Chính phủ Ba Lan thông báo, các tiêm kích F-16 đã được triển khai sau cáo buộc tên lửa Nga xâm nhập không phận nước này "trong giây lát" khi đang tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.Chính phủ Ba Lan thông báo, các tiêm kích F-16 đã được triển khai sau cáo buộc tên lửa Nga xâm nhập không phận nước này "trong giây lát" khi đang tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ba Lan cho biết, có một “vật thể không xác định”, sau đó được xác định là tên lửa hành trình Nga (nhiều khả năng là loại Kh-101) đã bay lạc vào không phận nước này rạng sáng ngày 29/12/2023.Tên lửa xâm nhập 40 km trong khoảng thời gian 3 phút bên trong đất Ba Lan. Tướng Wieslaw Kukula - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ba Lan tuyên bố: “Dựa trên tất cả các dấu hiệu, một tên lửa Nga đã đi vào và rời khỏi không phận Ba Lan”.Được biết mạng lưới radar phòng không của Ba Lan và NATO đã theo dõi chặt chẽ đường đi của tên lửa, dẫn đến việc bố trí lại tiêm kích F-16 trong nhiệm vụ tuần tra khu vực, chúng đã ngay lập tức xuất kích để phản ứng trước cuộc xâm nhập.Sau đó trong một thông báo công khai được đưa ra trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ba Lan đưa ra lời phát ngôn chính thức:“Chúng tôi muốn xác nhận rằng vào ngày 29/12/2024 lúc 7h12 giờ địa phương, một vụ vi phạm không phận Ba Lan đã xảy ra từ hướng biên giới Ukraine; một vật thể được chúng tôi xác định là tên lửa hành trình Nga, đã tiến vào và rời khỏi lãnh thổ Ba Lan chưa đầy 3 phút sau đó”.“Đường đi của tên lửa liên tục được theo dõi bởi hệ thống radar phòng không của Ba Lan và đồng minh. Các cơ chế đáp trả vẫn sẵn sàng hành động. Bên cạnh đó, tiêm kích F-16 tuần tra khu vực đã hướng tới khu vực tên lửa Nga xâm phạm không phận Ba Lan”.Đại diện chính quyền Warsaw cho biết thêm, việc xác nhận dữ liệu từ hệ thống radar cảnh giới đã được thực hiện bằng cách triển khai các nguồn lực cũng như lực lượng từ không quân, lục quân và đơn vị phòng thủ lãnh thổ, để theo dõi quỹ đạo của tên lửa từ mặt đất.Việc nâng mức cảnh báo phòng không ở Ba Lan khi triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn, đi kèm các vụ tuần tra của tiêm kích F-16 xảy ra đồng thời với thời điểm Ukraine thông báo đã hứng chịu ngày không kích dữ dội nhất của Nga kể từ khi bắt đầu xung đột.Bộ Quốc phòng Ukraine ghi nhận 158 vụ phóng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào nước này, họ khẳng định 87 tên lửa hành trình và 27 UAV cảm tử Shahed-136 đã bị đánh chặn và bắn hạ thành công.Bộ Ngoại giao Ba Lan sau đó đã triệu tập đại diện ngoại giao Nga để gửi công hàm phản đối về cáo buộc tên lửa hành trình vi phạm không phận, Warsaw yêu cầu Moskva giải thích và nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt ngay lập tức các hoạt động tương tự.Tuy nhiên sau những cuộc lời cáo buộc này, ông Andrei Ordash - Đại sứ Nga tại Warsaw đã khẳng định rằng Ba Lan không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về việc tên lửa Nga đã bay vào lãnh thổ nước này.“Phía Ba Lan đã trao cho tôi một công hàm, họ khẳng định một vật thể bay đã xâm nhập không phận vào sáng ngày 29/12/2023 chính là tên lửa hành trình của Nga. Nhưng theo yêu cầu của tôi, không có bằng chứng hữu hình nào được đưa ra”. Với những gì diễn ra, những tranh cãi và căng thẳng giữa Ba Lan và Nga dự kiến sẽ còn tiếp diễn, thậm chí trở nên trầm trọng hơn trong thời gian tới.
Chính phủ Ba Lan thông báo, các tiêm kích F-16 đã được triển khai sau cáo buộc tên lửa Nga xâm nhập không phận nước này "trong giây lát" khi đang tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.
Chính phủ Ba Lan thông báo, các tiêm kích F-16 đã được triển khai sau cáo buộc tên lửa Nga xâm nhập không phận nước này "trong giây lát" khi đang tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ba Lan cho biết, có một “vật thể không xác định”, sau đó được xác định là tên lửa hành trình Nga (nhiều khả năng là loại Kh-101) đã bay lạc vào không phận nước này rạng sáng ngày 29/12/2023.
Tên lửa xâm nhập 40 km trong khoảng thời gian 3 phút bên trong đất Ba Lan. Tướng Wieslaw Kukula - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ba Lan tuyên bố: “Dựa trên tất cả các dấu hiệu, một tên lửa Nga đã đi vào và rời khỏi không phận Ba Lan”.
Được biết mạng lưới radar phòng không của Ba Lan và NATO đã theo dõi chặt chẽ đường đi của tên lửa, dẫn đến việc bố trí lại tiêm kích F-16 trong nhiệm vụ tuần tra khu vực, chúng đã ngay lập tức xuất kích để phản ứng trước cuộc xâm nhập.
Sau đó trong một thông báo công khai được đưa ra trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ba Lan đưa ra lời phát ngôn chính thức:
“Chúng tôi muốn xác nhận rằng vào ngày 29/12/2024 lúc 7h12 giờ địa phương, một vụ vi phạm không phận Ba Lan đã xảy ra từ hướng biên giới Ukraine; một vật thể được chúng tôi xác định là tên lửa hành trình Nga, đã tiến vào và rời khỏi lãnh thổ Ba Lan chưa đầy 3 phút sau đó”.
“Đường đi của tên lửa liên tục được theo dõi bởi hệ thống radar phòng không của Ba Lan và đồng minh. Các cơ chế đáp trả vẫn sẵn sàng hành động. Bên cạnh đó, tiêm kích F-16 tuần tra khu vực đã hướng tới khu vực tên lửa Nga xâm phạm không phận Ba Lan”.
Đại diện chính quyền Warsaw cho biết thêm, việc xác nhận dữ liệu từ hệ thống radar cảnh giới đã được thực hiện bằng cách triển khai các nguồn lực cũng như lực lượng từ không quân, lục quân và đơn vị phòng thủ lãnh thổ, để theo dõi quỹ đạo của tên lửa từ mặt đất.
Việc nâng mức cảnh báo phòng không ở Ba Lan khi triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn, đi kèm các vụ tuần tra của tiêm kích F-16 xảy ra đồng thời với thời điểm Ukraine thông báo đã hứng chịu ngày không kích dữ dội nhất của Nga kể từ khi bắt đầu xung đột.
Bộ Quốc phòng Ukraine ghi nhận 158 vụ phóng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào nước này, họ khẳng định 87 tên lửa hành trình và 27 UAV cảm tử Shahed-136 đã bị đánh chặn và bắn hạ thành công.
Bộ Ngoại giao Ba Lan sau đó đã triệu tập đại diện ngoại giao Nga để gửi công hàm phản đối về cáo buộc tên lửa hành trình vi phạm không phận, Warsaw yêu cầu Moskva giải thích và nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt ngay lập tức các hoạt động tương tự.
Tuy nhiên sau những cuộc lời cáo buộc này, ông Andrei Ordash - Đại sứ Nga tại Warsaw đã khẳng định rằng Ba Lan không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về việc tên lửa Nga đã bay vào lãnh thổ nước này.
“Phía Ba Lan đã trao cho tôi một công hàm, họ khẳng định một vật thể bay đã xâm nhập không phận vào sáng ngày 29/12/2023 chính là tên lửa hành trình của Nga. Nhưng theo yêu cầu của tôi, không có bằng chứng hữu hình nào được đưa ra”. Với những gì diễn ra, những tranh cãi và căng thẳng giữa Ba Lan và Nga dự kiến sẽ còn tiếp diễn, thậm chí trở nên trầm trọng hơn trong thời gian tới.