Trong thời kỳ tham chiến tại Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại trực thăng vận tải, trực thăng đa dụng hiện đại, để phục vụ cho nỗ lực bình định miền Nam Việt Nam.Thậm chí, quân đội Mỹ còn là tác giả của chiến thuật "trực thăng vận" - tận dụng tối đa khả năng của các loại trực thăng, nhằm tạo ưu thế trên chiến trường.Một trong những loại trực thăng hiện đại và lâu đời nhất của Mỹ, đã xuất hiện vào thời gian này đó là CH-47 Chinook. Đây cũng được coi là một trong những loại trực thăng hiếm hoi, được quân đội Mỹ tiếp tục sử dụng tới tận ngày nay.Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, trực thăng Chinook của Mỹ tỏ ra rất hiệu quả trong nhiệm vụ vận tải, do nó có tải trọng cao, loại trực thăng này có thể dễ dàng "cẩu" theo trực thăng UH-1 hoặc thậm chí vận tải được cả tiêm kích.Những chiếc CH-47 đầu tiên được Mỹ đưa tới Việt Nam từ năm 1965. Ban đầu, các trực thăng này không được trang bị hỏa lực, chỉ chuyên nhiệm vụ vận tải trên chiến trường.Tuy nhiên các kíp bay CH-47 của Mỹ đã dễ dàng nhận ra, họ cần bổ sung thêm hỏa lực súng máy cho chiếc trực thăng này. Gần như ngay lập tức, hai khẩu súng máy M60 hoặc M2, đã được thêm vào hai cửa hông và được sử dụng bởi hoa tiêu.Nhiệm vụ chính của CH-47 lúc này ở Chiến trường Việt Nam, đó là vận chuyển pháo tới trận địa. Do địa hình của nước ta rất khó khăn, bị chia cắt mạnh đặc biệt là trong mùa mưa, nên vận tải bằng đường không là hiệu quả nhất.Ngoài ra, loại trực thăng vận tải CH-47 này cũng được Mỹ sử dụng nhiều cho các nhiệm vụ hậu cần, khi nó có thể mang theo lượng hàng hóa lớn, tới các căn cứ quân sự nằm ở vùng hẻo lánh.Tuy nhiên CH-47 cũng gặp nhiều sự cố ở Việt Nam, đơn cử như việc loại trực thăng này không thể chạy hết công suất, do động cơ của chúng không chịu được không khí nóng ẩm ở nước ta. Theo tài liệu của quân đội Mỹ, động cơ của CH-47 sẽ chỉ được phép chạy tối đa 80% ở vùng đồng bằng Việt Nam, hoặc 70% khi bay lên núi.Phải tới năm 1968, các phiên bản cải tiến của CH-47 mới được Mỹ đưa sang Việt Nam, với hỏa lực súng máy được thiết kế đặt sẵn, kèm theo đó là động cơ uy lực hơn, chống ẩm tốt hơn.Dẫu vậy, do là loại trực thăng bay chậm, kích thước lớn và cồng kềnh, CH-47 là mục tiêu rất thường xuyên của quân giải phóng và du kích.Khác với nhiều loại trực thăng khác, do sử dụng hai cánh quạt nên chỉ cần hư hại một trong hai động cơ, CH-47 sẽ rơi ngay lập tức. Điểm yếu này được ta khai thác triệt để, nhằm tăng hiệu suất bắn hạ máy bay địch.Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, chúng ta có thu được một vài chiếc CH-47 chiến lợi phẩm của đối phương. Những chiếc trực thăng này, đã được sử dụng trong các nhiệm vụ vận tải ở chiến trường Tây Nam và tỏ ra khá hiệu quả.Tuy nhiên do thiếu linh kiện thay thế, tới nửa cuối của thập niên 80, toàn bộ dàn trực thăng CH-47 chiến lợi phẩm của Việt Nam, cũng dần bị loại biên do hết tuổi bay. Tới thời điểm hiện tại, CH-47 chỉ còn tồn tại trong các bảo tàng ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Ninh Hữu Cảnh/Pinterest. Trực thăng CH-47 tới nay vẫn tiếp tục được sử dụng trên khắp thế giới. Nguồn: Felya.
Trong thời kỳ tham chiến tại Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại trực thăng vận tải, trực thăng đa dụng hiện đại, để phục vụ cho nỗ lực bình định miền Nam Việt Nam.
Thậm chí, quân đội Mỹ còn là tác giả của chiến thuật "trực thăng vận" - tận dụng tối đa khả năng của các loại trực thăng, nhằm tạo ưu thế trên chiến trường.
Một trong những loại trực thăng hiện đại và lâu đời nhất của Mỹ, đã xuất hiện vào thời gian này đó là CH-47 Chinook. Đây cũng được coi là một trong những loại trực thăng hiếm hoi, được quân đội Mỹ tiếp tục sử dụng tới tận ngày nay.
Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, trực thăng Chinook của Mỹ tỏ ra rất hiệu quả trong nhiệm vụ vận tải, do nó có tải trọng cao, loại trực thăng này có thể dễ dàng "cẩu" theo trực thăng UH-1 hoặc thậm chí vận tải được cả tiêm kích.
Những chiếc CH-47 đầu tiên được Mỹ đưa tới Việt Nam từ năm 1965. Ban đầu, các trực thăng này không được trang bị hỏa lực, chỉ chuyên nhiệm vụ vận tải trên chiến trường.
Tuy nhiên các kíp bay CH-47 của Mỹ đã dễ dàng nhận ra, họ cần bổ sung thêm hỏa lực súng máy cho chiếc trực thăng này. Gần như ngay lập tức, hai khẩu súng máy M60 hoặc M2, đã được thêm vào hai cửa hông và được sử dụng bởi hoa tiêu.
Nhiệm vụ chính của CH-47 lúc này ở Chiến trường Việt Nam, đó là vận chuyển pháo tới trận địa. Do địa hình của nước ta rất khó khăn, bị chia cắt mạnh đặc biệt là trong mùa mưa, nên vận tải bằng đường không là hiệu quả nhất.
Ngoài ra, loại trực thăng vận tải CH-47 này cũng được Mỹ sử dụng nhiều cho các nhiệm vụ hậu cần, khi nó có thể mang theo lượng hàng hóa lớn, tới các căn cứ quân sự nằm ở vùng hẻo lánh.
Tuy nhiên CH-47 cũng gặp nhiều sự cố ở Việt Nam, đơn cử như việc loại trực thăng này không thể chạy hết công suất, do động cơ của chúng không chịu được không khí nóng ẩm ở nước ta. Theo tài liệu của quân đội Mỹ, động cơ của CH-47 sẽ chỉ được phép chạy tối đa 80% ở vùng đồng bằng Việt Nam, hoặc 70% khi bay lên núi.
Phải tới năm 1968, các phiên bản cải tiến của CH-47 mới được Mỹ đưa sang Việt Nam, với hỏa lực súng máy được thiết kế đặt sẵn, kèm theo đó là động cơ uy lực hơn, chống ẩm tốt hơn.
Dẫu vậy, do là loại trực thăng bay chậm, kích thước lớn và cồng kềnh, CH-47 là mục tiêu rất thường xuyên của quân giải phóng và du kích.
Khác với nhiều loại trực thăng khác, do sử dụng hai cánh quạt nên chỉ cần hư hại một trong hai động cơ, CH-47 sẽ rơi ngay lập tức. Điểm yếu này được ta khai thác triệt để, nhằm tăng hiệu suất bắn hạ máy bay địch.
Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, chúng ta có thu được một vài chiếc CH-47 chiến lợi phẩm của đối phương. Những chiếc trực thăng này, đã được sử dụng trong các nhiệm vụ vận tải ở chiến trường Tây Nam và tỏ ra khá hiệu quả.
Tuy nhiên do thiếu linh kiện thay thế, tới nửa cuối của thập niên 80, toàn bộ dàn trực thăng CH-47 chiến lợi phẩm của Việt Nam, cũng dần bị loại biên do hết tuổi bay. Tới thời điểm hiện tại, CH-47 chỉ còn tồn tại trong các bảo tàng ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Ninh Hữu Cảnh/Pinterest.
Trực thăng CH-47 tới nay vẫn tiếp tục được sử dụng trên khắp thế giới. Nguồn: Felya.