Thủ đô Seoul của Hàn Quốc có dân số gần 9,86 triệu người, chiếm khoảng 1/5 dân số của Hàn Quốc; do vị trí địa lý của Seoul chỉ cách đường giới tuyến phân chia hai miền Nam-Bắc có 60 km, nếu xung đột xảy ra, những loại pháo tầm xa của Triều Tiên ở khu vực giới tuyến hoàn toàn có thể bắn tới Thủ đô Seoul. Ảnh: Thủ đô Seoul trên bản đồ Hàn Quốc - Nguồn: Wikipedia.Theo tính toán của các nhà quân sự, hầu hết thương vong do các cuộc tấn công bằng pháo binh xảy ra thường diễn ra trong những khoảnh khắc ban đầu của cuộc tấn công, trước khi nạn nhân có cơ hội ẩn nấp; do đó một cuộc tấn công ngắn, bất ngờ sẽ vẫn gây ra một số lượng thương vong không tương xứng. Ảnh: Pháo binh Triều Tiên khai hỏa trong một cuộc tập trận - Nguồn: AP.Thủ đô Seoul đã có những quy hoạch đô thị để phù hợp với tình huống chiến tranh; ở khu vực phía bắc thành phố, Seoul đã giành khoảng 23 km2 để xây dựng các hầm trú ẩn; các tòa nhà cao tầng đều có tầng hầm sâu dưới lòng đất; hệ thống tàu điện ngầm cũng là những hầm trú ẩn an toàn, nếu có tình huống chiến tranh xảy ra. Ảnh: Ngay khi có báo động, ga tàu điện ngầm này sẽ trở thành hầm trú ẩn cho người dân Seoul. Nguồn: APTuy nhiên chỉ một số ít loại pháo của Triều Tiên có đủ tầm bắn để đe dọa Seoul từ bên kia đường giới tuyến. Đứng đầu trong số đó là 500 siêu pháo tự hành Koksan 170 mm, tầm bắn tối đa của pháo có thể đạt 60 km nếu sử dụng đạn tăng tầm. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.Pháo tự hành Koksan là loại pháo tầm xa, có cỡ nòng thuộc loại lớn trên thế giới, do Triều Tiên tự lực phát triển; có nhiệm vụ phá hủy các công sự, mục tiêu có giá trị cao ở phía sau chiến tuyến như các kho đạn, sở chỉ huy, kho hậu cần và các trận địa pháo của Hàn Quốc. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.Vào thập niên 1950, những "siêu pháo" hạng nặng tự hành được các quốc gia tập trung phát triển, tuy nhiên trước sự phát triển của không quân, tên lửa chiến thuật và thậm chí là những cải tiến của pháo 155 mm, nên các loại pháo lớn của Mỹ như 175 mm M107 và M110 203 mm của Mỹ đã bị loại bỏ. Ảnh: Pháo "Vua chiến trường" 175 mm M107 đã bị Mỹ loại biên - Nguồn: ANTĐ.Tuy nhiên địa hình đồi núi chia cắt trên Bán đảo Triều Tiên và tính chất kiên cố của khu vực phi quân sự, khiến việc sử dụng pháo binh được ưu tiên. Quân đội Triều Tiên không thể trông chờ vào việc có sự hỗ trợ từ trên không, cũng như các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác. Ảnh: Pháo binh Quân đội Triều Tiên chuẩn bị diễn tập - Nguồn: Wikipedia.Siêu pháo Koksan của Triều Tiên có nguồn gốc bí ẩn, thậm chí tên gọi M1978 Koksan không phải là tên thật của loại pháo này, mà chỉ đơn giản là tên một địa danh của Triều Tiên, nơi nó được tình báo phương Tây phát hiện lần đầu tiên vào năm 1978 và đặt tên như vậy. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.Hầu hết các vũ khí biên chế trong Quân đội Triều Tiên đều có nguồn gốc từ thiết kế của Liên Xô, nhưng Liên Xô chưa bao giờ phát triển loại pháo 170 mm như vậy. Thay vào đó, Koksan thực sự có thể có nguồn gốc từ các khẩu pháo bờ biển của Nhật Bản hoặc của Đức được sử dụng trong Thế chiến II. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.Pháo M1978 sử dụng khung gầm xe tăng T-54 của Liên Xô, nhưng M1978 không có tháp pháo hàn kín, mà sử dụng tháp pháo hở; M1978 cũng không thể mang theo bất kỳ một cơ số đạn dự trữ nào, mà phải hoàn toàn dựa vào các phương tiện chở đạn, hoặc các kho chứa được bố trí trước. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.Các trận địa pháo Koksan được bố trí tại các công sự kiên cố, nhiều trận địa được khoét sâu vào sườn núi, được ngụy trang kín đáo; thậm chí một số trận địa pháo này còn lẫn vào khu dân cư, nên khó khăn cho liên quân Mỹ-Hàn có thể phát hiện và phá hủy được các trận địa pháo này. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.Trước sự đe dọa của các siêu pháo Koksan của Triều Tiên, vậy thủ đô Seoul liệu có bị dìm trong "biển lửa" trước các loại pháo tầm xa của Triều Tiên? Vào năm 2012, Viện Nautilus đã công bố một nghiên cứu cho biết sự tàn phá của Seoul do Koksan và pháo phản lực phóng loạt tầm xa 240 mm gây ra, nhưng bị cho là phóng đại. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.Theo phân tích, nếu xung đột nổ ra, pháo Koksan sẽ phải triển khai trên một địa hình rất hẹp ở rìa của đường phân giới DMZ thì mới có thể bắn tới Seoul; nhưng nếu như vậy, các trận địa pháo nà sẽ nhanh chóng hứng chịu hỏa lực phản pháo, các cuộc không kích và các cuộc tấn công từ mặt đất từ phía liên quân Mỹ - Hàn. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.Theo phân tích của Nautilus, ước tính thương vong trong cuộc tập kích pháo binh vào Seoul sẽ lên tới 29 nghìn người, tuy nhiên điều mà Nautilus dự báo bi quan là Seoul bị "san phẳng", là điều không thể xảy ra. Ảnh: Một trung tâm mua sắm kết hợp hầm trú ẩn đặt dưới lòng đất tại Seoul, Hàn Quốc - Nguồn: NBCMối đe dọa do pháo Koksan (hoặc các loại pháo tầm xa khác của Triều Tiên) với Hàn Quốc trước hết là do hệ thống truyền thông của cả hai bên và thế giới; trên thực tế, các trận pháo kích vào các đô thị lớn như Aleppo của Syria hoặc Grozny của Nga, tỷ lệ thương vong rất hạn chế (kể cả dân thường). Ảnh: Một hầm trú ẩn tại thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc giáp Triều Tiên - Nguồn: Yonhap..Như phân tích ở trên, từ tính năng kỹ - chiến thuật của pháo Koksan, Triều Tiên khó có thể tạo thành một trận "đại hồng thủy" bằng pháo binh với Seoul; vì khi nổ súng, chắc chắn Mỹ-Hàn không để cho pháo binh Triều Tiên tự do khai hỏa. Cùng với đó việc khai chiến có thể dẫn đến sự hủy diệt của chế độ Triều Tiên, một viễn cảnh mà Triều Tiên không hề mong muốn. Ảnh: Liên quân Mỹ-Hàn tập trận tại thao trường Seungjin ở Pocheon, cách thủ đô Seoul 65 km về phía Đông Bắc. Nguồn: AFP. Video Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trực tiếp thị sát diễn tập pháo binh - Nguồn: VTV
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc có dân số gần 9,86 triệu người, chiếm khoảng 1/5 dân số của Hàn Quốc; do vị trí địa lý của Seoul chỉ cách đường giới tuyến phân chia hai miền Nam-Bắc có 60 km, nếu xung đột xảy ra, những loại pháo tầm xa của Triều Tiên ở khu vực giới tuyến hoàn toàn có thể bắn tới Thủ đô Seoul. Ảnh: Thủ đô Seoul trên bản đồ Hàn Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Theo tính toán của các nhà quân sự, hầu hết thương vong do các cuộc tấn công bằng pháo binh xảy ra thường diễn ra trong những khoảnh khắc ban đầu của cuộc tấn công, trước khi nạn nhân có cơ hội ẩn nấp; do đó một cuộc tấn công ngắn, bất ngờ sẽ vẫn gây ra một số lượng thương vong không tương xứng. Ảnh: Pháo binh Triều Tiên khai hỏa trong một cuộc tập trận - Nguồn: AP.
Thủ đô Seoul đã có những quy hoạch đô thị để phù hợp với tình huống chiến tranh; ở khu vực phía bắc thành phố, Seoul đã giành khoảng 23 km2 để xây dựng các hầm trú ẩn; các tòa nhà cao tầng đều có tầng hầm sâu dưới lòng đất; hệ thống tàu điện ngầm cũng là những hầm trú ẩn an toàn, nếu có tình huống chiến tranh xảy ra. Ảnh: Ngay khi có báo động, ga tàu điện ngầm này sẽ trở thành hầm trú ẩn cho người dân Seoul. Nguồn: AP
Tuy nhiên chỉ một số ít loại pháo của Triều Tiên có đủ tầm bắn để đe dọa Seoul từ bên kia đường giới tuyến. Đứng đầu trong số đó là 500 siêu pháo tự hành Koksan 170 mm, tầm bắn tối đa của pháo có thể đạt 60 km nếu sử dụng đạn tăng tầm. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.
Pháo tự hành Koksan là loại pháo tầm xa, có cỡ nòng thuộc loại lớn trên thế giới, do Triều Tiên tự lực phát triển; có nhiệm vụ phá hủy các công sự, mục tiêu có giá trị cao ở phía sau chiến tuyến như các kho đạn, sở chỉ huy, kho hậu cần và các trận địa pháo của Hàn Quốc. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.
Vào thập niên 1950, những "siêu pháo" hạng nặng tự hành được các quốc gia tập trung phát triển, tuy nhiên trước sự phát triển của không quân, tên lửa chiến thuật và thậm chí là những cải tiến của pháo 155 mm, nên các loại pháo lớn của Mỹ như 175 mm M107 và M110 203 mm của Mỹ đã bị loại bỏ. Ảnh: Pháo "Vua chiến trường" 175 mm M107 đã bị Mỹ loại biên - Nguồn: ANTĐ.
Tuy nhiên địa hình đồi núi chia cắt trên Bán đảo Triều Tiên và tính chất kiên cố của khu vực phi quân sự, khiến việc sử dụng pháo binh được ưu tiên. Quân đội Triều Tiên không thể trông chờ vào việc có sự hỗ trợ từ trên không, cũng như các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác. Ảnh: Pháo binh Quân đội Triều Tiên chuẩn bị diễn tập - Nguồn: Wikipedia.
Siêu pháo Koksan của Triều Tiên có nguồn gốc bí ẩn, thậm chí tên gọi M1978 Koksan không phải là tên thật của loại pháo này, mà chỉ đơn giản là tên một địa danh của Triều Tiên, nơi nó được tình báo phương Tây phát hiện lần đầu tiên vào năm 1978 và đặt tên như vậy. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.
Hầu hết các vũ khí biên chế trong Quân đội Triều Tiên đều có nguồn gốc từ thiết kế của Liên Xô, nhưng Liên Xô chưa bao giờ phát triển loại pháo 170 mm như vậy. Thay vào đó, Koksan thực sự có thể có nguồn gốc từ các khẩu pháo bờ biển của Nhật Bản hoặc của Đức được sử dụng trong Thế chiến II. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.
Pháo M1978 sử dụng khung gầm xe tăng T-54 của Liên Xô, nhưng M1978 không có tháp pháo hàn kín, mà sử dụng tháp pháo hở; M1978 cũng không thể mang theo bất kỳ một cơ số đạn dự trữ nào, mà phải hoàn toàn dựa vào các phương tiện chở đạn, hoặc các kho chứa được bố trí trước. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.
Các trận địa pháo Koksan được bố trí tại các công sự kiên cố, nhiều trận địa được khoét sâu vào sườn núi, được ngụy trang kín đáo; thậm chí một số trận địa pháo này còn lẫn vào khu dân cư, nên khó khăn cho liên quân Mỹ-Hàn có thể phát hiện và phá hủy được các trận địa pháo này. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.
Trước sự đe dọa của các siêu pháo Koksan của Triều Tiên, vậy thủ đô Seoul liệu có bị dìm trong "biển lửa" trước các loại pháo tầm xa của Triều Tiên? Vào năm 2012, Viện Nautilus đã công bố một nghiên cứu cho biết sự tàn phá của Seoul do Koksan và pháo phản lực phóng loạt tầm xa 240 mm gây ra, nhưng bị cho là phóng đại. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.
Theo phân tích, nếu xung đột nổ ra, pháo Koksan sẽ phải triển khai trên một địa hình rất hẹp ở rìa của đường phân giới DMZ thì mới có thể bắn tới Seoul; nhưng nếu như vậy, các trận địa pháo nà sẽ nhanh chóng hứng chịu hỏa lực phản pháo, các cuộc không kích và các cuộc tấn công từ mặt đất từ phía liên quân Mỹ - Hàn. Ảnh: Pháo tự hành Koksan - Nguồn: Wikipedia.
Theo phân tích của Nautilus, ước tính thương vong trong cuộc tập kích pháo binh vào Seoul sẽ lên tới 29 nghìn người, tuy nhiên điều mà Nautilus dự báo bi quan là Seoul bị "san phẳng", là điều không thể xảy ra. Ảnh: Một trung tâm mua sắm kết hợp hầm trú ẩn đặt dưới lòng đất tại Seoul, Hàn Quốc - Nguồn: NBC
Mối đe dọa do pháo Koksan (hoặc các loại pháo tầm xa khác của Triều Tiên) với Hàn Quốc trước hết là do hệ thống truyền thông của cả hai bên và thế giới; trên thực tế, các trận pháo kích vào các đô thị lớn như Aleppo của Syria hoặc Grozny của Nga, tỷ lệ thương vong rất hạn chế (kể cả dân thường). Ảnh: Một hầm trú ẩn tại thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc giáp Triều Tiên - Nguồn: Yonhap..
Như phân tích ở trên, từ tính năng kỹ - chiến thuật của pháo Koksan, Triều Tiên khó có thể tạo thành một trận "đại hồng thủy" bằng pháo binh với Seoul; vì khi nổ súng, chắc chắn Mỹ-Hàn không để cho pháo binh Triều Tiên tự do khai hỏa. Cùng với đó việc khai chiến có thể dẫn đến sự hủy diệt của chế độ Triều Tiên, một viễn cảnh mà Triều Tiên không hề mong muốn. Ảnh: Liên quân Mỹ-Hàn tập trận tại thao trường Seungjin ở Pocheon, cách thủ đô Seoul 65 km về phía Đông Bắc. Nguồn: AFP.
Video Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trực tiếp thị sát diễn tập pháo binh - Nguồn: VTV