Theo tạp chí Mỹ National Interest, lực lượng vũ trang Nga đang thiếu hụt trầm trọng các xe tăng hiện đại và chất lượng cao. Nếu tình trạng này kéo dài, họ sẽ phải tiếp tục sử dụng T-72 hoặc thậm chí là các dòng chiến xa cũ hơn.Căn cứ vào một số thống kê, tạp chí Mỹ cho rằng, quân đội Nga có trong biên chế tổng cộng 2.865 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) và chỉ 1.200 trong số đó (45%) là xe tăng hiện đại hóa được sản xuất hoặc nâng cấp trong thế kỷ này.Tuy nhiên trước đó hãng thông tấn Nga Sputnik đưa tin rằng họ có tới 12 nghìn xe tăng - việc tiết lộ thông tin trên nằm trong tổng thể những nỗ lực của Moskva nhằm thuyết phục toàn thế giới rằng lực lượng vũ trang của mình cực kỳ hùng mạnh.Nhưng thực tế cho thấy nhiều xe tăng Nga đã tham gia phục vụ trong biên chế quân đội Liên Xô từ cách đây tới 30 - 40 năm, thậm chí nhiều chiếc trong số chúng còn cũ hơn nhiều.Vào thời điểm đó, Liên Xô đã chế tạo khoảng 25 nghìn chiếc T-72 và bản thân những cỗ chiến xa này vẫn còn rất nhiều trong thời kỳ hậu chiến - đó là lý do tại sao Điện Kremlin nói về 12 nghìn xe tăng trong quân đội Nga hiện tại.Trong bốn thập kỷ qua, T-72 đã được cập nhật thường xuyên và một năm trước, xuất hiện thông tin về hoạt động tích cực của 2,5 nghìn chiếc xe tăng như vậy, đi kèm 8 nghìn chiếc khác trong lực lượng dự bị.Nhưng cần phải lưu ý, nhiều chiếc trong số đó dường như không phù hợp lắm để sử dụng, thậm chí phải nói thẳng rằng chúng chỉ còn là những đống sắt vụn, chẳng thể phục hồi sau khi đã bị phơi mưa nắng hàng chục năm trời.Liên bang Nga đã có sẵn nền tảng xe tăng T-14 Armata mới nhất và dự kiến sẽ được đưa vào biên chế từ năm tới, mốc thời gian trên bị đẩy lui tới vài năm sau màn ra mắt ồn ào trên Quảng trường Đỏ hồi năm 2015.Tuy nhiên với chi phí cao của thiết bị quân sự này, Nga sẽ không thể nhanh chóng thay thế các xe tăng cũ của mình bằng T-14 Armata, bất chấp kế hoạch chế tạo mới 2.300 chiếc đã nhiều lần được nhắc đến.Việc bán những chiếc Armata ở thị trường nước ngoài sẽ giúp tài trợ cho việc sản xuất T-14 cho chính lực lượng vũ trang Nga, nhưng điều này không chắc sẽ đẩy nhanh đáng kể quá trình hiện đại hóa đội hình xe tăng cũ.Dự kiến trong khoảng chục năm nữa, Liên bang Nga sẽ không có xe tăng mới mà chủ yếu họ vẫn phải tìm phương án giải quyết đối với những chiếc T-72 và T-80 đã cũ nhưng còn khả năng tiếp tục sử dụng.Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu mới đây đã tuyên bố tham vọng hiện đại hóa toàn bộ số lượng T-72B còn lại của mình lên chuẩn T-72B3/B3M để tiếp tục sử dụng.Trong giai đoạn chờ đợi T-14 Armata đi vào sản xuất hàng loạt, nhà máy UralVagonZavod vừa bàn giao cho Sư đoàn cận vệ số 4 đóng tại Moskva một lô T-90M Proryv-3, nhưng số lượng MBT này cũng chỉ ở mức hạn chế.Với thực trạng trên, thậm chí so sánh với lực lượng Mỹ đóng tại châu Âu thì Nga đã không còn ưu thế về xe tăng - niềm tự hào lâu đời của họ chứ chưa nói đến những lĩnh vực khác như không quân hay tên lửa chiến trường.
Theo tạp chí Mỹ National Interest, lực lượng vũ trang Nga đang thiếu hụt trầm trọng các xe tăng hiện đại và chất lượng cao. Nếu tình trạng này kéo dài, họ sẽ phải tiếp tục sử dụng T-72 hoặc thậm chí là các dòng chiến xa cũ hơn.
Căn cứ vào một số thống kê, tạp chí Mỹ cho rằng, quân đội Nga có trong biên chế tổng cộng 2.865 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) và chỉ 1.200 trong số đó (45%) là xe tăng hiện đại hóa được sản xuất hoặc nâng cấp trong thế kỷ này.
Tuy nhiên trước đó hãng thông tấn Nga Sputnik đưa tin rằng họ có tới 12 nghìn xe tăng - việc tiết lộ thông tin trên nằm trong tổng thể những nỗ lực của Moskva nhằm thuyết phục toàn thế giới rằng lực lượng vũ trang của mình cực kỳ hùng mạnh.
Nhưng thực tế cho thấy nhiều xe tăng Nga đã tham gia phục vụ trong biên chế quân đội Liên Xô từ cách đây tới 30 - 40 năm, thậm chí nhiều chiếc trong số chúng còn cũ hơn nhiều.
Vào thời điểm đó, Liên Xô đã chế tạo khoảng 25 nghìn chiếc T-72 và bản thân những cỗ chiến xa này vẫn còn rất nhiều trong thời kỳ hậu chiến - đó là lý do tại sao Điện Kremlin nói về 12 nghìn xe tăng trong quân đội Nga hiện tại.
Trong bốn thập kỷ qua, T-72 đã được cập nhật thường xuyên và một năm trước, xuất hiện thông tin về hoạt động tích cực của 2,5 nghìn chiếc xe tăng như vậy, đi kèm 8 nghìn chiếc khác trong lực lượng dự bị.
Nhưng cần phải lưu ý, nhiều chiếc trong số đó dường như không phù hợp lắm để sử dụng, thậm chí phải nói thẳng rằng chúng chỉ còn là những đống sắt vụn, chẳng thể phục hồi sau khi đã bị phơi mưa nắng hàng chục năm trời.
Liên bang Nga đã có sẵn nền tảng xe tăng T-14 Armata mới nhất và dự kiến sẽ được đưa vào biên chế từ năm tới, mốc thời gian trên bị đẩy lui tới vài năm sau màn ra mắt ồn ào trên Quảng trường Đỏ hồi năm 2015.
Tuy nhiên với chi phí cao của thiết bị quân sự này, Nga sẽ không thể nhanh chóng thay thế các xe tăng cũ của mình bằng T-14 Armata, bất chấp kế hoạch chế tạo mới 2.300 chiếc đã nhiều lần được nhắc đến.
Việc bán những chiếc Armata ở thị trường nước ngoài sẽ giúp tài trợ cho việc sản xuất T-14 cho chính lực lượng vũ trang Nga, nhưng điều này không chắc sẽ đẩy nhanh đáng kể quá trình hiện đại hóa đội hình xe tăng cũ.
Dự kiến trong khoảng chục năm nữa, Liên bang Nga sẽ không có xe tăng mới mà chủ yếu họ vẫn phải tìm phương án giải quyết đối với những chiếc T-72 và T-80 đã cũ nhưng còn khả năng tiếp tục sử dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu mới đây đã tuyên bố tham vọng hiện đại hóa toàn bộ số lượng T-72B còn lại của mình lên chuẩn T-72B3/B3M để tiếp tục sử dụng.
Trong giai đoạn chờ đợi T-14 Armata đi vào sản xuất hàng loạt, nhà máy UralVagonZavod vừa bàn giao cho Sư đoàn cận vệ số 4 đóng tại Moskva một lô T-90M Proryv-3, nhưng số lượng MBT này cũng chỉ ở mức hạn chế.
Với thực trạng trên, thậm chí so sánh với lực lượng Mỹ đóng tại châu Âu thì Nga đã không còn ưu thế về xe tăng - niềm tự hào lâu đời của họ chứ chưa nói đến những lĩnh vực khác như không quân hay tên lửa chiến trường.