tục leo thang. Khi năng lực phòng không của Ukraine tiếp tục được cải thiện, thì Không quân Nga phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau; sự cạnh tranh trên không sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Ngoài ra, tình hình trên chiến trường trên bộ cũng có thể tác động quan trọng đến chiến trường trên không, khiến cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên phức tạp, dễ thay đổi và khó dự báo hơn.
Trong cuộc chiến trên không này, ai cuối cùng có thể kiểm soát được không trung sẽ có tác động sâu sắc đến toàn bộ tình hình chiến tranh. Vì vậy, hai bên sẽ nỗ lực tăng cường xây dựng sức mạnh không quân, nhằm giành được lợi thế lớn hơn trên chiến trường (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Topwar).