Đến cuối năm 2022, những chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Slovakia đã được sửa chữa hoặc nâng cấp; công việc này được Slovakia thuê các kỹ sư Nga tiến hành. Họ đã ở căn cứ không quân của Slovakia cho đến ít nhất là cuối năm 2022.Theo tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Slovakia, ông Jaroslav Nad, các kỹ sư Nga đã “phá hoại” những chiếc tiêm kích MiG-29 của Slovakia. Vào thời điểm đó, dư luận vẫn bàn tán về khả năng chuyển giao những chiếc MiG này cho Ukraine; nhưng không có giải pháp nào và không có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ xảy ra. Trên thực tế, gần như ngay từ đầu cuộc chiến, Slovakia đã nói rằng họ sẵn sàng tặng những chiếc MiG-29 của mình cho Ukraine. Đặc biệt các quyết định càng có lợi cho Ukraine hơn, trong bối cảnh tổn thất của máy bay chiến đấu Ukraine ngày càng tăng nhanh.Theo ông Nad, những chiếc MiG-29 của Slovakia “có khả năng bay, nhưng không có khả năng chiến đấu”. Ông cũng nói rằng, vụ phá hoại được thực hiện trên các bộ phận và linh kiện của máy bay mà chỉ có người Nga (kỹ thuật viên người Nga) làm việc. Họ (các kỹ thuật viên) đã ký hợp đồng dài hạn tại căn cứ không quân và được Bộ Quốc phòng Slovakia tuyển dụng.Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Nad tin rằng, “phá hoại là có thật”, nhưng “có thể khắc phục được”; vì Ukraine có cơ sở công nghệ và phụ tùng để thay thế và các máy bay MiG-29 đã sẵn sàng chiến đấu. Ông nói: “Ukraine có phi công, phụ tùng thay thế và một công ty chế tạo những chiếc MiG thời Liên Xô”.Tuy nhiên, không phải tất cả số MiG-29 của Slovakia viện trợ sẽ được sử dụng trong các hành động chiến đấu của Ukraine. Theo các nguồn tin được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, một số chiếc MiG-29 chỉ phù hợp để ‘xẻ thịt” lấy phụ tùng thay thế. Lý do là phiên bản MiG-29 của Slovakia, không khác lắm so với phiên bản Ukraine. Đây cũng là một tin tốt cho Ukraine, vì Nga với tư cách là quốc gia kế nhiệm Liên Xô, là nhà cung cấp phụ tùng chính cho dòng chiến đấu cơ MiG-29 trên toàn thế giới và chắc chắn họ sẽ không cung cấp cho Slovakia hoặc Ukraine những phụ tùng cần thiết.Trong khi đó Ukraine tiếp tục đề nghị viện trợ máy bay chiến đấu từ phương Tây. Trọng tâm trong vài tháng qua là máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ; lý do là tại chiến trường Ukraine hiện nay, Không quân Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trên bầu trời.Theo các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, ngay cả khi Ukraine có được F-16 thì cán cân cũng không thay đổi, khi nó sẽ phải đối mặt với những chiến đấu cơ đánh chặn hạng nặng Su-30SM và Su-35 của Không quân Nga. Và trên thực tế, F-16 không phải là đối thủ của những chiến đấu cơ hạng nặng này. Hiện tại, Washington từ chối yêu cầu viện trợ chiến đấu cơ F-16 cho Kiev. Lầu Năm Góc đã nhiều lần đưa ra tuyên bố rằng, F-16 sẽ không “hoàn thành công việc” cho người Ukraine. Các nhà phân tích và quân sự cấp cao của Mỹ cho biết, ở giai đoạn này, F-16 sẽ không giúp được gì cho Ukraine. Theo phân tích của một số nhà quân sự phương Tây cho biết, chính loại chiến đấu cơ hạng nhẹ Gripen của Thụy Điển, chứ không phải F-16, là loại máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất phù hợp nhất, cho cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay.Chiến đấu cơ Gripen có thể bảo dưỡng nhanh chóng mà không cần các hăng ga chuyên dụng như của F-16. Máy bay chiến đấu của Thụy Điển có thể cất cánh từ các đường băng ngắn, khiến nó phù hợp để dễ dàng triển khai ở các đường băng dã chiến hoặc đường giao thông.Với tính năng như vậy, chiến đấu cơ Gripen có thể dễ dàng được giấu trong các khu vực nhiều cây cối, sau đó tung ra những đòn tấn công bất ngờ và nhanh chóng rút lui. Tất cả những phẩm chất trên của Gripen mà F-16 không thể có. Trong khi đó, MiG-29 của Ukraine chủ yếu sử dụng để đánh chặn và các phi công Ukraine đã quen lái MiG-29 và được cho là sẽ thể hiện tốt hơn nhiều khi sử dụng MiG-29 trong các trận chiến đấu, khi họ chuyển đổi sang chiến đấu cơ F-16. Trong khi đó một video được chia sẻ vào ngày 16/2 vừa qua cho thấy, một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã phá hủy hoàn toàn một căn cứ không quân của Ukraine, làm ít nhất 10 chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine bị phá hủy. Các chuyên gia cho rằng, Nga đã gửi “một thông điệp rõ ràng” về khả năng cung cấp máy bay cho phương Tây cho Ukraine, cho dù là máy bay gì đi chăng nữa, thì những chiếc máy bay này phải cất cánh từ sân bay hoặc đường băng chuyên dụng. Moscow cho “phương Tây thấy rằng”, trong tương lai, Ukraine không có nơi nào có thể che giấu được máy bay chiến đấu của họ. Sân bay quân sự của Ukraine bị tên lửa Nga tấn công vào ngày 16/2/2023 vừa qua, nhiều chiến đấu cơ MiG-29 bị phá hủy.
Đến cuối năm 2022, những chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Slovakia đã được sửa chữa hoặc nâng cấp; công việc này được Slovakia thuê các kỹ sư Nga tiến hành. Họ đã ở căn cứ không quân của Slovakia cho đến ít nhất là cuối năm 2022.
Theo tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Slovakia, ông Jaroslav Nad, các kỹ sư Nga đã “phá hoại” những chiếc tiêm kích MiG-29 của Slovakia. Vào thời điểm đó, dư luận vẫn bàn tán về khả năng chuyển giao những chiếc MiG này cho Ukraine; nhưng không có giải pháp nào và không có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ xảy ra.
Trên thực tế, gần như ngay từ đầu cuộc chiến, Slovakia đã nói rằng họ sẵn sàng tặng những chiếc MiG-29 của mình cho Ukraine. Đặc biệt các quyết định càng có lợi cho Ukraine hơn, trong bối cảnh tổn thất của máy bay chiến đấu Ukraine ngày càng tăng nhanh.
Theo ông Nad, những chiếc MiG-29 của Slovakia “có khả năng bay, nhưng không có khả năng chiến đấu”. Ông cũng nói rằng, vụ phá hoại được thực hiện trên các bộ phận và linh kiện của máy bay mà chỉ có người Nga (kỹ thuật viên người Nga) làm việc. Họ (các kỹ thuật viên) đã ký hợp đồng dài hạn tại căn cứ không quân và được Bộ Quốc phòng Slovakia tuyển dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Nad tin rằng, “phá hoại là có thật”, nhưng “có thể khắc phục được”; vì Ukraine có cơ sở công nghệ và phụ tùng để thay thế và các máy bay MiG-29 đã sẵn sàng chiến đấu. Ông nói: “Ukraine có phi công, phụ tùng thay thế và một công ty chế tạo những chiếc MiG thời Liên Xô”.
Tuy nhiên, không phải tất cả số MiG-29 của Slovakia viện trợ sẽ được sử dụng trong các hành động chiến đấu của Ukraine. Theo các nguồn tin được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, một số chiếc MiG-29 chỉ phù hợp để ‘xẻ thịt” lấy phụ tùng thay thế. Lý do là phiên bản MiG-29 của Slovakia, không khác lắm so với phiên bản Ukraine.
Đây cũng là một tin tốt cho Ukraine, vì Nga với tư cách là quốc gia kế nhiệm Liên Xô, là nhà cung cấp phụ tùng chính cho dòng chiến đấu cơ MiG-29 trên toàn thế giới và chắc chắn họ sẽ không cung cấp cho Slovakia hoặc Ukraine những phụ tùng cần thiết.
Trong khi đó Ukraine tiếp tục đề nghị viện trợ máy bay chiến đấu từ phương Tây. Trọng tâm trong vài tháng qua là máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ; lý do là tại chiến trường Ukraine hiện nay, Không quân Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trên bầu trời.
Theo các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, ngay cả khi Ukraine có được F-16 thì cán cân cũng không thay đổi, khi nó sẽ phải đối mặt với những chiến đấu cơ đánh chặn hạng nặng Su-30SM và Su-35 của Không quân Nga. Và trên thực tế, F-16 không phải là đối thủ của những chiến đấu cơ hạng nặng này.
Hiện tại, Washington từ chối yêu cầu viện trợ chiến đấu cơ F-16 cho Kiev. Lầu Năm Góc đã nhiều lần đưa ra tuyên bố rằng, F-16 sẽ không “hoàn thành công việc” cho người Ukraine. Các nhà phân tích và quân sự cấp cao của Mỹ cho biết, ở giai đoạn này, F-16 sẽ không giúp được gì cho Ukraine.
Theo phân tích của một số nhà quân sự phương Tây cho biết, chính loại chiến đấu cơ hạng nhẹ Gripen của Thụy Điển, chứ không phải F-16, là loại máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất phù hợp nhất, cho cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay.
Chiến đấu cơ Gripen có thể bảo dưỡng nhanh chóng mà không cần các hăng ga chuyên dụng như của F-16. Máy bay chiến đấu của Thụy Điển có thể cất cánh từ các đường băng ngắn, khiến nó phù hợp để dễ dàng triển khai ở các đường băng dã chiến hoặc đường giao thông.
Với tính năng như vậy, chiến đấu cơ Gripen có thể dễ dàng được giấu trong các khu vực nhiều cây cối, sau đó tung ra những đòn tấn công bất ngờ và nhanh chóng rút lui. Tất cả những phẩm chất trên của Gripen mà F-16 không thể có.
Trong khi đó, MiG-29 của Ukraine chủ yếu sử dụng để đánh chặn và các phi công Ukraine đã quen lái MiG-29 và được cho là sẽ thể hiện tốt hơn nhiều khi sử dụng MiG-29 trong các trận chiến đấu, khi họ chuyển đổi sang chiến đấu cơ F-16.
Trong khi đó một video được chia sẻ vào ngày 16/2 vừa qua cho thấy, một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã phá hủy hoàn toàn một căn cứ không quân của Ukraine, làm ít nhất 10 chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine bị phá hủy.
Các chuyên gia cho rằng, Nga đã gửi “một thông điệp rõ ràng” về khả năng cung cấp máy bay cho phương Tây cho Ukraine, cho dù là máy bay gì đi chăng nữa, thì những chiếc máy bay này phải cất cánh từ sân bay hoặc đường băng chuyên dụng. Moscow cho “phương Tây thấy rằng”, trong tương lai, Ukraine không có nơi nào có thể che giấu được máy bay chiến đấu của họ.
Sân bay quân sự của Ukraine bị tên lửa Nga tấn công vào ngày 16/2/2023 vừa qua, nhiều chiến đấu cơ MiG-29 bị phá hủy.