Theo Sputnik, màn trình diễn trên của cường kích Ukraine được một du khách quay lại cho thấy chiếc Su-25 lướt cách mặt biển chỉ khoảng vài m. Các chuyên gia Nga nhận định nhiều khả năng máy bay Ukraine cất cánh từ căn cứ không quân Kulbakino thuộc vùng Mykolaiv.Theo nhiều chuyên gia nhận định, đây là độ cao cực kỳ nguy hiểm vì chỉ một chút sai sót cũng sẽ khiến phi cơ xảy ra tai nạn và khi xảy ra tai nạn ở độ cao này, phi công sẽ không thể kịp giật dù thoát ra ngoài.Cường kích Su-25 hiện nay được coi là một trong hai cường kích cơ tốt nhất thế giới bên cạnh chiếc A-10 của Không quân Mỹ. Chiếc cường kích cơ này được Liên Xô thiết kế và bắt đầu được đưa vào sản xuất từ năm 1978.Giống với A-10, cường kích cơ Su-25 của Không quân Ukraine và Không quân Nga được bọc thép dày từ 10mm tới 25mm xung quanh buồng lái để bảo vệ phi công trước hỏa lực mặt đất mỗi khi nó bổ nhào.Mỗi chiếc cường kích cơ do Liên Xô sản xuất này có khả năng mang theo tối đa tới 4 tấn vũ khí các loại gồm bom hoặc rocket phóng loạt các loại.Giống với cường kích cơ A-10 của Mỹ, vũ khí quan trọng nhất của Su-25 thực chất lại là khẩu pháo 30mm có khả năng khai hỏa với tốc độ tối đa lên tới 2500 hoặc thậm chí là 3000 viên mỗi phút.Mặc dù vậy, cơ số đạn tối đa mà Su-25 mang được lại chỉ là 260 viên pháo 30mm được gắn ở dưới mũi máy bay.Do có trọng lượng tổng thể khá nhẹ, tốc độ tối đa khi bay của Su-25 có thể lên tới gần 1000 km/h, nhanh hơn nhiều đối thủ A-10 của mình ở phía Mỹ. Trọng lượng nhẹ cũng giúp Su-25 có khả năng cất - hạ cánh với đường băng có độ ngắn thấp hơn.Đây là loại cường kích cơ được Nga sử dụng nhiều nhất ở Syria, chỉ tính riêng trong vòng 6 tháng đầu tiên có mặt ở Syria, Su-25 đã thực hiện tổng cộng 1600 phi vụ công kích vào đối phương và thả hơn 6000 quả bom. Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ Su-25 bay sát ngọn dừa ở Ukraine.
Theo Sputnik, màn trình diễn trên của cường kích Ukraine được một du khách quay lại cho thấy chiếc Su-25 lướt cách mặt biển chỉ khoảng vài m. Các chuyên gia Nga nhận định nhiều khả năng máy bay Ukraine cất cánh từ căn cứ không quân Kulbakino thuộc vùng Mykolaiv.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, đây là độ cao cực kỳ nguy hiểm vì chỉ một chút sai sót cũng sẽ khiến phi cơ xảy ra tai nạn và khi xảy ra tai nạn ở độ cao này, phi công sẽ không thể kịp giật dù thoát ra ngoài.
Cường kích Su-25 hiện nay được coi là một trong hai cường kích cơ tốt nhất thế giới bên cạnh chiếc A-10 của Không quân Mỹ. Chiếc cường kích cơ này được Liên Xô thiết kế và bắt đầu được đưa vào sản xuất từ năm 1978.
Giống với A-10, cường kích cơ Su-25 của Không quân Ukraine và Không quân Nga được bọc thép dày từ 10mm tới 25mm xung quanh buồng lái để bảo vệ phi công trước hỏa lực mặt đất mỗi khi nó bổ nhào.
Mỗi chiếc cường kích cơ do Liên Xô sản xuất này có khả năng mang theo tối đa tới 4 tấn vũ khí các loại gồm bom hoặc rocket phóng loạt các loại.
Giống với cường kích cơ A-10 của Mỹ, vũ khí quan trọng nhất của Su-25 thực chất lại là khẩu pháo 30mm có khả năng khai hỏa với tốc độ tối đa lên tới 2500 hoặc thậm chí là 3000 viên mỗi phút.
Mặc dù vậy, cơ số đạn tối đa mà Su-25 mang được lại chỉ là 260 viên pháo 30mm được gắn ở dưới mũi máy bay.
Do có trọng lượng tổng thể khá nhẹ, tốc độ tối đa khi bay của Su-25 có thể lên tới gần 1000 km/h, nhanh hơn nhiều đối thủ A-10 của mình ở phía Mỹ. Trọng lượng nhẹ cũng giúp Su-25 có khả năng cất - hạ cánh với đường băng có độ ngắn thấp hơn.
Đây là loại cường kích cơ được Nga sử dụng nhiều nhất ở Syria, chỉ tính riêng trong vòng 6 tháng đầu tiên có mặt ở Syria, Su-25 đã thực hiện tổng cộng 1600 phi vụ công kích vào đối phương và thả hơn 6000 quả bom.
Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ Su-25 bay sát ngọn dừa ở Ukraine.