Ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã ra lệnh rút một số binh sĩ vừa được triển khai ở biên giới Nga-Ukraine bắt đầu từ ngày 23/4; dự kiến, toàn bộ số binh lính trên sẽ trở về căn cứ trước ngày 1/5.Tờ Wall Street Journal của Mỹ đưa tin, mặc dù chưa biết con số chính xác của đợt rút quân này, nhưng động thái này "có thể giúp" xoa dịu tình hình căng thẳng giữa Nga với Ukraine và một số nước phương Tây.Trước đó, Nga và Ukraine đang trên bờ vực xung đột, do căng thẳng ngày càng gia tăng ở khu vực Donbass (thuộc miền Đông Ukraine). Các cường quốc phương Tây do Mỹ đứng đầu, thường xuyên gây sức ép lên Nga.Vào ngày 21/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp liên bang nêu rõ, việc Nga đưa quân đến biên giới Ukraine, không chỉ là hành động "phô trương" sức mạnh quân sự của Nga, mà còn cảnh báo bất kỳ "quốc gia nào", cố tình vượt qua "lằn ranh đỏ" của Nga.Tuy nhiên, việc Nga bất ngờ tuyên bố rút quân vào ngày hôm sau, sau khi có màn “phô diễn cơ bắp”; vậy Nga đã có những tính toán gì? Theo các chuyên gia, động thái của Nga vừa qua, đã đạt được mục tiêu mong muốn là bắn một mũi tên, hạ ba con đại bàng và Ukraine đã trở thành "nạn nhân" chính trị.Kể từ giữa tháng 3, các lực lượng vũ trang ly khai ở miền đông Ukraine và lực lượng chính phủ Ukraine, tiếp tục đụng độ ở khu vực Donbass. Sau đó, phía Ukraine tuyên bố rằng, hiện Nga bố trí tới 100.000 quân dọc theo biên giới giữa hai nước, cùng nhiều vũ khí hạng nặng; gây ra mối "đe dọa nghiêm trọng", đối với an ninh quốc gia của Ukraine.Mỹ và NATO liên tiếp lên án hành vi "khiêu khích" của Nga và yêu cầu Nga rút quân. Nga khẳng định rằng, quân đội của họ đang tiến hành các cuộc tập trận và không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai, chỉ nhằm bảo vệ biên giới của mình; đồng thời tuyên bố, Ukraine đã vi phạm Thỏa thuận Minsk về chấp hành lệnh ngừng bắn.Trước tình hình có thể nổ ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Ukraine Zelensky cũng tăng cường tương tác với chính quyền Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ; đồng thời yêu cầu gia nhập NATO. Mỹ và Anh cũng có ý định điều tàu chiến đến Biển Đen để hỗ trợ Ukraine.Hồi đầu tháng 4, theo Wall Street Journal, các hình ảnh vệ tinh cho thấy, binh lính và trang bị của Tập đoàn quân 58, thuộc Quân khu phía Nam; Tập đoàn quân 41 thuộc Quân khu Trung tâm; Sư đoàn 76 của Quân dù Nga và Sư đoàn 7 đổ bộ đường không đã cơ động bằng đường sắt, đường bộ và đường không tập kết đến Bán đảo Crimea.Bầu không khí căng thẳng này kéo dài đến ngày 22/4, khi quân đội Nga thực hiện cuộc tập trận với quy mô 10.000 quân ở bán đảo ở Crimea; cuộc tập trận còn có sự tham gia của khoảng 200 máy bay chiến đấu, 1.200 xe quân sự, và hơn 60 tàu chiến.Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi ngay sau đó. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tuyên bố, do "mục tiêu của cuộc kiểm tra bất ngờ đã hoàn thành", ông quyết định kết thúc cuộc tập trận. Quân đội Nga sẽ rút khỏi biên giới Nga-Ukraine vào ngày 23/4. Tất cả các binh sĩ sẽ trở lại vị trí ban đầu của họ trước ngày 1/5.Các chuyên gia phân tích, trên thực tế, việc Nga rút quân không có gì đáng ngạc nhiên, vì Nga đã đạt được ba mục tiêu: Một là, "sử dụng vũ lực để thúc đẩy hòa bình" với Ukraine. Hai là "sử dụng vũ lực để thúc đẩy các cuộc đàm phán" với Mỹ. Thứ ba là tạo bầu không khí bên trong và bên ngoài tốt hơn, để Putin đọc bài diễn văn và thực hiện sáng kiến của Putin.Trong chiến lược gọi là "sử dụng vũ lực để thúc đẩy hòa bình", việc Nga phô trương vũ lực, thực sự là đòn "cảnh báo" cho một số giới tinh hoa chính trị Ukraine rằng, không có triển vọng "chơi trò chiến tranh". Động thái của Nga là loại bỏ ngay "ý định" tấn công của Ukraine, vào khu vực Donbass.Chính vì điều này, Tổng thống Ukraine Zelensky rõ ràng đã "chấp nhận" tín hiệu mà phía Nga đưa ra. Vào ngày 20/4, ông Zelensky đã có một bài phát biểu trên truyền hình, bày tỏ ý định hội đàm với Putin về vấn đề Donbass. Tuyên bố của ông Zelensky, hoàn toàn thể hiện thái độ cúi đầu, tìm kiếm hòa bình của Ukraine.Rõ ràng Nga đã rút ra được bài học từ việc sử dụng vũ lực trong cuộc khủng hoảng Ukraine trước đây; và bây giờ, họ có xu hướng áp dụng "chiến lược mềm", dựa trên cách tiếp cận "đóng băng" đối với cuộc xung đột, ở miền đông Ukraine, hơn là hơn là can thiệp trực tiếp bằng vũ lực.Ngoài tập trung một số lượng lớn lực lượng quân sự ở biên giới Nga-Ukraine, đồng thời tuyên bố phong tỏa eo biển Kerch và cấm tàu chiến cũng như tàu buôn của nước ngoài đi vào các khu vực đặc quyền kinh tế của Nga tại Biển Đen trong sáu tháng. Bằng hành động này, Nga đã "nhắc nhở" Mỹ và NATO về "lằn ranh đỏ" và hậu của cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014.Đồng thời Nga đã có màn "khoe cơ bắp", buộc Mỹ phải đàm phán trực tiếp với Nga. Do đó, Tổng thống Mỹ Biden đã thực hiện cuộc gọi thứ hai vào ngày 13/4 cho Tổng thống Nga Putin, kêu gọi phía Nga "xoa dịu" căng thẳng với Ukraine. Dù tình hình giữa Nga và Ukraine vẫn chưa hoàn toàn bình thường, nhưng ít nhất nó cũng đã dịu đi.Những hành động trên của Nga cho thấy, Nga đã có những hành động "nắn gân" với Mỹ, thay vì thụ động chờ đợi cơ hội. Đây là thành công của Nga trong chiến lược "sử dụng vũ lực, để thúc đẩy các cuộc đàm phán" với Mỹ.Ngoài ra, ngày Nga rút quân là ngày thứ hai, sau khi Tổng thống Putin đọc thông điệp Liên bang. Trong bài phát biểu, ông Putin đã đề cập đến việc Nga sẵn sàng phát triển quan hệ đối tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới; và Shoigu đã tuyên bố rút quân ngay sau khi bài phát biểu của Tổng thống Putin kết thúc.Có một chi tiết khác khi ông Shoigu tuyên bố rút quân, ông tuyên bố rằng, mặc dù quân đội đã trở lại nơi đóng quân, nhưng vũ khí hạng nặng của quân đội Nga sẽ vẫn ở phía tây nước Nga "để tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn khác." Các vũ khí này sẽ vẫn ở trường bắn Pogonovo ở khu vực Tây Nam Voronezh, cách biên giới phía đông Ukraine khoảng 160 km.Ngoài ra, ông Shoigu cũng ra lệnh cho quân đội Nga, tiếp tục duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, để đối phó với mọi "tình huống bất lợi" có thể xảy ra, trong cuộc tập trận "Người bảo vệ châu Âu-2021" của NATO, từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay. Ông Shoigu tuyên bố "Nước Nga không để xảy ra một bất ngờ như ngày 22/6/1941" (ngày phát xít Đức bất ngờ xâm lược Liên Xô). Nguồn ảnh: Pinterest. Biên giới Nga và Ukraine trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết trong những ngày đầu tháng tư. Nguồn: BBC.
Ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã ra lệnh rút một số binh sĩ vừa được triển khai ở biên giới Nga-Ukraine bắt đầu từ ngày 23/4; dự kiến, toàn bộ số binh lính trên sẽ trở về căn cứ trước ngày 1/5.
Tờ Wall Street Journal của Mỹ đưa tin, mặc dù chưa biết con số chính xác của đợt rút quân này, nhưng động thái này "có thể giúp" xoa dịu tình hình căng thẳng giữa Nga với Ukraine và một số nước phương Tây.
Trước đó, Nga và Ukraine đang trên bờ vực xung đột, do căng thẳng ngày càng gia tăng ở khu vực Donbass (thuộc miền Đông Ukraine). Các cường quốc phương Tây do Mỹ đứng đầu, thường xuyên gây sức ép lên Nga.
Vào ngày 21/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp liên bang nêu rõ, việc Nga đưa quân đến biên giới Ukraine, không chỉ là hành động "phô trương" sức mạnh quân sự của Nga, mà còn cảnh báo bất kỳ "quốc gia nào", cố tình vượt qua "lằn ranh đỏ" của Nga.
Tuy nhiên, việc Nga bất ngờ tuyên bố rút quân vào ngày hôm sau, sau khi có màn “phô diễn cơ bắp”; vậy Nga đã có những tính toán gì? Theo các chuyên gia, động thái của Nga vừa qua, đã đạt được mục tiêu mong muốn là bắn một mũi tên, hạ ba con đại bàng và Ukraine đã trở thành "nạn nhân" chính trị.
Kể từ giữa tháng 3, các lực lượng vũ trang ly khai ở miền đông Ukraine và lực lượng chính phủ Ukraine, tiếp tục đụng độ ở khu vực Donbass. Sau đó, phía Ukraine tuyên bố rằng, hiện Nga bố trí tới 100.000 quân dọc theo biên giới giữa hai nước, cùng nhiều vũ khí hạng nặng; gây ra mối "đe dọa nghiêm trọng", đối với an ninh quốc gia của Ukraine.
Mỹ và NATO liên tiếp lên án hành vi "khiêu khích" của Nga và yêu cầu Nga rút quân. Nga khẳng định rằng, quân đội của họ đang tiến hành các cuộc tập trận và không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai, chỉ nhằm bảo vệ biên giới của mình; đồng thời tuyên bố, Ukraine đã vi phạm Thỏa thuận Minsk về chấp hành lệnh ngừng bắn.
Trước tình hình có thể nổ ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Ukraine Zelensky cũng tăng cường tương tác với chính quyền Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ; đồng thời yêu cầu gia nhập NATO. Mỹ và Anh cũng có ý định điều tàu chiến đến Biển Đen để hỗ trợ Ukraine.
Hồi đầu tháng 4, theo Wall Street Journal, các hình ảnh vệ tinh cho thấy, binh lính và trang bị của Tập đoàn quân 58, thuộc Quân khu phía Nam; Tập đoàn quân 41 thuộc Quân khu Trung tâm; Sư đoàn 76 của Quân dù Nga và Sư đoàn 7 đổ bộ đường không đã cơ động bằng đường sắt, đường bộ và đường không tập kết đến Bán đảo Crimea.
Bầu không khí căng thẳng này kéo dài đến ngày 22/4, khi quân đội Nga thực hiện cuộc tập trận với quy mô 10.000 quân ở bán đảo ở Crimea; cuộc tập trận còn có sự tham gia của khoảng 200 máy bay chiến đấu, 1.200 xe quân sự, và hơn 60 tàu chiến.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi ngay sau đó. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tuyên bố, do "mục tiêu của cuộc kiểm tra bất ngờ đã hoàn thành", ông quyết định kết thúc cuộc tập trận. Quân đội Nga sẽ rút khỏi biên giới Nga-Ukraine vào ngày 23/4. Tất cả các binh sĩ sẽ trở lại vị trí ban đầu của họ trước ngày 1/5.
Các chuyên gia phân tích, trên thực tế, việc Nga rút quân không có gì đáng ngạc nhiên, vì Nga đã đạt được ba mục tiêu: Một là, "sử dụng vũ lực để thúc đẩy hòa bình" với Ukraine. Hai là "sử dụng vũ lực để thúc đẩy các cuộc đàm phán" với Mỹ. Thứ ba là tạo bầu không khí bên trong và bên ngoài tốt hơn, để Putin đọc bài diễn văn và thực hiện sáng kiến của Putin.
Trong chiến lược gọi là "sử dụng vũ lực để thúc đẩy hòa bình", việc Nga phô trương vũ lực, thực sự là đòn "cảnh báo" cho một số giới tinh hoa chính trị Ukraine rằng, không có triển vọng "chơi trò chiến tranh". Động thái của Nga là loại bỏ ngay "ý định" tấn công của Ukraine, vào khu vực Donbass.
Chính vì điều này, Tổng thống Ukraine Zelensky rõ ràng đã "chấp nhận" tín hiệu mà phía Nga đưa ra. Vào ngày 20/4, ông Zelensky đã có một bài phát biểu trên truyền hình, bày tỏ ý định hội đàm với Putin về vấn đề Donbass. Tuyên bố của ông Zelensky, hoàn toàn thể hiện thái độ cúi đầu, tìm kiếm hòa bình của Ukraine.
Rõ ràng Nga đã rút ra được bài học từ việc sử dụng vũ lực trong cuộc khủng hoảng Ukraine trước đây; và bây giờ, họ có xu hướng áp dụng "chiến lược mềm", dựa trên cách tiếp cận "đóng băng" đối với cuộc xung đột, ở miền đông Ukraine, hơn là hơn là can thiệp trực tiếp bằng vũ lực.
Ngoài tập trung một số lượng lớn lực lượng quân sự ở biên giới Nga-Ukraine, đồng thời tuyên bố phong tỏa eo biển Kerch và cấm tàu chiến cũng như tàu buôn của nước ngoài đi vào các khu vực đặc quyền kinh tế của Nga tại Biển Đen trong sáu tháng. Bằng hành động này, Nga đã "nhắc nhở" Mỹ và NATO về "lằn ranh đỏ" và hậu của cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014.
Đồng thời Nga đã có màn "khoe cơ bắp", buộc Mỹ phải đàm phán trực tiếp với Nga. Do đó, Tổng thống Mỹ Biden đã thực hiện cuộc gọi thứ hai vào ngày 13/4 cho Tổng thống Nga Putin, kêu gọi phía Nga "xoa dịu" căng thẳng với Ukraine. Dù tình hình giữa Nga và Ukraine vẫn chưa hoàn toàn bình thường, nhưng ít nhất nó cũng đã dịu đi.
Những hành động trên của Nga cho thấy, Nga đã có những hành động "nắn gân" với Mỹ, thay vì thụ động chờ đợi cơ hội. Đây là thành công của Nga trong chiến lược "sử dụng vũ lực, để thúc đẩy các cuộc đàm phán" với Mỹ.
Ngoài ra, ngày Nga rút quân là ngày thứ hai, sau khi Tổng thống Putin đọc thông điệp Liên bang. Trong bài phát biểu, ông Putin đã đề cập đến việc Nga sẵn sàng phát triển quan hệ đối tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới; và Shoigu đã tuyên bố rút quân ngay sau khi bài phát biểu của Tổng thống Putin kết thúc.
Có một chi tiết khác khi ông Shoigu tuyên bố rút quân, ông tuyên bố rằng, mặc dù quân đội đã trở lại nơi đóng quân, nhưng vũ khí hạng nặng của quân đội Nga sẽ vẫn ở phía tây nước Nga "để tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn khác." Các vũ khí này sẽ vẫn ở trường bắn Pogonovo ở khu vực Tây Nam Voronezh, cách biên giới phía đông Ukraine khoảng 160 km.
Ngoài ra, ông Shoigu cũng ra lệnh cho quân đội Nga, tiếp tục duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, để đối phó với mọi "tình huống bất lợi" có thể xảy ra, trong cuộc tập trận "Người bảo vệ châu Âu-2021" của NATO, từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay. Ông Shoigu tuyên bố "Nước Nga không để xảy ra một bất ngờ như ngày 22/6/1941" (ngày phát xít Đức bất ngờ xâm lược Liên Xô). Nguồn ảnh: Pinterest.
Biên giới Nga và Ukraine trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết trong những ngày đầu tháng tư. Nguồn: BBC.