Những thành tựu to lớn trong phát triển công nghiệp quốc phòng hiện nay của Trung Quốc không phải đạt được trong một sớm một chiều; ngoài sự đầu tư “không tiếc tay” của Bắc Kinh, tất nhiên không thể thiếu sự “giúp đỡ to lớn” của các nước khác đối với Trung Quốc.Vào giữa thập niên 1960, khi mối quan hệ Trung – Xô rơi vào khủng hoảng, nguồn hỗ trợ công nghệ quốc phòng của Liên Xô cho Trung Quốc bị đóng băng; việc này dẫn đến nguồn công nghệ quốc phòng từ Liên Xô cho Trung Quốc cũng bị dừng hẳn.Khi ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang lâm vào bế tắc, một quốc gia là đồng minh của Liên Xô, nhưng đã cung cấp cho Trung Quốc một số hỗ trợ kỹ thuật quốc phòng cốt lõi. Điều này đã thúc đẩy sự cải thiện nhanh chóng trình độ công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, trước sự cấm vận của cả Liên Xô và Mỹ.Trong số các quốc gia hỗ trợ công nghệ quốc phòng cốt lõi cho Trung Quốc sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine và Belarus là những quốc gia ấn tượng nhất. Nhưng khi Liên Xô chưa tan rã, một quốc gia Đông Âu đã giúp Trung Quốc rất nhiều công nghệ quốc phòng quan trọng.Quốc gia giúp đỡ Trung Quốc phát triển công nghiệp quốc phòng chính là Romania; trong sự giúp đỡ đó, có ba ba công nghệ cốt lõi giúp thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vượt trước 20 năm, đó là công nghệ xe tăng, máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo.Vậy Romania là quốc gia như thế nào mà lại giúp đỡ Trung Quốc; Romania là thành viên của khối quân sự Hiệp ước Warsaw do Liên Xô đứng đầu trong Chiến tranh Lạnh, do đó đã nhận được một số vũ khí và thiết bị tiên tiến từ Liên Xô.Mặc dù mối quan hệ Trung – Xô đóng băng, nhưng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Romania vẫn diễn ra tốt đẹp, Romania đã gửi một số vũ khí hiện đại tới Trung Quốc để đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc. Một trong những vũ khí đó là xe tăng T-72, mang lại nhiều công nghệ quan trọng cho quá trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng của Trung Quốc sau này.Sau khi Liên Xô đóng băng quan hệ, vào thời điểm đó, Trung Quốc đang bế tắc trong việc phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực. So sánh xe tăng của Trung Quốc với xe tăng của Mỹ và Liên Xô, những nhược điểm của xe tăng Trung Quốc có thể nhìn thấy bằng mắt thường.Do mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô đã xấu đi vào thời điểm đó, và việc có được những chiếc xe tăng tiên tiến từ Liên Xô là điều không tưởng. Lúc này, quan hệ hợp tác giữa Romania và Trung Quốc đang thời kỳ “hoàng kim”, nên Romania đã gửi xe tăng T-72 cho Trung Quốc để nghiên cứu và đó là cơ sở để Trung Quốc cho ra đời mẫu xe tăng Type-96 sau này.Ngoài công nghệ xe tăng còn có công nghệ cốt lõi về máy bay chiến đấu MiG-21. Khi Trung Quốc và Liên Xô có quan hệ tốt đẹp, Trung Quốc đã được Liên Xô chuyển giao công nghệ lắp ráp và sản xuất chiến đấu cơ MiG-21, được coi là mẫu tiêm kích hiện đại nhất của Liên Xô khi đó.Nhưng sau đó do quan hệ Trung-Xô thay đổi đột ngột, nên việc sao chép MiG-21 của Trung Quốc cũng đi vào bế tắc. Mãi đến những năm 1970, 1980 Trung Quốc mới “thấy lại hy vọng”, khi đoàn đại biểu quốc phòng Trung Quốc sang thăm Romania và được tiếp cận chiến đấu cơ MiG-21, tiến hành đo đạc thực địa, thu được nhiều bản vẽ máy bay.Khi đoàn đại biểu quốc phòng Trung Quốc về nước, họ mang về một số phụ tùng thay thế và bản vẽ thiết kế MiG-21. Với dữ liệu thiết kế có liên quan của MiG-21, Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu J-7 trên cơ sở MiG-21.Việc nghiên cứu và phát triển thành công chiến đấu cơ J-7, cũng đã thúc đẩy sự đổi mới và chuyển đổi lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất máy bay chiến đấu; điều này không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ mà Romania gửi đến.Công nghệ cốt lõi thứ ba mà Trung Quốc được thụ hưởng từ Romania đó là công nghệ tên lửa và tên lửa được Romania gửi đến Trung Quốc là tên lửa Scud-C. Tên lửa là vũ khí và thiết bị răn đe, kể từ khi phát triển, Trung Quốc đã phát triển họ tên lửa đạn đạo Dongfeng (Đông Phong), độ chính xác đã được cải thiện rất nhiều.Tuy nhiên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trên thực tế, khoảng cách trình độ công nghệ tên lửa của Trung Quốc với Mỹ và Liên Xô vẫn còn rất rõ ràng. Sau khi có tên lửa Scud-C, công nghệ tên lửa của Trung Quốc đã được cải thiện hơn nữa và nó cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật mới cho việc phát triển các tên lửa tiên tiến hơn. Nhìn chung, ba công nghệ cốt lõi mà Romania chuyển giao cho Trung Quốc (thực tế là những công nghệ quốc phòng này là của Liên Xô), đã đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc và thực sự đã thúc đẩy trình độ của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc tiến lên trong 20 năm.
Những thành tựu to lớn trong phát triển công nghiệp quốc phòng hiện nay của Trung Quốc không phải đạt được trong một sớm một chiều; ngoài sự đầu tư “không tiếc tay” của Bắc Kinh, tất nhiên không thể thiếu sự “giúp đỡ to lớn” của các nước khác đối với Trung Quốc.
Vào giữa thập niên 1960, khi mối quan hệ Trung – Xô rơi vào khủng hoảng, nguồn hỗ trợ công nghệ quốc phòng của Liên Xô cho Trung Quốc bị đóng băng; việc này dẫn đến nguồn công nghệ quốc phòng từ Liên Xô cho Trung Quốc cũng bị dừng hẳn.
Khi ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang lâm vào bế tắc, một quốc gia là đồng minh của Liên Xô, nhưng đã cung cấp cho Trung Quốc một số hỗ trợ kỹ thuật quốc phòng cốt lõi. Điều này đã thúc đẩy sự cải thiện nhanh chóng trình độ công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, trước sự cấm vận của cả Liên Xô và Mỹ.
Trong số các quốc gia hỗ trợ công nghệ quốc phòng cốt lõi cho Trung Quốc sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine và Belarus là những quốc gia ấn tượng nhất. Nhưng khi Liên Xô chưa tan rã, một quốc gia Đông Âu đã giúp Trung Quốc rất nhiều công nghệ quốc phòng quan trọng.
Quốc gia giúp đỡ Trung Quốc phát triển công nghiệp quốc phòng chính là Romania; trong sự giúp đỡ đó, có ba ba công nghệ cốt lõi giúp thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vượt trước 20 năm, đó là công nghệ xe tăng, máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo.
Vậy Romania là quốc gia như thế nào mà lại giúp đỡ Trung Quốc; Romania là thành viên của khối quân sự Hiệp ước Warsaw do Liên Xô đứng đầu trong Chiến tranh Lạnh, do đó đã nhận được một số vũ khí và thiết bị tiên tiến từ Liên Xô.
Mặc dù mối quan hệ Trung – Xô đóng băng, nhưng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Romania vẫn diễn ra tốt đẹp, Romania đã gửi một số vũ khí hiện đại tới Trung Quốc để đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc. Một trong những vũ khí đó là xe tăng T-72, mang lại nhiều công nghệ quan trọng cho quá trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng của Trung Quốc sau này.
Sau khi Liên Xô đóng băng quan hệ, vào thời điểm đó, Trung Quốc đang bế tắc trong việc phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực. So sánh xe tăng của Trung Quốc với xe tăng của Mỹ và Liên Xô, những nhược điểm của xe tăng Trung Quốc có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Do mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô đã xấu đi vào thời điểm đó, và việc có được những chiếc xe tăng tiên tiến từ Liên Xô là điều không tưởng. Lúc này, quan hệ hợp tác giữa Romania và Trung Quốc đang thời kỳ “hoàng kim”, nên Romania đã gửi xe tăng T-72 cho Trung Quốc để nghiên cứu và đó là cơ sở để Trung Quốc cho ra đời mẫu xe tăng Type-96 sau này.
Ngoài công nghệ xe tăng còn có công nghệ cốt lõi về máy bay chiến đấu MiG-21. Khi Trung Quốc và Liên Xô có quan hệ tốt đẹp, Trung Quốc đã được Liên Xô chuyển giao công nghệ lắp ráp và sản xuất chiến đấu cơ MiG-21, được coi là mẫu tiêm kích hiện đại nhất của Liên Xô khi đó.
Nhưng sau đó do quan hệ Trung-Xô thay đổi đột ngột, nên việc sao chép MiG-21 của Trung Quốc cũng đi vào bế tắc. Mãi đến những năm 1970, 1980 Trung Quốc mới “thấy lại hy vọng”, khi đoàn đại biểu quốc phòng Trung Quốc sang thăm Romania và được tiếp cận chiến đấu cơ MiG-21, tiến hành đo đạc thực địa, thu được nhiều bản vẽ máy bay.
Khi đoàn đại biểu quốc phòng Trung Quốc về nước, họ mang về một số phụ tùng thay thế và bản vẽ thiết kế MiG-21. Với dữ liệu thiết kế có liên quan của MiG-21, Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu J-7 trên cơ sở MiG-21.
Việc nghiên cứu và phát triển thành công chiến đấu cơ J-7, cũng đã thúc đẩy sự đổi mới và chuyển đổi lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất máy bay chiến đấu; điều này không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ mà Romania gửi đến.
Công nghệ cốt lõi thứ ba mà Trung Quốc được thụ hưởng từ Romania đó là công nghệ tên lửa và tên lửa được Romania gửi đến Trung Quốc là tên lửa Scud-C. Tên lửa là vũ khí và thiết bị răn đe, kể từ khi phát triển, Trung Quốc đã phát triển họ tên lửa đạn đạo Dongfeng (Đông Phong), độ chính xác đã được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trên thực tế, khoảng cách trình độ công nghệ tên lửa của Trung Quốc với Mỹ và Liên Xô vẫn còn rất rõ ràng. Sau khi có tên lửa Scud-C, công nghệ tên lửa của Trung Quốc đã được cải thiện hơn nữa và nó cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật mới cho việc phát triển các tên lửa tiên tiến hơn.
Nhìn chung, ba công nghệ cốt lõi mà Romania chuyển giao cho Trung Quốc (thực tế là những công nghệ quốc phòng này là của Liên Xô), đã đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc và thực sự đã thúc đẩy trình độ của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc tiến lên trong 20 năm.