Động thái này diễn ra sau khi Ukraine liên tục tấn công các hệ thống phòng không của Nga trên bán đảo Crimea bằng tên lửa tác chiến chiến thuật tầm xa ATACMS.Theo Defense Express, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine xác định hai cuộc tấn công vào các vị trí của S-300 và S-400 của Nga ở Crimea, lần lượt vào các ngày 10 và 12/6, không chỉ phá hủy các bệ phóng của hệ thống phòng không mà ngay cả radar của các hệ thống này cũng bị vô hiệu hóa.Việc Nga triển khai các bộ phận của S-500 tới Crimea có thể là giải pháp tạm thời sau những tổn thất của các hệ thống S-300 và S-400. Điều này cũng cho phép Nga thử nghiệm các thành phần của S-500 mà không bị rủi ro mất toàn bộ hệ thống.S-500 Prometheus do Cục thiết kế chế tạo máy đặc biệt trực thuộc Tập đoàn Almaz Antey của Nga phát triển năm 2009, dựa trên sự kế thừa và phát huy hệ thống S-400 Triumf, có tính năng đánh chặn ưu việt, chúng sẽ dùng để thay thế S-300, S-350 và S-400. “Rồng lửa” S-500 được cho có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và tấn công các mục tiêu ở quỹ đạo thấp của Trái đất, kể cả máy bay siêu thanh, tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng.S-500 Prometheus đại diện cho thành tựu mới nhất trong lĩnh vực quốc phòng của Nga. Hệ thống phòng không này có khả năng tấn công mục tiêu ở độ cao 200 km, phạm vi lên tới 600 km, giúp chống lại hiệu quả không chỉ các mối đe dọa khí động học mà còn cả các mối đe dọa trong không gian, bao gồm vệ tinh ở quỹ đạo thấp.Một thế hệ tên lửa phòng không và chống tên lửa mới đã được phát triển dành riêng cho S-500. Theo thông tin công khai, tên lửa được hệ thống sử dụng bao gồm: Tên lửa đánh chặn 77N6N và tên lửa phòng không 40N6. Những tên lửa này có tầm bắn 500-600 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao lên tới 45-50 km.Tên lửa 77N6 hai tầng là phiên bản sửa đổi của tên lửa 9M82 được sử dụng trong hệ thống phòng không S-300V4. Chúng được trang bị động cơ tên lửa rắn giai đoạn đầu (SRM) nặng hơn và xung lực cao hơn, giúp tăng đáng kể khả năng chiến đấu.Hệ thống S-500, từng được các chuyên gia Trung Quốc thuộc Tạp chí China Military nhận xét đây là loại “vũ khí chết chóc nhất” của Nga, được cho là có tầm hoạt động 600km, gấp 1,5 phạm vi 400km của S-400 và S-300 - hiện đang là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất của Nga. Hệ thống cảm biến của S-500 được cho là “không có đối thủ”, và khi được kết nối với các nền tảng cũ như S-300, S-500 có thể cung cấp dữ liệu chính xác cho các hệ thống cũ nhắm bắn mục tiêu.Bên cạnh tác dụng chặn các tên lửa đạn đạo, S-500 còn có khả năng tiêu diệt các máy bay hỗ trợ như máy bay cảnh báo sớm E-3 AWACS hay máy bay chở dầu trên không KC-135. S-500 cũng sẽ có thể nhắm các mục tiêu có khả nặng hoạt động ở tầm thấp như F-35 và F-22.Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định, tên lửa của hệ thống S-500 của Nga do không có tính năng tìm kiếm - tiêu diệt nên khó có thể trở thành "nhân tố thay đổi cuộc chơi", bảo vệ hệ thống phòng không và các cơ sở quân sự quan trọng của Nga khỏi mối đe dọa tấn công ATACMS vào Crimea. Tuy nhiên, với các thành phần hệ thống và thiết bị đánh chặn được nâng cấp, nó có thể hiệu quả hơn so với các hệ thống S-300/400 hiện đang được triển khai ở đó.Cuối năm 2021, truyền thông Nga đưa tin, Moscow đã bắt đầu cho lắp đặt “rồng lửa” S-500 đầu tiên để bảo vệ thủ đô. Tạp chí Newsweek dẫn lời chuyên gia nghiên cứu Sidharth Kaushal tại Viện RUSI nhận định, Nga hiện có một trung đoàn S-500, tương đương 4 khẩu đội “rồng lửa” tân tiến nhất đang hoạt động. (Nguồn ảnh: BQP Nga, AP, CSIS, Meta-defense, Novye Izvestia).
Động thái này diễn ra sau khi Ukraine liên tục tấn công các hệ thống phòng không của Nga trên bán đảo Crimea bằng tên lửa tác chiến chiến thuật tầm xa ATACMS.
Theo Defense Express, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine xác định hai cuộc tấn công vào các vị trí của S-300 và S-400 của Nga ở Crimea, lần lượt vào các ngày 10 và 12/6, không chỉ phá hủy các bệ phóng của hệ thống phòng không mà ngay cả radar của các hệ thống này cũng bị vô hiệu hóa.
Việc Nga triển khai các bộ phận của S-500 tới Crimea có thể là giải pháp tạm thời sau những tổn thất của các hệ thống S-300 và S-400. Điều này cũng cho phép Nga thử nghiệm các thành phần của S-500 mà không bị rủi ro mất toàn bộ hệ thống.
S-500 Prometheus do Cục thiết kế chế tạo máy đặc biệt trực thuộc Tập đoàn Almaz Antey của Nga phát triển năm 2009, dựa trên sự kế thừa và phát huy hệ thống S-400 Triumf, có tính năng đánh chặn ưu việt, chúng sẽ dùng để thay thế S-300, S-350 và S-400. “Rồng lửa” S-500 được cho có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và tấn công các mục tiêu ở quỹ đạo thấp của Trái đất, kể cả máy bay siêu thanh, tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng.
S-500 Prometheus đại diện cho thành tựu mới nhất trong lĩnh vực quốc phòng của Nga. Hệ thống phòng không này có khả năng tấn công mục tiêu ở độ cao 200 km, phạm vi lên tới 600 km, giúp chống lại hiệu quả không chỉ các mối đe dọa khí động học mà còn cả các mối đe dọa trong không gian, bao gồm vệ tinh ở quỹ đạo thấp.
Một thế hệ tên lửa phòng không và chống tên lửa mới đã được phát triển dành riêng cho S-500. Theo thông tin công khai, tên lửa được hệ thống sử dụng bao gồm: Tên lửa đánh chặn 77N6N và tên lửa phòng không 40N6. Những tên lửa này có tầm bắn 500-600 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao lên tới 45-50 km.
Tên lửa 77N6 hai tầng là phiên bản sửa đổi của tên lửa 9M82 được sử dụng trong hệ thống phòng không S-300V4. Chúng được trang bị động cơ tên lửa rắn giai đoạn đầu (SRM) nặng hơn và xung lực cao hơn, giúp tăng đáng kể khả năng chiến đấu.
Hệ thống S-500, từng được các chuyên gia Trung Quốc thuộc Tạp chí China Military nhận xét đây là loại “vũ khí chết chóc nhất” của Nga, được cho là có tầm hoạt động 600km, gấp 1,5 phạm vi 400km của S-400 và S-300 - hiện đang là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất của Nga. Hệ thống cảm biến của S-500 được cho là “không có đối thủ”, và khi được kết nối với các nền tảng cũ như S-300, S-500 có thể cung cấp dữ liệu chính xác cho các hệ thống cũ nhắm bắn mục tiêu.
Bên cạnh tác dụng chặn các tên lửa đạn đạo, S-500 còn có khả năng tiêu diệt các máy bay hỗ trợ như máy bay cảnh báo sớm E-3 AWACS hay máy bay chở dầu trên không KC-135. S-500 cũng sẽ có thể nhắm các mục tiêu có khả nặng hoạt động ở tầm thấp như F-35 và F-22.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định, tên lửa của hệ thống S-500 của Nga do không có tính năng tìm kiếm - tiêu diệt nên khó có thể trở thành "nhân tố thay đổi cuộc chơi", bảo vệ hệ thống phòng không và các cơ sở quân sự quan trọng của Nga khỏi mối đe dọa tấn công ATACMS vào Crimea. Tuy nhiên, với các thành phần hệ thống và thiết bị đánh chặn được nâng cấp, nó có thể hiệu quả hơn so với các hệ thống S-300/400 hiện đang được triển khai ở đó.
Cuối năm 2021, truyền thông Nga đưa tin, Moscow đã bắt đầu cho lắp đặt “rồng lửa” S-500 đầu tiên để bảo vệ thủ đô. Tạp chí Newsweek dẫn lời chuyên gia nghiên cứu Sidharth Kaushal tại Viện RUSI nhận định, Nga hiện có một trung đoàn S-500, tương đương 4 khẩu đội “rồng lửa” tân tiến nhất đang hoạt động. (Nguồn ảnh: BQP Nga, AP, CSIS, Meta-defense, Novye Izvestia).